Cơ hội sinh kế và Chiến lược sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sinh kế người dân khu vực vùng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia ba vì (Trang 37 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.6. Cơ hội sinh kế và Chiến lược sinh kế

2.1.6.2. Khái niệm Cơ hội sinh kế

- Cơ hội là những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài đưa đến cho cộng đồng, tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển khi kết hợp tốt với các nguồn lực sẵn có.

- Cơ hội có thể hiểu là tất cả những gì mà con người có khả năng huy động để thỏa mãn mục đích của mình. Nó có thể là những điều kiện thuận lợi sẽ đem lại những kết quả tốt nếu con người biết tận dụng hợp lý (Hà Thị Thu Hường, 2006).

Kết hợp khái niệm cơ hội với khái niệm sinh kế, chúng tôi đưa ra khái niệm về cơ hội sinh kế:

- Cơ hội sinh kế là những khả năng của con người, của hộ về nguồn lực sinh kế, khả năng kết hợp các nguồn lực này trong các hoạt động sinh kế để nhằm mục tiêu vượt qua những áp lực, cú sốc và duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và tương lai nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở tài nguyên tự nhiên.

- Cơ hội sinh kế được hiểu là trên cơ sở những nguồn lực, điều kiện và khả năng mà người dân có được, cũng như điều kiện thuận lợi do bên ngồi đưa đến thì người dân sẽ có được những hoạt động, những quyết định để khơng những kiếm sống mà cịn đạt đến mục tiêu, ước nguyện của họ.

2.1.6.3. Khái niệm Chiến lược sinh kế

Thuật ngữ "Chiến lược sinh kế" được dùng để chỉ phạm vi, sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống của người dân (Hoàng Văn Tri, 2010).

Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của người dân về những việc như:

- Họ đầu tư và nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế nào? - Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ theo đuổi?

- Cách thức mà họ quản lý như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập?

- Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống?

- Họ đối phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau?

- Họ sử dụng thời gian và cơng sức lao động làm họ có như thế nào để làm được những điều trên?

Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực ( tài sản) cơ bản của sinh kế là con người, vốn, tài chính, xã hội và tự nhiên. Một số chiến lược sinh kế:

- Chiến lược duy trì: Đó là việc sử dụng hay kế hoạch sử dụng các nguồn

vốn và tài sản sinh kế nhằm ổn định/giữ nguyên quy mô các nguồn tài sản, mức phúc lợi hiện tại hay quy mô sản xuất hiện có của hộ gia đình.

- Chiến lược thay đổi: Đó là việc sử dụng hay kế hoạch sử dụng và tích luỹ các nguồn vốn và tài sản sinh kế để chuyển sang một loại hoạt động sản xuất khác nhằm tạo ra lợi ích cao hơn và ổn định hơn (Hoàng Văn tri -2010).

Chiến lược sinh kế hộ gia đình phản ảnh phương cách của một hộ gia đình làm thế nào để sử dụng các nguồn lực khả thi để đáp ứng được các nhu cầu của sinh kế. Ví dụ, một hộ gia đình ngư dân tìm kiếm được thức ăn và tạo được thu nhập thông qua việc đánh bắt hải sản. Để làm được việc đó, hộ gia đình này cần sử dụng một vài nguồn lực khả thi như sau:

- Nguồn lực vật lý – tàu, thuyền đánh cá, ngư lưới cụ, cầu cảng

- Nguồn lực con người - hiểu biết và kinh nghiệm về công việc đánh cá, sức khoẻ, có lao động

- Nguồn lực tự nhiên – Khu vực đánh bắt , vùng biển

- Nguồn lực tài chính - tiền được vay từ ngân hàng, người thân, hoặc đầu nậu.

Các hoạt động tạo thu nhập thay thế nhìn chung được định nghĩa như là các hoạt động thay thế vào, hoặc thêm vào các hoạt động tao thu nhập theo kiểu truyền thống đang được xem là không bền vững ở các mức độ hiện tại. Có thể phân chia thành 2 loại như :

 Sinh kế bổ sung là những sinh kế thêm vào sinh kế chính, trong trường hợp của ngư dân, hoạt động chính là khai thác thủy sản, ngồi ra có thể tham gia

kinh doanh tôm cá, vận chuyển khác du lịch, khâu vá lưới, hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn lặn biển cho du khách v.v.

 Sinh kế thay thế được hiểu là sinh kế khác, chỉ việc từ bỏ khai thác thủy sản làm nghề khác như việc bán tàu thuyền, ngư cụ sang làm nghề nuôi thủy sản, nuôi ong, buôn xăng dầu, sản xuất tàu thuyền du lịch v.v.

Các hoạt động tạo thu nhập thay thế nhìn chung được định nghĩa như là các hoạt động thay thế vào, hoặc thêm vào các hoạt động tao thu nhập theo kiểu truyền thống đang được xem là không bền vững ở các mức độ hiện tại (Hoàng Văn tri -2010).

Mục tiêu chung của các hoạt động sinh kế thay thế là tạo ra những hỗ trợ, khuyến khích, hoặc động viên người dân giảm dần hoặc chấm dứt những hoạt động sinh kế không bền vững hiện tại của họ để chuyển sang hoạt động khác được xem là bền vững. Như vậy, những nhu cầu thay thế cần phải được hiệu quả kinh tế hơn. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không chỉ là một yếu tố. Thái độ chấp nhận sự rủi ro, cách tiếp cận với nguồn lực, các đe doạ và liên quan của thể chế tất cả đều ảnh hưởng lên quyết định của người dân địa phương. Và kết quả là khái niệm của sinh kế thay thế trở nên phức tạp hơn nhiều. Mục đích của các sinh kế thay thế là khơng đơn giản nhanh chóng gắn liền với sự phát triển một hoạt động thay thế mà có thể mang lại sự lựa chọn và hỗ trợ sự bền vững một cách kết quả như lý thuyết... mà tốt hơn hết mục đích ấy là đi tìm các giải pháp phù hợp với các chiến lược sinh kế hiện tại của người dân, có tác động tích cực lên sinh kế của họ và việc sử dụng nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên (Baku Takahashi-2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sinh kế người dân khu vực vùng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia ba vì (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)