Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.4. Nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm
4.4.3. Nguồn vốn vật chất
Vốn vật chất của cộng đồng bao gồm cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, hệ thống thủy lợi, cấp nước và vệ sinh nông thôn, thông tin liên lạc và các phương tiện máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và tiên dùng. Vùng đệm VQG Ba Vì kể từ ngày thành lập khu bảo tồn đã được đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Đường giao thơng liên huyện đã được nhựa hóa, một số tuyến đường liên thông cũng được đầu tư nâng cấp lên đường nhựa tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch phát triển (Bảng 4.9).
Bảng 4.9. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng đệm năm 2016
TT Các hạng mục Kết quả
1 Điện lưới quốc gia đến các xã vùng đệm Các hộ đều có điện 2 Giao thơng liên huyện liên xã Đường nhựa dài 191km 3 Mạng lưới giao thông liên huyện, xã Đường đất dài 81km 4 Phương tiện giao thông công cộng Xe buýt, xe khách
5 Bưu điện xã Các xã vùng đệm đều có
6 Điện thoại Sóng di động phù khắp vùng
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì (2016) Năm 2016, huyện ba Vì cho triển khai một loạt các phương tiện giao thơng cơng cộng đi các huyện, Ba Vì cũng là một trong các huyện được mở tuyến xe buýt đi trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là cơ hội lớn cho dịch vụ du lịch phát triển, hàng hóa nơng thương, tạo cơ hội cho cộng đồng thêm việc làm và tăng thu nhập. Điện lưới quốc gia được kéo đến tất cả các xã trong vùng đệm, tuy rằng
điện chưa có đều các ngày trong tuần nhưng đã tác động không nhỏ đến tiểu học, trung học cơ sở và bưu điện văn hoá xã đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe và nâng cao dân trí cho cộng đồng.
Bảng 4.10. Trang thiết bị của cộng đồng cư dân vùng đệm năm 2016
Địa bàn Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố (%) Tỷ lệ hộ có ti vi (%) Tỷ lệ hộ có xe máy (%)
Có Khơng Có Khơng Có Khơng
Vân Hịa 73,33 26,67 100 0 90 10
Tản Lĩnh 76,67 23,33 96,67 3,33 93,33 6,67
Ba Trại 70 30 100 0 80 20
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Tình hình đầu tư trang thiết bị cho sản xuất và tiêu dùng của cộng đồng 3 xã vùng đệm là khá ổn định. Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố là khá cao, ở cả 3 xã được phỏng vấn, tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố đều đạt trên 70%. Số còn lại đa số là nhà ở bán kiên cố, rất ú các hộ có nhà tạm. Trong đó, xã Tản Lĩnh có tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố lớn nhất (76,67%), xã thấp nhất là Ba trại với tỷ lệ 70%.
Từ khi có điện (2000-2001) nhu cầu mua sắm tivi tăng lên rất nhanh. Ở cả 3 xã , gần như tất cả số hộ dân được hỏi đều có ti vi, đây là một thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng. Hơn 80% số hộ có xe máy tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của cộng đồng, đi làm rẫy, giao lưu với các cộng đồng lân cận. Xã có tỷ lệ hộ có xe máy cao nhất là Vân Hịa ( 90%) xã có tỷ lệ hộ có xe máy thấp nhất là Ba Trại (80%).
Trang thiết bị cho gia đình của cộng đồng cũng được đầu tư ngày càng cao tỷ lệ các hộ có xe máy và tivi tăng lên hơn 3 lần trong vòng 5 năm. Hạ tầng cơ sở của cộng đồng cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng. Những năm gần đây, các phương tiện đi lại như xe khách, xe bus từ nội thành Hà Nội và các huyện lân cận lên Ba Vì được mở tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân đồng thời tạo nên cơ hội lớn cho cộng đồng tiếp cận giao lưu với bên ngoài. Điện đã kéo về tất cả các xã, chi phí tiền điện hàng tháng không đáng kể. Lợi thế của phát triển cơ sở hạ tầng vẫn chưa được phát huy vào sản xuất và dịch vụ. Hệ thống thủy lợi của vùng đệm chưa đảm bảo được nhu cầu
phục vụ cho sản xuất tăng vụ trong nghiệp. Để phát huy được hết lợi thế của các cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho phát triển du lịch thì vai trị của hạ tầng cơ sở là rất quan trọng.