Một số động từ gây nên lỗi cho ngƣời dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 85 - 89)

b. Cĩ nhiều yếu tố dư hoặc tỉnh lược: thể hiện rõ nét nhất phong cách của

2.3.4 Một số động từ gây nên lỗi cho ngƣời dẫn

Nhà văn Mark Twain từng viết rằng: “Sự khác nhau giữa từ gần đúng và từ

đúng thật sự là một khoảng cách lớn. Giống như ánh sáng một con đom đĩm khác với một tia chớp vậy”. Từ đúng thực chất là từ đơn giản, và từ đơn giản thì

bao giờ cũng dễ hiểu. Đơn giản và chính xác luơn mang lại kết quả.

Hiện nay, nhiều ngƣời dẫn dùng nhiều từ “đao to búa lớn” để diễn tả những vấn đề cỏn con. Hoặc dùng những từ thật văn vẻ, hoa mĩ, sáo rỗng, khoa trƣơng hoặc những từ ngữ “thời thƣợng” để nĩi chuyện. Ngƣời nghe càng ngày càng hiểu đƣợc khi nĩi những lời này, ngƣời dẫn chỉ nĩi bằng cái máy chứ khơng cĩ một chút cảm xúc nào.

“Thưa quí vị và các bạn, chương trình Những ước mơ xanh ngày hơm nay

mời quí vị và các bạn đến với một vùng đất đỏ miền Đơng, vùng núi rừng chứa đựng những câu chuyện ấm áp tình người. Từ bao năm nay, những người dân sống trên mảnh đất này đã biết yêu thương nhau, cùng giúp đỡ nhau để cùng xây dựng cuộc sống mới. Đĩ là truyền thống bao đời của con người Việt Nam. Câu chuyện về một tình bạn của hai em học sinh ở huyện miền núi tỉnh Bình Phước, câu chuyện cảm động của đơi bạn quá giang (tối nghĩa-tác giả) này giúp ta hiểu thêm về giá trị nhân văn trong cuộc sống, thương người như thể thương thân”.

“Qua phĩng sự vừa rồi thì chúng ta chứng kiến cái cảnh hàng ngày bạn

Sang chở bạn Tùng đi học rồi các bạn cùng đi học với nhau qua những cái đường dốc rất là gập ghềnh của vùng đất đỏ quê của các em. […]

(Những ƣớc mơ xanh-Tình ngƣời vùng đất đỏ, VTV1, ngày 6/12/2005) Những từ khơng cần thiết cũng nên cẩn thận khi sử dụng khi mở đầu câu nĩi trong q trình giao lƣu, ví dụ: cơ bản là, nĩi chung là, dù sao, hi vọng là, thật ra thì, bạn biết khơng…Những từ này đơi khi làm câu chuyện trở nên lạc

lõng, cứng nhắc và khách sáo.

Hiện nay, cĩ một số từ, ngữ đơn giản nhƣng lại gây nên lỗi mà ngƣời dẫn chƣơng trình mắc phải rất nhiều. Sau đây là một vài “hội chứng”:

-Hội chứng ngơn từ: Tơi “muốn”

Nhƣ mọi hình thức giao tiếp, nĩi chuyện trên truyền hình phải tuân theo những qui tắc về chuẩn mực ứng xử xã hội đƣợc thể hiện rõ qua những nghi thức ứng xử ngơn ngữ. Theo các nhà nghiên cứu lý thuyết giao tiếp và lý thuyết lịch sự thì cĩ hai nhân tố quan trọng, đáng chú ý trong quá trình giao tiếp, đĩ là: thứ nhất quan hệ “vai xã hội” giữa những ngƣời tham gia giao tiếp, thứ hai là tình huống và bối cảnh giao tiếp. Trong trị chuyện cũng tuân theo nhiều qui tắc,

ví dụ nhƣ theo R.Lakoff, nhà ngơn ngữ học xã hội Mỹ nêu lên một số qui tắc lịch sự nhƣ: khơng áp đặt, khơng dồn ép người đối thoại; mở ngỏ lời đối thoại;

tạo ra sự thoải mái, dễ chịu cho người đối thoại.

Từ các lý thuyết giao tiếp cho thấy hiện nay, nhiều ngƣời dẫn đã sử dụng từ ngữ khơng đúng nguyên tắc phép lịch sự, trong đĩ nổi bật là “tơi muốn”, ơng “cĩ thể”.

Trong bối cảnh phỏng vấn và giao lƣu, nghĩa của từ muốn tốt ra cái tơi

chủ quan đậm nét của ngƣời nĩi, gần nhƣ áp đặt yêu cầu, điều khiển ngƣời đối thoại, khiến khách mời cảm thấy khơng thoải mái, phải làm theo chủ ý của ngƣời dẫn, khơng cĩ quyền chọn lựa. Bên cạnh đĩ, nĩ cịn tiềm ẩn thái độ khơng khiêm nhƣờng, nhất là với những ngƣời cĩ vai vế trong xã hội hoặc những khách mời lớn tuổi. Ví dụ dẫn chƣơng trình Kim Ngân, cịn rất trẻ, hỏi một thầy giáo trong chƣơng trình 8H tối thứ 6:

“Tơi muốn lắng nghe thêm ý kiến của ơng Nguyễn Đình Huy, là trực tiếp

hiện nay đang giảng dạy mơn lịch sử cho các em học sinh […].

(8H tối thứ 6, ngày 6/10/2006) Cĩ thể thay thế từ muốn bằng các từ khác nhƣ xin, xin phép, xin được, mong muốn được, cho phép chúng tơi được…Điều này sẽ làm giảm nhẹ tính áp

đặt, lực điều khiển và gia tăng mức lễ độ, lịch sự, đồng thời tranh thủ sự hƣởng ứng, đồng tình từ phía khách mời.

Cách để bày tỏ ý muốn “đề nghị, thỉnh cầu, cầu khiến” cịn cĩ nhiều nghi thức ứng xử ngơn ngữ phù hợp, nhƣ khách quan hĩa hành vi cầu khiến qua việc sử dụng ngơi, ví dụ: đơng đảo người xem truyền hình muốn biết, khán giả rất nĩng lịng chờ đợi v.v..

Trong khi trị chuyện, hỏi đáp, động từ cĩ thể cĩ tần số xuất hiện cịn cao

hơn động từ muốn. Rất nhiều ngƣời dẫn hiện nay đã sử dụng nĩ nhƣ một thĩi

quen khơng thể bỏ đƣợc. Trong tiếng Việt, động từ cĩ thể thƣờng đƣợc dùng

trong câu tƣờng thuật. Ngữ nghĩa của nĩ là cĩ khả năng hoặc cĩ điều kiện. Tuy nhiên, trong lúc dẫn thì ngƣời dẫn thƣờng hay sử dụng từ này để biểu thị ý cầu khiến. Do đĩ, ý nghĩa của từ này bị nhiễm sắc thái nghĩa áp đặt, quyết định, điều khiển. Chúng ta cĩ thể thay bằng các từ cĩ sắc thái khiêm nhƣờng nhƣ: xin vui lịng, vui lịng…

Hoặc vẫn dùng động từ cĩ thể nhƣng biến phát ngơn khẳng định sang phát ngơn khẳng định mang đuơi nghi vấn mang hàm ý cầu khiến. Đây là cách mà nhiều ngƣời dẫn sử dụng, nhƣ: khơng ạ, ạ, được khơng ạ, chứ ạ…

“Anh cĩ thể bật mí một chút về chặng đường đến với nhiếp ảnh của anh

khơng ạ?”

(Trị chuyện cuối tuần, HTV7, ngày 8/10/2006)

Với ngữ điệu giáng chấm dứt bằng tiểu từ ạ, luơn thể hiện đƣợc sự mềm

mại, dịu dàng, tình cảm, dễ tạo đƣợc thiện cảm cho ngƣời nghe.

-Hội chứng “Dạ, vâng”:

Trong khi giao tiếp với khách mời, để tạo khơng khí thân mật cũng nhƣ là kết nối câu chuyện giữa khách mời này với khách mời khác, MC thƣờng cĩ những câu giao đãi nhƣ: vâng; dạ; vâng, cảm ơn; vâng, xin mời; dạ vâng…

Điều đáng nĩi ở đây là hiện tƣợng dùng từ “vâng”, “dạ vâng” liên tục của ngƣời dẫn đã gây khĩ chịu cho ngƣời xem.

Theo từ điển tiếng Việt, vâng là tuân theo: vâng lời, vâng lệnh. Từ “vâng”, với chức năng là một phĩ từ dùng khi trả lời một cách lễ độ, tỏ ý ƣng thuận hay nhận là đúng. Khảo sát các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, dễ dàng gặp rất nhiều những từ vâng khơng đúng chỗ. Vào cuộc trị chuyện, chƣa ai nĩi gì, ngƣời dẫn

chƣơng trình đã vâng để mở đầu câu chuyện. Hoặc sau câu nĩi của khách mời, khơng cĩ ý kiến gì để đồng tình, nhƣng ngƣời dẫn vẫn sử dụng từ vâng.

Trong chƣơng trình Giờ cao điểm, VTV1, ngày 11/10/2006, đoạn ngƣời dẫn Diệp Anh cảm ơn khách mời đã phát biểu và mời khán giả phát biểu:

“Dạ vâng, xin cảm ơn ơng. Chúng tơi muốn được biết ý kiến của khán giả cĩ mặt trong trường quay ạ? (MC nhìn xuống khán giả)

Dạ vâng, xin mời khán giả. (Một khán giả cầm mic).

Theo quan điểm của bác thì làm thế nào để cĩ thể xác định mức độ trung thực của cơng chức hay khơng việc kê khai tài sản ạ? Vâng, xin mời bác ạ”.

Cũng trong chƣơng trình này, chúng tơi thống kê cĩ hơn 30 từ “vâng”, “dạ vâng” mà MC đã dùng để bắt đầu cho lời cảm ơn hoặc xin mời.

Ngơn ngữ ngƣời dẫn là ngơn ngữ nĩi. Do đĩ, với phong cách này ở mức độ nào đĩ, khơng địi hỏi lời nĩi phải văn hoa bĩng bẩy. Để giữ khán giả ngồi lại xem kênh truyền hình của mình, đừng dùng những lập luận hay cấu trúc phức tạp, “đại kỵ” lối văn phong “đại ngơn”, “đao to búa lớn”, rập khuơn, sáo mịn. Ngơn ngữ đi vào đời thƣờng càng dung dị, đơn giản, dễ hiểu càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)