Điều kiện kinh tế xã hội của huyện BaVì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sinh kế người dân khu vực vùng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia ba vì (Trang 60)

4.1.4.1. Tình hình kinh tế huyện Ba Vì

Trong giai đoạn 2010-2015 quy mô và nhịp độ tăng trưởng của huyện Ba Vì có xu hướng tăng lên. Tổng giá trị sản xuất tăng từ 1.275 tỷ đồng năm 2010 lên 3.297 tỷ đồng năm 2015 (giá so sánh 94), tăng bình quân hàng năm 11%/năm giai đoạn 2005-2010 và 20,9%/năm giai đoạn 2010 - 2015, riêng năm 2015 tăng 64,7% so với năm 2014.

Sự tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn vừa qua xuất phát từ đóng góp ngày càng cao của khu vực phi nông nghiệp, từ 54% giai đoạn 2005 -2010 đến 62% giai đoạn 2010 - 2015. Trong 10 năm 2005 - 2015 các ngành nông lâm ngư nghiệp luôn duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, đặc biệt là về giá trị sản xuất 7,8%/năm giai đoạn 2005 - 2010 và 16,2%/ năm giai đoạn 2010 - 2015 (trong đó năm 2014 -2015 tăng 20,8%/năm).

Tuy nhiên, những yếu tố tạo ra tăng trưởng cao sẽ ngày càng tới hạn (mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi). Do vậy, xu thế chuyển dịch sang chất lượng và chiều sâu là tất yếu để tạo ra tăng trưởng. Khu vực nông lâm ngư sẽ dựa chủ yếu vào thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhưng khả năng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như những năm vừa qua. Vai trò của khu vực phi nông nghiệp sẽ ngày càng quan trọng hơn.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 2014 2015 Tăng trưởng BQ (%) 2005- 2010 2011-2015 Tổng GTSX, giá ss94 Tỷ đồng 1575 2190 3190 11,0 20,9

- Nông, lâm – ngư nghiệp Tỷ đồng 600 1050 1215 7,8 16,2 - Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 260 400 750 11,2 20,0

- Dịch vụ Tỷ đồng 415 393 1225 13,9 27,1

Tổng GTTT của huyện, giá ss94 Tỷ đồng 730 1046 1545,1 10,3 16,2 - Nông, lâm – ngư nghiệp Tỷ đồng 340 520 438,5 6,5 5,2 - Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 85 171 211,6 12,3 20,0 - Dịch vụ Tỷ đồng 305 355 895,0 15,0 24,0 Tổng GTTT của huyện, giá hh Tỷ đồng 1050 2284 4311

- Nông, lâm – ngư nghiệp Tỷ đồng 532,8 1154 1662 - Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 138.4 384 846

- Dịch vụ Tỷ đồng 379 746 1803

Cơ cấu (GTTT) % 100 100 100

- Nông, lâm – ngư nghiệp % 50,7 50,5 38,6 - Công nghiệp và xây

dựng

%

13,2 16,8 19,6

- Dịch vụ % 36,1 32,7 41,8

GTTT/người (hh) Triệu đồng 4,0 8,6 15,9

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tuy tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế chung có xu hướng giảm trong thời gian qua, nhưng đây vẫn là ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế Ba Vì. Hiện nay, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của Ba Vì đã bước đầu thực hiện có hiệu quả viêc chuyển đổi cơ cấu sản

xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, nổi bật nhất là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước hình thành các cánh đồng 50 triệu.

Tổng giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – ngư nghiệp năm 2015 đạt 1.215 tỷ đồng, giá trị tăng thêm (GDP) đạt 438,5 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2010. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt đang có xu hướng giảm dần (giảm từ 71,7% năm 2010 xuống 41,3% năm 2015), ngành chăn nuôi tăng lên tương ứng từ 28,3% lên 58,7%. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng đang từng bược có sự chuyển dịch phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Trồng trọt

Tổng diện tích trồng trọt trên địa bàn huyện năm 2015 là 26.381 ha, tăng 615 ha so với năm 2014 nhưng đã giảm 534 ha so với năm 2010, chủ yếu là do giảm diện tích trồng cây lương thực, nhiều nhất là lúa. Trong khi diện tích cây công nghiệp, cây trồng làm thức ăn cho gia súc có xu hướng tăng lên. Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm bình quân trên 1 ha canh tác đều tăng lên, lần lượt đạt 75 triệu đồng năm 2014, tăng 2,02 lần so với năm 2010, ước đạt 70 triệu đồng và 45,5 triệu đồng năm 2015. Hệ số sử dụng đất khá cao, đạt trên 2,4 lần năm 2015.

- Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi trong những năm qua tăng trưởng nhanh (tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2012 đạt 449 tỷ đồng, năm 2014 đạt 671 tỷ đồng). Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng không ngừng tăng lên, từ 28,3% năm 2005, lên 39% năm 2014, dự kiến năm 2015 đạt 47%. Sản phẩm ngành chăn nuôi đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tổng đàn trâu, bò năm 2015 là 55.600 con, tăng 9.275 con so với năm 2010. Do lợi thế về tự nhiên, Ba Vì có điều kiện thuận lợi để phát triển, chăn nuôi bò sữa và bò thịt theo hướng công nghiệp hóa; nhờ những đầu tư, kỹ thuật về giống, chăm sóc và chế biến, năng suất sữa tăng lên đáng kể, đạt 2,63 kg/con/năm 2015 (so với 2,25 kg/con/năm 2013; 1,95 kg/con/năm 2012). Sản lượng sữa năm 2015đạt 4.100 tấn, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa của nhân dân trong vùng và hình thành được một sản phẩm đặc trưng cung cấp cho thị trường ngoại vùng.

Trong các loại vật nuôi lợn và gia cầm có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Đàn lợn tăng từ 141 nghìn con năm 2010 lên 269 nghìn con năm 2015, bình quân

tăng 13,8% mỗi năm. Đàn gia cầm tăng từ 1,27 triệu con năm 2010 lên 2 triệu con năm 2015, tăng bình quân 9,7%/năm. Sản lượng thịt năm 2015 của huyện Ba Vì là 37.985 tấn thì thịt lợn hơi xuất chuồng chiếm 75%, 21,2% là sản lượng thịt gia cầm, còn lại là thịt trâu bò.

- Sản xuất lâm nghiệp

Trong vài năm trở lại đây, công tác trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất được triển khai thường xuyên và thu được những kết quả khả quan. Diện tích rừng trồng tập trung mới năm 2015 là 488,1 ha (năm 2014 là 263,2 ha). Diện tích rừng trồng tập trung mới năm 2010 ước đạt 150 ha, trong đó, 100 ha rừng phòng hộ và đặc dụng, 50 ha là rừng sản xuất. Diện tích khoanh nuôi rừng tái sinh cũng đạt khoảng 500 ha/năm. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 15 tỷ đồng. Tuy không chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp, nhưng sản xuất lâm nghiệp mang lại ý nghĩa kinh tế to lớn cho huyện Ba Vì về cả sinh thái, phát triển nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

- Thủy sản

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu kinh tế nông lâm thủy sản

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 2014 2015

GTSX nông lâm ngư nghiệp Tỷ đồng 600 1050 1215

- Nông nghiệp Tỷ đồng 560 1015 1211

+ Trồng trọt Tỷ đồng 350 426 500

+ Chăn nuôi Tỷ đồng 210 589 711

- Lâm nghiệp và thủy sản Tỷ đồng 40 35 60

GTSX nông lâm ngư nghiệp (giá hh) Tỷ đồng 898 2239 4817,4

- Nông nghiệp/NLN % 95 97 95

+ Trồng trọt/nông nghiệp % 60 42 41

+ Chăn nuôi/nông nghiệp % 40 58 59

Lâm nghiệp và thủy sản/NLN % 5 3 5

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện năm 2015 là 2.027 ha, tăng 641 ha so với năm 2014, với tổng số 2.432 hộ và 3.231 lao động. Sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 5.086 tấn, tăng 1.586 tấn so với năm 2014 trong đó 50% là hình thức nuôi ruộng. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2015 đạt 64,75 tỷ đồng giá so sánh 94.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 đạt 647 tỷ đồng tăng 2,5 lần so với năm 2010 và 74% so với năm 2014. So với năm 2014 nhiều sản phẩm có mức tăng trưởng khá cao như cát sỏi tăng 39,6%, chế biến lâm sản tăng 31,5%, may mặc tăng 58%, chế biến sữa tăng 62%, chè búp khô tăng 26,9%. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP đạt 13,2% năm 2010, tăng lên 19,6% năm 2015. Các ngành nghề truyền thống được duy trì ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình (kinh tế hộ gia đình chiếm 99% số cơ sở sản xuất và 70% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện). Tính đến năm 2015, trên địa bàn huyện đã phát triển ổn định 14 điểm làng nghề, gồm chế biến chè búp khô (Ba Trại), sản xuất nón lá (Phú Châu), chế biến kén tằm (Thuần Mỹ) và chế biến tinh bột săn đao đót (Minh Quang) với tỉ lệ hộ làm nghề thường xuyên đạt trên 90% và giá trị sản xuất kinh doanh từ làng nghề đạt trên 50%. Ngoài ra, 03 cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn huyện là cụm công nghiệp Cam Thượng (xã Cam Thượng), cụm công nghiệp Đồng Giai (xã Vật Lại) và điểm công nghiệp Đồng Sét (xã Cam Thượng) cũng được chú trọng đầu tư và phát triển, với tổng quy mô 37,76 ha. Hiện đã có 6 dự án được cấp phép hoạt động, đạt tỉ lệ lấp đầy 27,44% và giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động trên địa bàn huyện.

Trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2010 chiếm 56% cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – xây dựng. Tỷ trọng nhóm công nghiệp khai thác trong thời gian qua ổn định ở mức trung bình 13 – 14%, chủ yếu là các sản phẩm vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá...nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng mạnh mẽ các công trình hạ tầng cơ bản trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

Xây dựng là ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, tái sản xuất và mở rộng nền sản xuất xã hội. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp cũng tăng lên đáng kể, từ 125 tỷ đồng năm 2010 lên 288 tỷ

đồng năm 2015, tương ứng theo giá hiện hành từ 141 tỷ lên 1.300 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân 11,1%/năm trong năm năm 2005-2010 và 18,2% /năm trong năm năm 2011-2015.

c)Khu vực kinh tế dịch vụ

Với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường, các hoạt động sản xuất, kinh doanh được thúc đấy mạnh mẽ và nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa thương mại, dịch vụ cũng được tăng cường. Mạng lưới các hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn huyện được giữ vững và phát triển rộng khắp, hoạt động có hiệu quả và phục vụ kịp thời nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân, góp phần tạo nên một thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khá phát triển.

Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2015 đạt 1379 tỷ đồng giá ss94 hoặc khoảng 2456,5 tỷ đồng theo giá hiện hành. Tổng mức bán lẻ hàng nông thôn được đầu tư phát triển rộng khắp ở các khu vực tập trung đông dân cư ở các xã, đảm bảo nhu cầu giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm của nhân dân. Một số khu vực được cải tạo, nâng cấp, đảm bảo vai trò là các đầu mối giao lưu trong vùng như chợ Tây Đằng, chợ Nhông, chợ Mơ, chợ Tản Hồng, chợ Tản Lĩnh, chợ Bất Bật…

Trên địa bàn huyện Ba Vì có nhiều khu du lịch được hình thành và hoạt động ổn định, đã tạo được thương hiệu đối với khách du lịch nội và ngoại vùng Hà Nội như khu du lịch Suối Hai, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Đầm Long, Thác Đa, Thiên Sơn – Thác Ngà, nước khoáng nóng Thuần Mỹ, vườn quốc gia Ba Vì. Nhờ sự hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch đa dạng và độc đáo, làm tốt công tác tiếp thị quảng bá, cùng với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch như nhà nghỉ, khách sạn, bể bơi, đường nội bộ, cảnh quan… lượng khách du lịch đến Ba Vì ngày càng đông đảo, tạo doanh thu ngày càng lớn cho nền kinh tế. Tổng lượng khách du lịch năm 2015 đạt 1,5 triệu lượt khách, trong đó có 7422 lượt khách quốc tế. Doanh thu ngành du lịch năm 2015 đạt 100,137 tỷ đồng, thu hút hơn 1000 lao động mỗi năm. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch như điện, nước, giao thông chưa phát triển đồng bộ, các khu du lịch độc lập chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau nên đã hạn chế không nhỏ tới sự phát triển của ngành.

Dịch vụ vận tải đã có bước phát triển khá khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng từ 4 triệu tấn năm 2011 lên 8,8 triệu tấn năm 2015, tăng bình quân 21,9%/năm; khối lượng vận tải hành khách từ 5 triệu hành khách năm 2011lên 9,7 triệu hành khách năm 2015, tăng bình quân 17,9%/năm. Tổng mức luân chuyển hàng hóa năm 2015 đạt 45,3 triệu tấn/km. Doanh thu ngành vận tải đạt 277,7 tỷ đồng (giá hiện hành năm 2015).

Dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng chưa thực sự phát triển mạnh, nhưng đã phần nào đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vốn vay tín dụng trung và dài hạn đã tăng trên 3 lần từ 2011 đến năm 2015 và đạt 524,8 tỷ đồng năm 2015, chủ yếu là tư nhân và cá thể.

4.1.4.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a) Dân số

Dân số trung bình của huyện Ba vì năm 2015 là 273,6 nghìn người. Tăng 5.3 nghìn người so với năm 2014 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm không nhiều từ 13,51% năm 2014 xuống 12,62% năm 2015.

Dân số thành thị không lớn, năm 2015 chiếm 5,67% dân số toàn huyện. Di dân cơ học ra ngoài (thời gian qua dân số đô thị của thành phố Hà Nội tăng mạnh) có thể là nguyên nhân khiến dân số chung cũng như dân số đô thị của Ba Vì tăng không cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong các năm 2014 - 2015 xu hướng ngược lại có biểu hiện tăng lên.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu về dân số huyện Ba Vì 2012 - 2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dân số trung bình 1000 người 254,4 265,1 269,3 273,6

Mật độ dân số người/km2 606 614 643 652

Tỷ suất sinh % 17,44 18,45 18,56 17,66

Tỉ lệ tăng tư nhiên % 12,61 13,47 13,51 12,62 Dân số đô thị 1000 người 14,6 15,0 15,3 15,5 Dân số nông thôn người 239,8 250,1 254,0 258,1

b) Lao động, việc làm và thu nhập

 Lao động, việc làm

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 là 192,12 nghìn người, chiếm 51,1% dân số toàn huyện. Lao động làm việc trong ngành kinh tế năm 2015 là 121,45 nghìn người tỉ lệ lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 88% năm 2000, giảm dần xuống 86,5% năm 2005 và 84,8% năm 2015. Ngược lại các ngành phi nông nghiệp tăng từ 12% năm 2005 lên 13,5% năm 2010 và 15,2% năm 2015, tỉ lệ thất nghiệp đối với lao động có khả năng lao động trong độ tuổi khoảng 3,9 - 4%. Số người lao động được giải quyết việc làm bình quân mỗi năm khoảng 9 - 10 nghìn người, năm 2015 đạt 10.865 người, tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 27%.

Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm Ba Vì có khoảng 1000 người bước vào tuổi lao động, yêu cầu việc làm mới. Ngoài ra do chuyển đổi sản xuất nhu cầu tạo thêm việc là rất lớn. Giai đoạn 2011-2015, Ba Vì đã tạo thêm bình quân mỗi năm khoảng 7.700 - 7.800 việc làm mới, năm 2015 tạo việc làm cho 10.750 lao động, tỉ lệ không có việc làm chỉ trên dưới 2%.

Việc nâng cao tỉ lệ lao động nông thông qua đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cao của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nhưng năm tới, đặc biệt là những ngành công nghiệp không truyền thống và công nghệ cao là một đòi hỏi lớn. Ba Vì là huyện có lợi thế lớn – gần kề các trung tâm đào tạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sinh kế người dân khu vực vùng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia ba vì (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)