Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.4. Nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm
4.4.2. Nguồn vốn con người
Hình 4.4. Số lượng hộ dân, lao động của các xã vùng đệm VQG Ba Vì Nguồn: Phịng tài ngun huyện Ba Vì (2015) Nguồn: Phịng tài ngun huyện Ba Vì (2015)
Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế.
Trên địa bàn 16 xã có 5 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Dao, Thái và Cao Lan Dân số có 89.928 người (năm 2015). Dân tộc Mường chiếm 65/%, Kinh chiếm 33%, Dao 1%, Thái, Cao Lan 1%.
Khu vực vùng đệm của VQG Ba Vì thuộc địa phận huyện Ba Vì có 7 xã gồm 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Dao và một số dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Thái, Cống, Sán Chỉ (có 01 người), Êđê, Khme và Cao Lan (có 01 người). Dân tộc Mường chiếm 65%, Kinh chiếm 33%, Dao 1% , Các dân tộc còn lại chiếm khoảng 1%.
Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số. Đây là nguồn lao động dồi dào cho địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vã xã hội khu vực. Tuy nhiên, vấn đề việc làm tại địa phương cịn gặp nhiều khó khăn, lượng lao động chủ yếu của Ba Vì là làm nơng nghiệp, tỷ lệ lao động thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định còn khá cao. Điều này là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của một số hộ gia đình. Theo báo cáo của các địa phương hiện còn 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thượng là xã có tỷ lệ nghèo nhiều nhất.
Do tình trạng nghèo đói cịn khá phổ biến, trình độ dân trí và nhận thức của người dân trong nhiều vấn đề còn khá thấp, nhận thwucs về rừng là một tong số đó. Sau đây là bảng đánh giá mức độ nhận thức của người dân ở khu vực 3 xã Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại về VQG trong các vấn đề bảo vệ rừng:
Tất cả người dân được hỏi đều có hiểu biết về giá trị và những nguồn lợi mà VQG mang lại cho họ. 100% số hộ dân được hỏi đều cho rằng, rừng là nguồn tăng thu nhập cho gia đình, là nguồn phát triển KT-XH cho địa phương và bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi cho người dân. Tuy nhiên tỷ lệ người dân nhận thức được các vấn đề tác động từ các hoạt động của họ tới rừng còn chưa cao. Còn nhiều hộ dân chưa biết rằng chăn thả gia súc, khai thác sản phẩm LSNG trên rừng của VQG là không được phép hay khai thác gỗ củi và các loại LSNG có thể gây suy giảm TNR. Về các vấn đề lợi ích người dân nắm được rất rõ, tuy nhiên các vấn đề về sự ảnh hưởng và trách nhiệm họ lại còn khá mơ hồ. Điều này chứng tỏ, còn một bộ phận người dân chỉ quan tâm tới những lợi ích mà họ thu được từ rừng nhưng lại chưa quan tâm tới việc bảo vệ, chăm sóc rừng.
Bảng 4.8. Nhận thức của người dân khu vực vùng đệm về VQG Nhận thức Nhận thức Tỷ lệ đồng ý (%) Vân Hòa Tản Lĩnh Ba Trại Hiểu biết về lợi ích của VQG
- VQG giúp tăng thu nhập cho gia đình 100% 100% 100% - VQG giúp phát triển KT-XH địa phương 100% 100% 100% - Bảo vệ TNR là bảo vệ đời sống cho người dân 100% 100% 100% Hiểu biết về tác động của cộng đồng tới tài nguyên
rừng
- Sử dụng đất rừng canh tác làm đất ngày càng bạc màu, xói mịn.
83,3% 90% 86,7% - Đốt nương rẫy có thể gây cháy rừng 100% 100% 100% - Chăn thả gia súc, khai thác sản phẩm LSNG trên rừng
của VQG là không được phép
- Khai thác gỗ củi và các loại LSNG có thể gây suy giảm TNR 63,3% 56,7% 70% 68,9% 60% 60% Hiểu biết các chính sách liên quan đến VQG
- Biết chính xác ranh giới giữa VQG và thơn mình 36,7% 60% 53,3% - Gia đình đã nhận được thơng tin về chính sách giao
khốn đất rừng cho các hộ gia đình
100% 100% 100%
- Gia đình biết rõ quyền lợi và trách nhiệm 86,7% 93,3% 80% - Thấy các cơ chế cho người dân nhận đất giao khoán là
hợp lý
46,7% 53,3% 40% Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Về sự hiểu biết của người dân đối với các chính sách liên quan đến VQG.
Các hộ dân nắm khá rõ về các cơ chế chính sách giao khốn đất rừng cho các hộ gia đình và vai trị trách nhiệm của họ khi nhận khốn bảo vệ rừng. Tuy nhiên tỷ lệ hộ dân thấy các cơ chế cho người dân nhận đất giao khốn là hợp lý cịn khá ít. Đa số các hộ dân cho rằng, lợi ích mà họ nhận được từ việc nhận khoán bảo vệ rừng cịn khá thấp. Các khoản tiền cơng từ hoạt bảo vệ rừng còn khá thấp, những
nguồn khác từ rừng nhận khốn cịn bị hạn chế. Vì vậy, dù nắm khá rõ các chính sách nhận khốn rừng nhưng nhiều hộ dân khơng mấy mặn mà với công tác này. Điểm đáng chú ý nhất là tỷ lệ số hộ dân biết chính xác ranh giới giữa VQG và thơn mình là khá thấp. Xã Vân Hịa là xã có tỷ lệ hộ dân không biết rõ ranh giới giữa VQG và thơn mình thấp nhất. Việc phân biệt ranh giới giữa VQG và các vùng thôn bản là điểm quan trọng trong công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên tỷ lệ này lại khá thấp, chứng tỏ nhiều người dân vẫn chưa quan tâm tới việc khu vực được phép khai thác, canh tác của mình, vì vậy việc người dân tiếp tục khai thác khơng hợp lý các nguồn tài nguyên rừng là điều dễ hiều.