5. Bố cục luận văn
3.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Bệnhviện Đa
thực hiện thu, nộp theo đúng kiến nghị xử lý trong kết luận của thanh tra, kiểm tra. Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của Bệnh viện được thực hiện, đảm bảo cho công tác tài chính của Bệnh viện được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đạt hiệu quả và công khai, minh bạch.
3.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai khoa tỉnh Lào Cai
3.2.3.1 Nhân tố khách quan
Thứ nhất: Hệ thống luật pháp, chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước liên quan đến quản lý tài chính bệnh viện.
Hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước ta ngàu càng hường tới cơ chế tự chủ, việc trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ coi trọng và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Văn bản bắt đầu cho cơ chế tự chủ là Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Nhận thấy nhiều vấn đề bất cập và cần đổi mới, ngày 25 tháng 4 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện nay, văn bản mới nhất về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm là Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Những chính thống pháp luật, chính sách này đều được áp dụng
đối với tất cả các lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công trong đó có nghành y tế và các bệnh viện.
Theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các bệnh viện sẽ cân đối thu chi, như vậy không chỉ các bệnh viện nói chung mà bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai sẽ huy động được nguồn vốn dồi dào của xã hội để đầu tư cho cơ sở vật chất tại bệnh viện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm giúp bệnh viện đổi mới được phương thức quản lý bệnh viện, giao quyền tự chủ sẽ giúp cơ chế quản lý tài chính minh bạch hơn, khoa học hơn và được giám sát chặt chẽ hơn từ cán bộ viên chức và người lao động.
Bệnh viện được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho phép bệnh viện được xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc thù của bệnh viện, từ đó làm tăng tính hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của bệnh viện. Thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trong những năm qua bệnh viện đã tăng cường nguồn thu, sử dụng chi phí tiết kiệm, có hiệu quả, có chênh lệch thu chi, bổ sung vào các quỹ và một phần được sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức và người lao động trong bệnh viện, điều này làm thúc đẩy các cán bộ viên chức và người lao động trong bệnh viện làm việc có trách nhiệm và hiệu quả hơn trong công việc.
Thứ hai: Tình hình kinh tế tại địa phương
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2017 – 2019 tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh Lào Cai được duy trì ở mức khá cao và tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân tăng 10,1%/năm. GRDP bình quân đầu người đã tăng từ 43,7 triệu đồng/người năm 2015 lên 61,84 triệu đồng/ người năm 2019. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ tăng nhanh, chiếm 87% tổng GRDP toàn tỉnh. Hết năm 2019, có 45 xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bằng 31,5% tổng số xã của tỉnh, đạt 90% so mục tiêu kế hoạch 5 năm và mục tiêu Đại hội. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, năm 2019 đạt gần 8.400 tỷ đồng. Kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư và liên tục cải thiện qua các năm, đặc biệt là kết cấu hạ tầng cho phát triển vùng cao, vùng nông thôn và phát triển vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. (Thông tấn xã Việt Nam, 2019)
Kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện, làm cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế có uy tín và chất lượng của nhân dân trong tỉnh ngày càng tăng lên. Nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh tăng, tăng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh dẫn đến nguồn thu của bệnh viện tăng, nhưng đồng thời cũng gây áp lực tới việc bệnh viện phải có một lượng vốn lớn để đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh. Hơn nữa cần phải có kinh phí để đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn tham gia hội thảo, tập huấn, nâng cao trình độ và thực hiện dự án bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức… (Thông tấn xã Việt Nam, 2019)
3.2.3.2 Nhân tố chủ quan
Thứ nhất: Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện
Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý tài chính của bệnh viện. Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện quyết định đến quy mô, năng lực hoạt động, cơ chế, chính sách…của bệnh viện. Vì vậy, bệnh viện cần phải xác định rõ, chính xác, đúng đắn có phương hướng ngắn hạn và dài hạn về phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện để từ đó xây dựng kế hoạch và giải pháp quản lý tài chính phù hợp với thực trạng và phương hướng phát triển của bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai được thành lập năm 2012 và định hướng chiến lược phát triển của bệnh viện đến năm 2020 là trở thành bệnh viện hạng I với 1000 giường bệnh, là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện xây dựng Trung tâm Ung bướu, phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới, trở thành địa chỉ tin cậy về khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận (Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, 2019). Tuy nhiên, phương hướng chiến lược của bệnh viện chưa rõ nét, chỉ đưa ra phương hướng phát triển chung, chưa cụ thể đến mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ cụ thể. Mặc dù đã chuyển sang cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nhưng chiến lược của bệnh viện vẫn chưa quan tâm đến thị trường cạnh tranh, đến khách hàng của bệnh viện. Vì vậy, cơ chế, chính sách quản lý tài chính như thu hút nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, thu từ hoạt động dịch vụ, nguồn xã hội hóa, hợp tác quốc tế… chưa thật sự được chú trọng.
Thứ hai: Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính bệnh viện.
Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của bệnh viện có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính tại bệnh viện. Bộ phận tài chính với chức năng tham mưu đắc lực cho lãnh đạo bệnh viện trong việc tổ chức, quản lý tài chính đặc biệt trong cơ chế tự chủ về tài chính như hiện nay.
Phòng Tài chính – Kế toán Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là phòng nghiệp vụ chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác tài chính kế toán của bệnh viện. Với tổng số 24 cán bộ viên chức (trong đó có 01 thạc sỹ, 22 đại học, 01 người cao đẳng). Hiện nay, bộ phận tài chính kế toán đang sử dụng phần mềm kế toán MISA trong công tác hoạch toán kế toán, và phần mềm Hsoft – Hệ thống thông tin Quản lý bệnh viện trong việc quản lý toàn bộ hoạt động thông suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi bệnh nhân ra viện. Hàng năm, Phòng Tài chính – Kế toán đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, giúp trang bị cho cán bộ những kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp và xủ lý công việc hiệu quả. Tuy nhiên, cán bộ viên chức tại Phòng Tài chính – Kế toán còn trẻ, trình độ và năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý tài chính, nhất là khi quy mô bệnh viện tăng, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em …ngày càng tăng, áp lực công việc ngày càng lớn. Vì vậy, bệnh viện cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, năng động và trung thực để công tác quản lý tài chính của bệnh viện được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả.
- Thứ ba: Văn hóa bệnh viện
Văn hóa bệnh viện là cách ứng xử giữa thầy thuốc với bệnh nhân tạo nên sự hài lòng của người bệnh khi thực hiện các dịch vụ tại bệnh viện. Văn hóa bệnh viện cần được bao trùm trong mọi hoạt động của bệnh viện. Vì vậy, ngay từ khi thành
lập, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai không ngừng cải cách thủ tục hành chính, đổi mới nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh, ban hành văn hóa làm việc tại bệnh viện.
Với phương châm “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh.Văn hóa làm việc lịch sự văn minh, hoạt động thăm khám, chữa bệnh chuyên nghiệp, lấy người bệnh làm trọng tâm, luôn đề cao lợi ích của bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã xây dựng quy trình thăm khám chuyên nghiệp phù hợp với nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đồng thời, có đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, tránh tình trạng ứng xử chưa đúng mục và chưa thực sự tận tụy với người bệnh ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện. Văn hóa phục vụ chuyên nghiệp giúp bệnh viện thu hút được nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận tin tưởng, hài lòng sử dụng dịch vụ của bệnh viện, giúp tăng nguồn thu cho bệnh viện trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng do áp lực về nguồn thu, ảnh hưởng đến công các chỉ định của bác sĩ đối với một số xét nghiệm lâm sàng chưa thật sự cần thiết. Và một số cán bộ viên chức và người lao động vẫn có thói quen sử dụng tài sản công lãng phí dẫn đến làm tăng chi phí của bệnh viện.