Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh lào cai (Trang 112 - 114)

5. Bố cục luận văn

3.3.2 Những tồn tại

Ngoài một số kết quả đạt được ban dầu, công tác quản lý tài chính của bệnh viện vẫn còn gặp một số tồn tại:

Thứ nhất, công tác lập dự toán: Số liệu lập dự toán đã dựa trên các nội dung phát sinh, đã bao quát được nguồn thu, có bản bám theo định mức chi. Tuy nhiên, số liệu dự toán và tình hình thực hiện tại Bệnh viện cho thấy Bệnh viện lập dự toán chưa sát với thực tế, số phát sinh đều tăng. Các năm đều không rút được kinh nghiệm, mà vẫn lập dự toán không sát với thực tế. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý của Bệnh viện, làm cho Bệnh viện bị động trong việc cân đối thu chi ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Bệnh viện. Trong quá trình xây dựng tự toán thu chi, bệnh viện không dự báo được tình hình thực tế và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, mà chỉ chủ yếu dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm trước đó. Hơn nữa, trong quá trình lập dự toán, bệnh viện không chú trọng đến các khoản thu xã hội hóa, các nguồn tài chính phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, dịch vụ buông tự nguyện, khám chữa bệnh tự nguyện…các khoản thu này không sát với thực tế trong quá trình xây dựng dự toán, nhằm khai thác triệt để tăng nguồn thu cho Bệnh viện, giúp Bệnh viện chủ động hơn trong công tác quản lý của Bệnh viện.

Thứ hai, công tác chấp hành dự toán: Nguồn thu của Bệnh viện vẫn thấp so với quy mô của bệnh viện được xếp loại bệnh viện hạng II, là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Lào Cai. Nguồn thu của Bệnh viện chưa được đa dạng, chưa khai thác hết các khoản thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ như dịch vụ khám chữa

bệnh tự nguyện, dịch vụ buồng bệnh tự nguyện, các khoản xã hội hóa, tài trợ từ doanh nghiệp.

Các khoản chi của bệnh viện tăng qua các năm, các khoản chi này tăng chủ yếu do chi cho hàng hóa, dịch vụ, do việc khám chữa bệnh tăng dẫn đến chi cho chuyên môn nghiệp vụ về cung ứng hàng hóa dịch vụ tăng. Nguồn thu tăng nhưng chi vượt so với dự toán làm Bệnh viện khó khăn trong việc cân đối trang trải cho các khoản chi tăng thêm. Hơn nữa, trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại nhiều gói thầu còn một số sai sót như: chia nhỏ gói thầu cùng nội dung, tính chất để thực hiện; sử dụng hồ sơ, tài liệu (báo giá, thẩm định giá, giấy tờ chứng minh năng lực nhà thầu, thông tin đấu thầu, xuất xứ hàng hóa) không đầy đủ; ký một số Hợp đồng kinh tế với nhà thầy còn thiếu chặt chẽ, nghiệm thu việc thực hiện hợp đông thanh lý không cụ thể, rõ ràng.

Thứ ba, công tác chấp hành quyết toán: Báo cáo quyết toán nộp đã đảm bảo về mặt thời gian, tuy nhiên chưa đầy đủ biểu mẫu theo quy định, đơn vị vẫn phải nộp bổ sung. Báo cáo quyết chỉ phản ánh số thực hiện và số dự toán, số đề nghị quyết toán, số được quyết toán mà vẫn chưa tính toán và phản ánh các chỉ tiêu như thực hiện/dự toán, tỷ trọng của các khoản thu, khoản chi…Việc công khai NSNN, mặc dù đã thực hiện theo Thông tư 343/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 về hướng dẫn thực hiện công khai NSNN tuy nhiên việc thông báo kết quả quản lý tài chính đến cán bộ viên chức và người lao động còn chậm và chưa được đưa lên wedsite của bệnh viện.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát: Các thành viên trong ban thanh tra của Bệnh viện chủ yếu là từ các phòng chức năng và khoa nên hiểu biết về công tác quản lý tài chính còn hạn chế, dẫn đến việc phát hiện những sai phạm hầu như là không có, mà chỉ có các đoàn kiểm toán, KBNN, và thanh tra tỉnh mới phát hiện các sai phạm.

Thứ năm, vẫn còn tình trạng kỹ năng giao tiếp, phong cách, thái độ phục vụ của một số cán bộ, nhân viên chưa tốt nên một số cán bộ, nhân viên đã hướng dẫn và giải thích, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà chưa được chu đáo, chưa tận tình.

Mặc dù lãnh đạo Bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện thu nhập của cán bộ công nhân viên chức và người lao động thể hiện là thu nhập tăng thêm tăng lên qua các năm, xong so với cán bộ cùng trình độ trong các doanh nghiệp hay khu vực kinh tế ngoài thì vẫn tương đối thấp, đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ, phải tham gia khám chữa bệnh với khối lượng thời gian lớn. Nguy cơ chảy máu chất xám manh nha ngày càng cao, đặc biệt đối với cán bộ đang công tác có trình độ là bác sỹ sau đại học. Đã có chính sách thu hút, đãi ngộ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên môi trường làm việc căng thẳng, lưu lượng bệnh nhân đông, áp lực công việc lớn, chế độ bảo hiểm y tế ngặt nghèo sẵn sàng xuất toán khi y bác sỹ có sai sót, cùng với đó luôn luôn phải nêu cao tinh thần y đức, thái độ phục vụ người bệnh đúng mực. Bên cạnh đó các cơ sở Y tế tư nhân lại sẵn sàng mời gọi với mức chi trả thù lao gấp nhiều lần so với cơ sở công lập, môi trường làm việc chuyên nghiệp, không phải lo các thủ tục pháp lý về bảo hiểm y tế đối với người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh lào cai (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)