Thực trạng và diện tích rừng nhận khốn của các hộ dân vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sinh kế người dân khu vực vùng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia ba vì (Trang 91 - 92)

DT Lúa (ha) SL lúa (tạ) DT Chè (ha) DT Ngô (ha) SL ngô (tạ) Rừng trồng (ha) Số gia súc Số gia cầm Số bò sữa Tản Lĩnh 352 18443 60 82 3877 16 11478 145445 1322 Ba Trại 152 7574 499 82 3731 95 5351 95151 20 Vân Hòa 249 13723 97 66 2813 103 13038 45922 490

Nguốn: Số liệu điều tra NN-NT (2015) Một thực tế đang diễn ra hiện nay tại các xã là người dân khơng mặn mà với việc trồng lúa vì giá trị kinh tế khơng cao. Điều này dẫn đến tình trạng một số gia đình hiện nay khơng cịn trồng lúa nữa mà chuyển sang trồng cỏ hoặc cho những gia đình khác mượn ruộng. Diện tích trồng cây chè ổn định từ năm 2010 đến nay: cụ thể năm 2014 có 1.600ha trồng chè, tăng gần 300ha so với năm 2012; tổng sản lượng 25.444,3 tấn; tổng giá trị sản xuất 25.482,18 triệu đồng.

Những năm gần đây, nghề ni bị sữa phát triển mạnh tại Ba Vì kéo theo một số diện tích đất nơng nghiệp được chuyển đổi sang trồng cỏ. Đây là loại cây dễ trồng, tiền và công sức đầu tư không lớn, phát triển nhanh và phù hợp với khí hậu của địa phương. Trong những năm tiếp theo, nếu nghề ni bị sữa ở đây phát triển mạnh thì diện tích đồng cỏ có thể sẽ tăng lên so với hiện nay.

4.5.2. Sử dụng đất rừng thuộc VQG

- Nhận khoán bảo vệ và đất rừng VQG

Theo số liệu điều tra, trong tổng 7 xã vùng đệm của VQG Ba Vì, có 54 hộ nhận khốn bảo vệ rừng với tổng diện tích nhận khoán là 1925,3 ha chiếm 28,73% tổng diện tích cho giao khốn của VQG. Trong các hộ gia đình được phỏng vấn, tỷ lệ các hộ có nhận khốn bảo vệ rừng và trồng mới rừng được thể hiện như bảng sau:

Bảng 4.15. Thực trạng và diện tích rừng nhận khốn của các hộ dân vùng đệm Xã Xã

Nhận khoán bảo vệ Trồng rừng mới

Tỷ lệ hộ nhận khốn (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ hộ nhận khốn (%) Diện tích (ha) Vân Hòa 36,7 122,3 43,3 247,73 Tản Lĩnh 16,7 14,49 23,3 54,35 Ba Trại 23,3 68,83 30 152,71

Vân Hịa là xã có diện tích nhận khốn rừng bảo vệ và diện tích rừng trồng mới lơn nhất. Rừng trồng chủ yếu là các loại cây như Keo, Bạch Đàn, Thông, Sa Mộc, Luồng,…

Tỷ lệ hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng mới cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương (2003) với tỷ lệ số hộ nhận khoán bảo vệ rừng cao nhất chỉ ở mức 18,3% và số hộ tham gia trồng rừng mới cao nhất chỉ ở mức 21%.

Theo điều tra, hầu hết các hộ gia đình nhận khốn cho biết ngồi tiền cơng bảo vệ hoặc trồng mới rừng, họ không được phép trồng xen canh cây hoa màu hay hái lượm lâm sản phụ trong rừng. Trường hợp có cây gẫy chết, cây đổ, thủ tục khai thác cũng rất khó khăn nên hầu như người dân không mặn mà. Các quyền lợi mà người dân được hưởng khi tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng ở VQG Ba Vì gồm tiền nhận khốn, được thu lượng lâm sản phụ, khai thác cây gẫy đổ, tre nữa và tạo điều kiện tham gia các hoạt động du lịch. Theo kết quả điều tra, hiện người dân chỉ được hưởng tiền cơng khốn với mức 100 ngàn đồng/ha/năm. Số tiền này thậm chí khơng được trả đều hàng năm do nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước được cấp khơng đều. Trong q trình nhận khốn, các hộ nhận khoán chỉ được được phép khai thác lâm sản phụ hoặc cây gãy đổ. Việc trồng xen cây nơng nghiệp khó thực hiện do rừng hầu hết đã khép tán. Do vậy, các nguồn thu từ rừng nhận khoán là rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sinh kế người dân khu vực vùng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia ba vì (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)