4.6.2 .Thực trạng chi phí đầu tư cho các hoạt động sản xuất
4.7. Ảnh hưởng của sinh kế người dân khu vực vùng đệm tới các tài nguyên
4.7.3. Ảnh hưởng của sinh kế người dân khu vực vùng đệm tới tài LSNG
Loài lâm sản ngoài gỗ được khai thác nhiều nhất ở khu vực Vườn quốc gia Ba Vì là măng tre, cây thuốc, đót,.. Trong đó, loại LSNG được khai thác nhiều nhất là các loại măng tre và cây thuốc.
Theo kết quả nghiên cứu củ Viện quân Y 103, tại Vườn Quốc Gia Ba Vì đã tìm thấy 165 loại cây dược liệu thuộc 67 họ, trong đó 7 họ có trên 3 loại là : Họ Cúc
(Asteraceate), họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae), họ Re (Lauraceae) Họ Bông (Malvaceae), họ Hoa Hồng (Rosaceae). Các loại thuốc trên theo tác dụng được chia thành các nhớm như sau: an thần, cầm máu, giải độc,… Tuy nhiên, nhiếu loài cây thuốc trên đã và đang suy kiệt do bị khai thác quá mức. Hiện nay có nhiều người dân đánh giá, họ khó có thể tìm thấy các loại cây thuốc một cách dễ dàng như ngày trước. Xã Ba Vì là một xã có truyền thống khai thác các loại cây thuốc từ Vườn Quốc gia Ba Vì. Hoạt động này đã được kiểm soát một cách chặt chẽ trong thời gian gần đây, đồng thời, các hoạt động quy hoạch và phát triển hình thức trồng cây thuốc tại xã Ba Vì đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân đồng thời giảm thiểu các hoạt động vào rừng khai thác cây thuốc của người dân. Tuy nhiên hình thức canh tác chỉ hạn chế được một số bộ phận nhỏ người dân vùng đệm. Các hoạt động lên rừng khai thác cây thuốc của người dân khu vực vùng đệm vẫn rất phổ biến, vì vậy nguy cơ gây suy kiệt các loại cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì là vẫn rất lớn.
Khác với củi, người dân ở đây thường khai thác măng để bán nhằm nâng cao nguồn thu nhập. Trung bình mỗi kg măng tươi có thể bán với giá từ 7.000- 10.000/1kg. Đến mùa măng, người dân ở khu vực vào rừng khai thác măng khá đông. Theo số liệu điều tra, khối lượng măng được khai thác cho từng loại như sau:
Bảng 4.24. Lượng khai thác bình quân hằng năm của loại LSNG thuộc nhóm tre trúc
Lồi Số cây/ha Khối lượng măng khai thác
Bương Mốc 496 3.000
Bương U 300 3.000
Mai 302 2.000
Vầu 150 1.500
Điền trúc 500 1.500
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo số liệu khảo sát tại 3 xã Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại khác với khai thác củi, các hộ khai thác măng lại chủ yếu là các hộ có thu nhập khá. Khối lượng khai thác của các hộ này cũng lớn hơn nhiều so với các hộ nghèo khai thác từ 2000-3000 kg/ năm thay vì hộ nghèo lượng khai thác chỉ ở mức 500-1500kg/ năm. Thậm chí có nhiều hộ cịn th cả nhân cơng để khai thác măng khi tới mùa
khai thác, các hộ có thu nhập khá hơn thường có mức đầu tư cho hoạt động khai thác măng lớn hơn, vì vậy khối lượng khai thác cũng lớn hơn. Khối lượng khai thác măng tre tại thời điểm nghiên cứu của để tài cao hơn khối lượng măng tại thời điểm nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Phương (2003) với khối lượng khai thác cao nhất trong các loại măng là 2800kg đối với Bương U.
Có thể thấy, khối lượng khai thác các loại măng tre của khu vực trong năm là khá lớn. Với lượng khai thác hàng năm như vậy, sự suy giảm trữ lượng các loại măng tre là điều tất yếu. Hơn nữa, sự khai thác quá mức các loại măng như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới diện tích và chất lượng loại rừng thuộc nhóm tre trúc của VQG Ba Vì, gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự đa dạng tài nguyên thực vật của VQG Ba Vì. Khi được hỏi về trữ lượng của các loại LSNG ở khu vực VQG Ba Vì, người dân khu vực vùng đệm có những đánh giá thể hiện ở sơ đồ sau:
(Đơn vị: %)
Hình 4.16. Đánh giá của người dân về sự suy giảm trữ lượng các loại LSNG Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo đánh giá của người dân, cây thuốc là loại LSNG có trữ lượng bị suy giảm cao nhất. Người dân đánh giá rằng, Cây thuốc là loại LSNG bị người dân ở khu vực khai thác nhiều nhất. Cây thuốc được khai thác với mục đích chữa bệnh và thương mại. Một số loại cây thuốc quý còn bị khai thác triệt để. 3 xã được phỏng vấn khơng có nhiều các hộ dân khai thác cây thuốc (chỉ có 2 hộ dân), chủ
yếu các hộ dân khai thác thuốc nam là ở xã Ba Vì. Ở xã này, số lượng hộ dân lên rừng khai thác cây thuốc khá đơng. Chính quyền địa phương đã phát triển mơ hình trồng cây thuốc nam để phát triển kinh tế và hạn chế việc khai thác cây thuốc nam ở VQG, tuy nhiên người dân vào rứng khai thác thuốc vẫn khá đông. Họ cho rằng đây là nguồn tài nguyên tự nhiên của rừng, có thể tranh thủ khai thác để bán lấy tiền mà không cần phải trồng trọt hay chăm sóc gì, vì vậy, thói quen vào rừng lấy cây thuốc tự nhiên của người dân vẫn diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng tới Tài nguyên LSNG của VQG Ba Vì.