TÌNH HUỐNG NGẪU PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 100 - 102)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGƠN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

3.2 TÌNH HUỐNG NGẪU PHÁT

Tính ngẫu phát là một trong những đặc trƣng của các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ. Ngƣời dẫn chƣơng trình phải luơn ở thế chủ động của tình huống bị động này.

Tình huống ngẫu phát ở đây cĩ hai dạng, phát sinh ngay khi chƣa ghi hình và ngay trong lúc ghi hình. Để xử lý các tình huống phát sinh, cần phản ứng thật nhanh và khéo. Cĩ những tình huống, nếu là chƣơng trình ghi hình dựng lại thì đơn giản hơn.

Trong chương trình “Yêu vợ” (đoạt giải vàng Liên hoan THTQ 2004), lúc giao lưu, người khách mà dẫn chương trình Kim Ngân và nhĩm biên tập định đưa lên phần đầu, hứng chí đã trĩt uống rượu và say mèm. Kim Ngân đã phải nhanh tay đảo kịch bản, đưa anh ta xuống cuối cùng. Trong lúc Kim Ngân trị chuyện với 2 nhân vật khác thì các trợ lý chương trình lo đi... giải rượu cho anh ta!

Tuy nhiên, cĩ những tình huống mà ngƣời dẫn phải xử lý ngay. Ví dụ trong chƣơng trình Giờ cao điểm phát sĩng ngày 26/10/2006 trên VTV1, sau khi ngƣời dẫn Diệp Anh hỏi ý kiến khán giả về các vấn đề mà khách mời đã trao đổi. Một khán giả trong trƣờng quay đã đặt câu hỏi cho khách mời, một câu hỏi rộng, nếu trả lời thì tốn rất nhiều thời gian và cũng khơng hợp chủ đề đang giao lƣu. Diệp Anh đã nhanh chĩng xử lý, vì chƣơng trình đang trực tiếp, khơng thể để khách mời trả lời:

“Một câu hỏi tơi nghĩ rằng rất lớn để mà cĩ thể giải quyết trong một

chương trình như thế này. Hi vọng là sẽ được hẹn bạn trong một chương trình khác của Giờ cao điểm về vấn đề này […].

Bên cạnh các tình huống ngẫu phát địi sự ứng phĩ của ngơn ngữ, thì tình huống đặt câu hỏi trong nhiều tình huống ngẫu phát để chớp lấy thơng tin là rất quan trọng.

Mặc dù đã cĩ sự chuẩn bị những thơng tin về nhân vật, khách mời cĩ liên quan qua các biên tập viên, phĩng viên, nhƣng trong quá trình giao lƣu, nhiều thơng tin khách mời nĩi ra cả ngƣời dẫn lẫn ngƣời khai thác thơng tin trƣớc đĩ đều chƣa nắm đƣợc. Ngƣời dẫn lúc này cần đủ bản lĩnh để đặt ngay những câu hỏi ngồi dự kiến.

Cần làm rõ rằng, câu hỏi ngẫu phát ở đây là những câu hỏi khơng nằm trong dự định kịch bản. Khi tình huống câu chuyện đẩy đến mức độ nào đĩ, ngƣời dẫn, khi nắm bắt câu chuyện sẽ đặt ra ngay câu hỏi để tìm kiếm thơng tin. Những câu hỏi này đƣợc xem nhƣ phép khích biện. Đây là nghệ thuật “đẻ” ra trí tuệ bằng cách đặt câu hỏi. Tuy nhiên phải dựa trên sự khiêm tốn và tơn trọng ngƣời khác.

Những câu hỏi mang tính ngẫu phát khơng phải là cái gì tùy hứng, khơng ăn nhập và khơng thể kiểm sốt đƣợc. Bất cứ câu hỏi gì cũng cần đƣợc chủ động của ngƣời dẫn. Ở đây cịn thể hiện ngƣời dẫn phải biết chớp thời cơ khai thác các yếu tố phát sinh tích cực trong chƣơng trình. “Hãy nghiên cứu những thơng

tin hiện cĩ để đặt ra những câu hỏi sâu sắc và trí tuệ, sao cho trong câu trả lời của họ, bạn cĩ thể nhận thêm nhiều thơng tin quí giá”. Nhiều khi xem xong một

chƣơng trình, nhờ những câu hỏi ngẫu phát trong các tình huống ngẫu phát đã cĩ những thơng tin đọng lại trong lịng khán giả qua các tình huống này.

Xử lý tình huống ngẫu phát với những câu hỏi ngẫu phát thể hiện sự thơng minh, nhanh nhạy của ngƣời dẫn. Khơng ít trƣờng hợp, cĩ những tình huống ngẫu phát hay nhƣng ngƣời dẫn đã khơng biết chớp thời cơ đã nhanh chĩng dập

tắt nĩ. Nhất là với nhiều ngƣời dẫn chƣơng trình trẻ, non kinh nghiệm thì rất ít dám lấn sâu vào các tình huống ngẫu phát.

Trƣớc một chi tiết hay cĩ thể triển khai, điều này nếu khơng cĩ sự chuẩn bị từ trƣớc (tức là tự chuẩn bị cho mình những kiến thức, thơng tin liên quan nhƣng ngồi kịch bản) thì cĩ thể sẽ “đi lạc”, phá vỡ bố cục, làm thay đối thơng điệp muốn nĩi, nghĩa là chƣơng trình thất bại (ngƣời xem khơng nhận đƣợc thơng điệp nào).

Một trong những kinh nghiệm xử lý tình huống ngẫu phát mà Biên tập viên-dẫn chƣơng trình Thu Uyên (chƣơng trình Tại sao khơng?) chia sẻ là, trong tình huống trực tiếp, nếu thấy đủ khả năng dẫn dắt, thì hãy mở rộng câu chuyện ra chút ít và hẹn sau này sẽ khai thác thêm (vì nếu gặp chi tiết hay mà lờ đi, khán giả sẽ rất hẫng hụt!). Nếu chƣơng trình ghi hình bình thƣờng, thì đề nghị nghỉ vài phút để sắp xếp trong đầu xem nên khai thác chi tiết này thế nào để cịn cĩ thể quay về kịch bản.

Tính ngẫu phát của câu chuyện và những câu hỏi cho các tình huống này luơn cĩ một sức hấp dẫn, tạo nên ấn tƣợng riêng trong từng tác phẩm. Ngƣời dẫn địi hỏi phải cĩ cách xử lí đúng mực để đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)