TT Nội dung hoạt động ĐVT Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 SL % SL % Giường bệnh 600 600 700 - 0,0% 100 16,67% 1 Tổng số lần khám bệnh L người 188.600 202.896 204.678 14.296 7,6% 1.782 0,88% Trong đó: BHYT NN L người 5.144 5.096 4.654 (48) -0.9% (442) -8,67% TE dưới 6 tuổi L người 7.799 9.763 9.802 1,964 25.2% 39 0,40%
2
Tổng số BN điều trị nội trú L người 26.977 29.602 30.967 2.625 9,7% 1.365 4,61% Trong
đó:
BHYT NN 3.023 2.726 2.462 (297) -9,8% (264) -9,68% TE dưới 6 tuổi 3.449 3.995 3.554 546 15,8% (441) -11,04% Tổng số ngày điều trị nội trú Ngày 217.447 237.882 235.159 20.435 9,4% (2.723) -1,14% Ngày điều trị trung bình/1 BN Ngày 8,06 8,04 7,59 (0,0) -0,2% (0,4) -5,60% Công suất SD giường bệnh % 99,00 108,00 92,04 9,0 9,1% (16,0) -14,78% 3
Số bệnh nhân chuyển tuyến L người 4.458 4.993 5.710 535 12,0% 717 14,36% Trong
đó:
BN BHYT NN L người 157 153 306 (4) -2,5% 153 100,00% BN TE dưới 6 tuổi L người 72 82 311 10 13,9% 229 279,27% 4 Tổng số BN điều trị ngoại trú L người 29.680 34.708 43.942 5.028 16,9% 9,234 26,60% 5 Số bệnh nhân tử vong Người 50 24 26 (26) -52,0% 2 8,33%
TT Nội dung hoạt động ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 SL % SL %
đó: Sau 24 giờ Người 26 17 15 (9) -34,6% (2) -11,76%
6
Tổng số ca phẫu thuật 6.754 6.315 6.354 (439) -6,5% 39 0,62% Trong
đó: Phẫu thuật loại ĐB 273 282 314 9 3,3% 32 11,35%
Phẫu thuật loại I 2.900 2.325 2.374 (575) -19,8% 49 2,11% Phẫu thuật loại II 2.389 2.867 2.901 478 20,0% 34 1,19% Phẫu thuật loại III 1.192 841 765 (351) -29,4% (76) -9,04%
Qua bảng 3.1 ta thấy, công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã không ngừng phát triển và đa dạng. Số giường bệnh năm 2019 đã tăng lên 700 giường, với khám bệnh cho 204.678 lượt người; Điều trị nội trú cho 30.967 lượt người; Điều trị ngoại trú cho 43.942 lượt người; Công suất sử dụng giường bệnh trên 92%; Khám và điều trị cho người nước ngoài trung bình 103 người/năm; Chuyển tuyến trên điều trị hơn 5.700 lượt người; Phẫu thuật cho trên 7.000 lượt người và thực hiện thủ thuật 39.000 lượt; Tiếp nhận gần 3.000 bệnh nhân tai nạn giao thông, sinh hoạt; Chạy thận nhân tạo cho 19.794 lượt người bệnh; Thực hiện hơn 80% danh mục kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế, được trên 355 kỹ thuật vượt tuyến giúp cho khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế tại tỉnh được cải thiện, góp phần giảm quá tải cho tuyến trên.
- Công tác đào tạo: Hàng năm, Bệnh viện cử nhiều cán bộ đi học tập nâng cao trình độ, nhận chuyển giao kỹ thuật,.. tại các trường; phối hợp tổ chức tổ chức đào tạo, tập huấn được 75 lớp (2017: 16 lớp, 2018: 26 lớp, 2019: 33 lớp); cử các y bác sỹ tham gia hướng dẫn và giảng dạy thực hành cho sinh viên các Trường Y, Dược,...
- Chuyển giao kỹ thuật (CGKT):
Nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên: Số kỹ thuật được nhận chuyển giao từ tuyến trên là 103 kỹ thuật (2017: 31 kỹ thuật, 2018: 33 kỹ thuật, 2019: 39 kỹ thuật), từ các Đề án, dự án của Bộ Y tế, như: Đề án bệnh viện vệ tinh gồm 3 dự án (chuyên ngành ngoại chấn thương của Bệnh viện Việt Đức; chuyên ngành tim mạch và ung bướu của Bệnh viện Bạch Mai, Đề án 1816,…
Chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới: Năm 2017: chuyển giao 18 kỹ thuật cho 35 học viên là y bác sỹ huyện Bát Xát, SiMaCai, Mường Khương; năm 2018: chuyển giao 19 gói kỹ thuật cho 5 bệnh viện; năm 2019: chuyển giao 07 gói kỹ thuật cho 05 bệnh viện tuyến dưới.
- Bệnh viện duy trì thường xuyên các buổi hội chẩn trực tuyến hàng tuần với Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức; phối hợp với các tổ chức từ thiện tổ chức khám chữa bệnh và phẫu thuật miễn phí cho nhân dân,...
- Ngoài nhiệm vụ khám, chữa bệnh, Bệnh viện còn thực hiện nhiệm vụ triển khai 2 dự án về phòng bệnh thuộc CTMT quốc gia về y tế gồm: Dự án chăm sóc
sức khỏe tâm thần cộng đồng và dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính trên địa bàn toàn tỉnh.
3.1.5 Những thuận lợi, khó khăn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
* Thuận lợi
Là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức nên đội ngũ cán bộ đã được chuyển giao các kỹ thuật mới, cao thuộc chuyên ngành chấn thương, ung bướu, tim mạch cũng như các kỹ năng khác như tư vấn sức khỏe, giao tiếp… góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn của Bệnh viện.
Đội ngũ cán bộ, viên chức tâm huyết với nghề, nhiệt tình với người bệnh, luôn nêu cao tinh thần học hỏi, trau dồi đạo đức chuyên môn. Biên chế cán bộ tiếp tục được bổ sung nâng tỷ lệ giữa bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên gần phù hợp với tiêu chí nhân lực của bệnh viện hạng I.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, một số trang thiết bị mới đã được bổ sung góp phần đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
Bệnh viện đã thành lập Trung tâm Cấp cứu (Trung tâm Cấp cứu 115) tại Bệnh viện.
Căn cứ Quyết định số 3801/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 của UBND tỉnh về việc xếp lại hạng Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai: Bệnh viện từ hạng II lên hạng I.
* Khó khăn, hạn chế
- Về nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, Bệnh viện còn thiếu nhiều bác sỹ, dược sỹ có chất lượng, trình độ cao như: Tiến sĩ/ Bác sĩ chuyên khoa II,…
Việc giữ bác sĩ giỏi rất khó do các cơ sở KCB tư nhân như Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh,…thường chi trả mức lương rất cao.
Vai trò quản lý của cán bộ còn hạn chế, trong khi phải đối mặt với cơ chế thị trường. Công tác đào tạo nhân lực còn nhiều bất cập, nhiều cán bộ chỉ lo công tác chuyên môn trong khi vai trò quản lý, các kỹ năng xã hội cơ bản lại thiếu.
- Cơ sở vật chất hạ tầng đang xuống cấp đòi hỏi chi phí sửa chữa cải tạo tốn kém. - Công tác thanh quyết toán chi phí KCB BHYT ngày càng khó khăn, vướng
mắc; việc xuất toán, treo nợ chi phí nhiều ảnh hưởng đến việc cân đối chi tiêu và trang trải chi phí của bệnh viện.
- Bệnh viện đang giai đoạn từ hạng II lên hạng I.
- Trang thiết bị y tế đang xuống cấp, nhiều thiết bị có kinh phí sửa chữa bảo dưỡng rất lớn, đôi khi giá trị phụ tùng thiết bị gần bằng giá trị thiết bị.
3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai
3.2.1 Căn cứ pháp lý quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
- Luật NSNN số số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Thông tư số 342/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/12/2016 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163 của Chính phủ;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 21/6/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao;
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế chính sách phát triển y tế;
cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;
- Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giá;
- Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường;
- Nghị quyết số: 20/2017/NQ-HĐND ngày 8/ 12 / 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Quyết định số 40/2018/QĐ-UBND ngày 29/11/2018 của UBND tỉnh Ban hành Quy định một số nội dung thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Quyết định số 4168/QĐ-UBND ngày 27/09/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Kế hoạch tự chủ tài chính các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh giai đoạn 2017-2020;
Các văn bản khác có liên quan đến việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh/cho thuê.
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào cai
3.2.2.1 Công tác lập dự toán thu - chi
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là đơn vị dự toán cấp 2, bệnh viện chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Y tế tỉnh Lào Cai và Bộ Y tế. Nguồn thu - chi của bệnh viện thực hiện theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Phương pháp lập dự toán tại Bệnh viện Đa khoa là phương pháp lập trên cơ sở quá khứ, và được lập từ dưới lên.
a. Lập dự toán nguồn thu
* Căn cứ lập dự toán thu của bệnh viện:
+ Căn cứ vào tình hình thực hiện thu NSNN, thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí năm trước
+ Căn cứ vào chức năm nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ năm lập dự toán + Căn cứ vào các chỉ tiêu cơ bản: số biên chế, số giường bệnh..
+ Ngoài ra căn cứ vào tình thực hiện các nhiệm vụ khác như nghiên cứu khoa học, đào tạo, thu hút, thực hiện các dự án, bệnh viện vệ tinh, bảo vệ sức khỏe…
+ Căn cứ vào chính sách giá cả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
* Các định mức căn cứ lập dự toán thu của bệnh viện:
+ Nguồn NSNN cấp: được xác định trên cơ sở căn cứ vào biên chế vào số giường bệnh xác định mức thu cho một giường bệnh, qua đó xác định mức NSNN cấp thường xuyên. Căn cứ vào các chương trình dự án thực hiện năm kế hoạch xác định mức NSNN cấp cho chi không thường xuyên.
+ Nguồn thu hoạt động sự nghiệp:
Thu từ viện phí trực tiếp: Đây là nguồn thu đối với các đối tượng không có BHYT, giá thu được áp dụng theo đúng quy định của Bộ Y tế theo Thông tư 02/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 03 năm 2017 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp.
Thu từ Bảo hiểm Y tế: Đây là nguồn thu đối với các đối tượng có BHYT. Mức thu được áp dụng theo đúng Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, ngày 29/10/2015 của Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế giữa các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và đến năm 2018 được thay thế bằng Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/05/2018 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
dịch vụ như dịch vụ khám sức khỏe, dịch vụ buồng tự nguyện, dịch vụ vận chuyển bệnh nhân, dịch vụ hướng dẫn thực hành tại bệnh viện, dịch vụ nhà trọ, nhà đại thể, các dịch vụ bếp ăn, trông giữ xe…
* Công tác lập dự toán thu của bệnh viện
Vào tháng 7 hàng năm, căn cứ vào các định mức thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và UBND tỉnh đã ban hành, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính. Công tác lập dự toán thu tại Bệnh viện do Phòng Tài chính – Kế toán tiến hành. Căn cứ vào hướng dẫn của Sở Tài chính, Phòng lập dự toán nguồn thu năm sau để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Sau khi Giám đốc Bệnh viện phê duyệt trình Sở Y tế tỉnh Lào Cai phê duyệt và gửi Sở Tài chính trình HĐND tỉnh phê duyệt.
Dự toán nguồn thu của Bệnh viện bào gồm nguồn từ NSNN cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và thu khác: