Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.5.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo yêu cầu của từng loại số liệu và từng nội dung nghiên cứu.
- Các thông tin về cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế, khung sinh kế. - Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. Thông tin về tài nguyên rừng, đặc điểm sinh thái, đa dạng sinh học của vườn Quốc gia Ba Vì từ một số tài liệu như:
+ Báo cáo kinh tế kỹ thuật huyện Ba Vì năm 2015, 2016; + Báo cáo tình hình sử dụng đất của huyện Ba Vì năm 2015; + Báo cáo quản lý VQG Ba Vì 2016;
+ Các bài báo nghiên cứu khoa học có liên quan; + Các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan; Và một số tài liệu có liên quan khác.
3.5.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn nơng hộ: Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi có cấu trúc
+ Nội dung bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng gồm 2 phần chính: phần I thu thập thơng tin chung của người được phỏng vấn gồm tên, tuổi, địa chỉ; nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa. Phần II của phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về các hoạt động sinh kế, mức độ phụ thuộc vào rừng đối với hộ dân, thu nhập, xu hướng sinh kế, sự hiểu biết... của người dân khu vực vùng đệm
+ Đối tượng phỏng vấn: Mỗi xã chọn ra 30 hộ bao gồm; 10 hộ có thu nhập khá, 10 hộ thu nhập trung bình và 10 hộ nghèo. Mỗi nhóm các hộ được lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn.
+ Số lượng phỏng vấn: 90 hộ
- Phỏng vấn cán bộ : Phỏng vấn cán bộ bằng bộ câu hỏi mở
+ Đối tượng phỏng vấn: Các cán bộ quản lý trực tiếp Vườn Quốc gia Ba Vì, hoặc nhân viên bảo vệ rừng, kiểm lâm và cán bộ quản lý người dân khu vực vùng đệm.
+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ bằng các câu hỏi mở. Hỏi trực tiếp cán bộ các câu hỏi về các vấn đề, thu thập và ghi chép các thông tin cần thiết.
Phương pháp thảo luận nhóm:
Họp nhóm được tiến hành với các đại diện cán bộ và người dân địa phương để thảo luận và đánh giá về hệ thống quản lý tài nguyên và phân tích vai trị của các thành phân tổ chức có liên quan trong hệ thống quản lý rừng. Công cụ sử dụng bao gồm:
- Phân tích SWOT:
Cơng tác quản lý bảo vệ rừng được phân tích thơng qua cơng cụ SWOT với sự tham gia của nhóm đại diện các thành phần trong hệ thống quản lý rừng Quốc gia Ba Vì. Hình thức tiến hành là họp nhóm những người tham gia (7 người) để cùng đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công
tác quản lý rừng. - Sơ đồ VENN:
Sơ đồ VENN được nhóm những người đại diện trong cộng đồng xây dựng để thể hiện vai trị của các tổ chức, cơ quan, đồn thể trong địa phương đối với hệ thống quản lý tài nguyên rừng. Mỗi tổ chức có liên quan được thể bằng một vòng tròn, các vịng trịn này giao với vịng trịn thể hiện cơng tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương. Độ lớn của vùng giao nhau giữa các đường tròn đại diện cho các tổ chức, đồn thể và đường trịn đại diện công tác quản lý, bảo vệ rừng đại diện cho mức độ tham gia của các tổ chức đồn thể vào cơng tác quản lý, BV rừng. Vùng giao nhau càng lớn, mức độ tham gia và vai trị của các tổ chức đồn thể trong công tác quản lý, bảo vệ rừng càng lớn.