Các nguồn lực sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sinh kế người dân khu vực vùng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia ba vì (Trang 32 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.5. Các nguồn lực sinh kế

Trong nhiều nghiên cứu của mình, Eliis (1999) cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội). Có thể thể hiện các nguồn lực sinh kế như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3 . Các nguồn lực tạo thành sinh kế

Trong đó:

(1) Vốn con người: bao gồm các kỹ năng kỹ xảo, kiến thức, năng lực lao động và sức khoẻ có vai trị quan trọng, giúp tiến hành được các chiến lược sinh kế khác nhau.

Vốn con người liên quan đến khối lượng và chất lượng của lực lượng lao động hiện có trong gia đình đó. Khả năng về lao động rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tính và các thành viên, giáo dục, kỹ năng và tình trạng sức khỏa của các thành viên trong gia đình, tiềm năng lãnh đạo. Vì vậy, vốn con người là một yếu tố trọng yếu, quyết định khả năng của một cá nhân, một gia đình sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác (DFID, 2003). Vốn con người được thể hiện qua các chỉ số.

- Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ, gồm tỷ lệ giữa người trong độ tuổi lao động và người khơng thuộc diện lao động, giới tính.

- Kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình: trình độ học vấn, trình độ chun mơn, kiến thức truyền thống,.…

- Sức khỏe tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống tâm linh và tình cảm của các thành viên trong gia đình.

- Khả năng lãnh đạo và các kỹ năng trong lao động và sinh hoạt.

- Quỹ thời gian của mọi người và khả năng sử dụng thời gian một cách có hiệu quả.

- Hình thức phân cơng lao động cho các thành viên trong gia đình.

Vốn con người Vốn xã Vốn tài chính Vốn vật chất SINH KẾ Vốn tự nhiên

- Vốn vật chất: bao gồm hạ tầng cơ bản (đường sá, nhà cửa, nước, năng lượng và thông tin) và các phương tiện, trang thiết bị phục vụ sản xuất giúp sinh sống (Hà Thị Thu Hường, 2006).

(2) Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cơ bản cũng như các tài sản và cơng cụ sản xuất của hộ gia đình (DFID, 2003).

Vốn vật chất của hộ gia đình được thể hiện dưới các chỉ số

- Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng gồm đường giao thông, cầu cống, cơng trình thủy lợi, các hệ thống cấp nước sinh hoạt và về sinh, các mạng lưới cung cấp năng lượng, nơi làm việc của chính quyền xã và nơi tổ chức các cuộc họp của thôn bản.

- Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, vệ sinh. - Các tài sản gia đình như nội thất, dụng cụ nấu nướng.

- Các công cụ sản xuất như dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến. - Các hệ thống vận tải công cộng và các phương tiện giao thơng của gia đình như: ơ tơ, xe máy, xe ba gác,.…

- Cơ sở hạ tầng về truyền thơng và thiết bị truyền thơng của gia đình như đài, ti vi, điện thoại,.… (dẫn theo Hà Thị Thu Hường, 2006).

(3) Vốn xã hội: nguồn lực xã hội (các mạng lưới, thành viên của các nhóm, mối quan hệ tin cậy, khả năng tiếp cận với các tổ chức thể chế rộng lớn của xã hội) để trên cơ sơ đó con người có thể tiến hành sinh kế của mình (DFID, 2003).

Vốn xã hội của con người bao gồm khả năng tham gia trong các tổ chức, các nhóm chính thức cũng như các mối quan hệ và mạng lưới phi chính thức mà họ xây dựng lên có cùng chung sở thích và khả năng để mọi người cùng nhau cộng tác. Thành viên của các tổ chức chính thức (các tổ chức đồn thể, hợp tác xã, các nhóm tín dụng tiết kiệm) thơng thường phải tn thủ những quy định và luật lệ đã được chấp nhận. Những quan hệ tin cẩn, thúc đẩy hợp tác có thể mang lại sự giúp đỡ cho con người qua việc tạo ra những mạng lưới an tồn phi chính thức (hỗ trợ của mọi người trong những giai đoạn gặp khó khăn) và giảm chi phí (qua các hoạt động cùng nhau tiếp thị) (DFID, 2003).

Vốn xã hội của hộ gia đình được thể hiện qua các chỉ số:

- Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên (được lập lên do có chung mối quan hệ hoặc cùng chung sở thích),....

- Cơ chế hợp tác trong sản xuất và trên thị trường, mua bán sản phẩm, các nhóm tiết kiệm, tín dụng (các hợp tác xã, các hiệp hội…).

- Các luật lệ, qui định,quy ước và hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ qua lại trong cộng đồng.

- Tính ngưỡng, các sự kiện, lễ hội, niềm tin xuất phát từ tôn giáo, truyền thống. - Những cơ hội tiếp cận thông tin như các cuộc họp thơn, xóm, câu lạc bộ thanh niên, phụ nữ,.…

- Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công viêc của địa phương (tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở địa phương rộng mở cho tất cả các thành viên trong cộng đồng).

- Cơ chế hoà giải mâu thuẩn trong địa phương (dẫn theo Hà Thị Thu Hường, 2006).

(4) Vốn tài chính: các nguồn lực tài chính sẵn có cho con người (có thể là tiết kiệm, các cung cấp về tín dụng hoặc các khoản chuyển tiền đều dặn hoặc tiền trợ cấp) và những thứ đem đến những lựa chọn sinh kế khác nhau.

Vốn tài chính được định nghĩa là các nguồn tài chính mà con người dùng để đạt được mục tiêu của mình. Những nguồn này bao gồm nguồn dự trữ tài chính và dịng tài chính (DFID, 2003).

Dự trữ tài chính (vốn sẵn có): tiết kiệm là vốn tài chính được ưa thích vì nó khơng bị ràng buộc về tính pháp lý và khơng có sự bảo đảm về tài sản. Chúng có thể có nhiều hình thức: tiền mặt, tín dụng ngân hàng, hoặc tài sản thanh khoản khác, vật nuôi, đồ trang sức,… Nguồn lực tài chính có thể tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng.

Dịng tiền tài chính (dịng tiền đều): ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này là tiền trợ cấp hoặc sự chuyển giao. Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dịng tiền này phải xác thực (sự đáng tin cậy hoàn tồn khơng bao giờ được đảm bảo có sự khác nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào kế hoạch đầu tư).

Vốn tài chính của hộ được thể hiện dưới các chỉ số:

- Thu nhập tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản phẩm, việc làm và tiền của thân nhân gửi về.

nguồn chính thức (như ngân hàng) và các nguồn phi chính thức (chủ nợ, họ hàng). - Tiết kiệm (bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay các dự án tiết kiệm) và những dạng tiết kiệm khác như gia súc, vàng, đất đai, công cụ sản xuất.

- Khả năng tiếp cận thị trường và các hệ thống tiếp thị sản phẩm của hộ gia đình qua các loại hình và địa điểm khác nhau.

- Những chi trả phúc lợi xã hội (như lương hưu, một số miễn trừ chi phí) và một số dạng trợ cấp của nhà nước (dẫn theo Hà Thị Thu Hường, 2006).

(5) Vốn tự nhiên: tài ngun thiên nhiên tích trữ có ích để tạo ra các sinh

kế (ví dụ tài nguyên đất, nước, động vật hoang dã, đa dạng sinh học, môi trường) Là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên bao gồm: (a) Các tài sản và dòng sản phẩm (khối lượng sản phẩm từ đất, rừng và chăn nuôi); (b) Các dịch vụ về môi trường (giá trị bảo vệ chống bão và chống xói mịn của rừng…). Những yếu tố được sử dụng này cũng có thể cho cả hai loại lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp (DFID, 2003). Nguồn vốn tự nhiên của hộ được thể hiện ở các chỉ số:

- Các nguồn tài sản chung như các khu đất bảo tồn của xã và các khu rừng cộng đồng:

- Các loại đất của hộ gia đình: đất ở, đất trồng cây mùa vụ, đất lâm nghiệp, đất vườn,.…

- Nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu từ tự nhiên nguồn do con người sản xuất ra.

- Đa dạng sinh học, các nguồn gen thực vật và động vật từ việc nuôi, trồng của hộ, và từ tự nhiên.

- Các khu vực chăn thả và các nguồn cây thức ăn gia súc cho sản xuất chăn nuôi.

- Các nguồn nước và việc cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,.…

- Các nguồn đất trồng bao gồm cả các chất hữu cơ và chu kỳ dinh dưỡng. - Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: khí hậu và những may rủi về thời tiết. - Giá trị cảnh quan cho việc quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên và giải trí.

- Các nguồn giống cây, con từ tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng (dẫn theo Hà Thị Thu Hường, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sinh kế người dân khu vực vùng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia ba vì (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)