5. Bố cục luận văn
1.1.4 Những nhân tố cơ bản tác động đến quản lý tài chính bệnh viện công lập
1.1.4.1 Nhân tố khách quan
Luật pháp y tế là các quy phạm pháp luật về lĩnh vực y tế, bao gồm các quy định của hiến pháp, văn bản luật và dưới luật về y tế và liên quan đến lĩnh vực y tế.
Luật pháp y tế Việt Nam nằm trong hệ thống pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam nên mang đầy đủ các đặc tính và quy định của luật pháp XHCN nói chung.
Các văn bản luật pháp về y tế:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về y tế
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý tài chính y tế - Chính sách y tế
Thứ hai: Tình hình kinh tế
Trong nhiều năm đổi mới kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích; Tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao bình quân từ 5-8%; Cấu trúc hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế. Vì vậy, đầu tư của NN cho các lĩnh vực kinh tế xã hội cũngnhư y tế tăng nhiều. Chi NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng 1% GDP. Đây là nguồn KP chủ yếu hiện nay cho hoạt động của BV.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của đại đa số nhân dân được cải thiện so với trước thời kỳ đổi mới. Nhu cầu KCB, CSSK tăng lên. Số lượt người đến các cơ sở y tế KCB tăng vọt so với trước. Do đó, nguồn thu VP cũng tăng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp dân cư. Từ đó phát sinh nhu cầu KCB cao cấp, nhu cầu tiếp cận với dịch vụ y tế nước ngoài của nhiều người thu nhập cao để chữa trị những bệnh mà BV trong nước chưa có điều kiện chữa trị tốt hoặc muốn tìm đến những dịch vụ KCB tiện nghi hơn.
Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phát điểm thấp lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội còn phải chi quá nhiều dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù trong tổng đầu tư cho y tế thì đầu tư phục vụ KCB cho các Bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả chi phí KCB để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn.
1.1.4.2 Nhân tố chủ quan
- Thứ nhất: Phương hướng chiến lực phát triển của bệnh viện
Mục tiêu chung mà quản lý tài chính bệnh viện công phải hướng đến là tính hiệu quả và tính công bằng. Để có được những bước đi cũng như lộ trình hợp lý, các nhà quản lý bệnh viện phải hướng tới những mục tiêu và phương hướng chung của ngành y tế từ đó xác định phương hướng của bệnh viện. Việc xác định này tùy thuộc vào thực trạng, khả năng có thể đạt được của bệnh viện. Do vậy, có thể nói phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt động tài chính cũng như quản lý tài chính của bệnh viện. Do đó, bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính phù hợp.
Thứ hai: Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính bệnh viện.
Các quy định quản lý tài chính phải được triển khai thực hiện nhờ có đội ngũ cán bộ quản lý. Điều này đòi hỏi mỗi bệnh việc phải có đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ quản lý tài chính. Đồng thời, mỗi cán bộ y tế phải thường xuyên rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý dựa trên các quy chế chuyên môn công tác bệnh viện và chức trách cá nhân.
- Thứ ba: Văn hóa bệnh viện
Trong văn hóa của bệnh viện đặc biệt nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa bệnh viện với khách hàng. Trong cơ chế mới, mối quan hệ giữa bệnh viện với bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ đó. Mối quan hệ trước hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ, nhân viên bệnh viện. Khi cán bộ nhân viên bệnh viện có quan hệ tốt với khách hàng của mình, tức là bệnh nhân sẽ tạo được uy tín của bệnh viện trước xã hội, tạo khả năng và xu hướng phát triển bệnh viện trong tương lai.