Bàn về xưng hơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 75 - 78)

b. Cĩ nhiều yếu tố dư hoặc tỉnh lược: thể hiện rõ nét nhất phong cách của

2.2.3.3 Bàn về xưng hơ

Trong suốt buổi trị chuyện, xƣng hơ luơn là yếu tố xuyên suốt mà ngƣời dẫn phải quan tâm. Chính trong việc lựa chọn hình thức xƣng hơ cần thiết đã ẩn chứa “những tảng đá ngầm”, nhất là đối với ngƣời Việt Nam, ngơi thứ rộng, quan hệ vai phức tạp. Cách xƣng hơ thể hiện đƣợc ngƣời dẫn cảm nhận nhƣ thế nào về khách mời. Xƣng hơ khơng cần trịnh trọng quá nhƣng cũng khơng đƣợc phép thân mật quá. Vấn đề xƣng hơ của ngƣời dẫn chƣơng trình hiện nay cũng gây nhiều tranh cãi.

Cĩ thể hiểu xƣng là cách ngƣời nĩi của Đài tự gọi tên mình, vai mình với ngƣời đối thoại. Hơ là cách gọi ngƣời khác bằng đại từ nhân xƣng hay danh từ đã trở thành đại từ hoặc lâm thời giữ chức năng đại từ, tính từ danh hĩa. Cĩ thể phân biệt bốn cách xƣng hơ chính: cách xưng hơ trịnh trọng, cách xưng hơ thân

mật, cách xưng hơ lễ phép và cách xưng hơ kém lịch sự.

Nhiều ý kiến cho rằng trong cách xƣng hơ giữa ngƣời dẫn với các đối tƣợng, cần cĩ một nhất quán. Khơng nên xƣng hơ với các lãnh đạo cao cấp theo lối thân mật. Khá nhiều chƣơng trình ngƣời dẫn sử dụng nhiều cách xƣng hơ đối với một nhân vật trong cùng một chƣơng trình. Ví dụ, trong chƣơng trình Ngƣời đƣơng thời giao lƣu với Thứ trƣởng Bộ thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh, Tạ Bích Loan đã xƣng hơ theo nhiều cách: Tơi, chúng tơi - chị, chúng ta, chúng tơi - Thứ trƣởng. Hay chƣơng trình giao lƣu với các chiến sĩ đảo Nam yết, chị xƣng hơ: Tơi – Đồng chí, anh với ngƣời lớn tuổi, tơi- bạn với ngƣời trẻ.

Giao lƣu là một chƣơng trình ít nhiều ngƣời dẫn và khách mời cĩ sự gần gũi với nhau trong lúc trị chuyện. Cĩ thể cĩ đối tƣợng giao lƣu khơng thể sử dụng lối xƣng hơ thân mật thì cũng khơng nên xƣng hơ trịnh trọng. Bởi trịnh trọng quá sẽ dẫn đến sự xa cách với nhân vật. Ví dụ nhƣ cách xƣng hơ dƣới đây:

“Với nghệ sĩ nhân dân Ứng Duy Thịnh và nhà lý luận phê bình Ngơ Thái

Phiên thì các vị nghĩ như thế nào đối với cái mà chúng ta gọi là kịch múa đương đại Việt Nam?”

(Diễn đàn văn học nghệ thuật, VTV1, ngày 13/10/2006) “Xin các vị, với tư cách là những người trong nghề, các vị cho biết về cái

mà chúng ta đang nĩi là thiết kế sân khấu hiện đại của ta hiện nay nĩ đang đứng ở vị trí nào […]?”

(Diễn đàn văn học nghệ thuật, VTV1, ngày 27/10/2006) Trong phiếu điều tra xã hội học, chúng tơi đã thu đƣợc những kết quả của khán giả nhìn nhận về cách xƣng hơ là rất tƣơng đối.

68.3% 78.2% 78.2% 94.9% 35.3% 31.7% 21.8% 5.1% 64.7% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0%

Xung ho theo vai ve, quan he xa

hoi

Xung ho theo muc do tuoi tac

Tuy theo hoan canh ma chon cach xung ho

Duy nhat mot cach xung ho Nen Khong nen

Bảng 2.1: CÁCH XƢNG HƠ

Theo bảng 2.1, cho thấy rằng, tùy theo hồn cảnh mà chọn cách xưng hơ là đƣợc sự đồng tình cao nhất. Trong nhiều trƣờng hợp nhân vật khơng quen với

lối xƣng hơ trịnh trọng. Nếu gị nhân vật theo lối xƣng hơ chuẩn, sẽ làm nhân vật khơng tập trung, gƣợng gạo và thiếu tự tin ngay. Hoặc khi nhân vật khơng đáp lại lối xƣng hơ thân mật mà ngƣời dẫn cứ sa đà vào lối xƣng hơ này, sẽ làm cho ngƣời giao lƣu cảm thấy khĩ chịu. Tùy hồn cảnh mà chọn cách xƣng hơ cũng cĩ nghĩa là tùy theo từng đối tƣợng.

Cách xƣng hơ theo từng đối tƣợng cụ thể mà kết quả khảo sát thu đƣợc nhƣ sau:

-Với đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo cao cấp, cách xƣng hơ mà khán giả đồng tình nhất là tơi – ơng (bà). Bên cạnh đĩ, cũng cĩ thể hơ theo chức vụ, chức danh, đồng chí. Ít khán giả đồng tình với cách xƣng hơ theo mức độ tuổi tác với nhĩm đối tƣợng này.

-Với đối tƣợng là tầng lớp trí thức, cách xƣng hơ đƣợc đồng tình nhất là Tơi – anh (chị), ơng (bà). Hoặc cĩ thể chấp nhận ở mức thấp hơn là xƣng hơ theo học hàm học vị. Ƣu tiên cuối cùng là xƣng hơ theo mức độ tuổi tác.

-Với đối tƣợng là ngƣời lao động thì cách xƣng hơ theo mức độ tuổi tác là lựa chọn đầu tiên. Khán giả đồng tình lựa chọn tiếp theo là xƣng hơ Tơi – anh (chị), ơng (bà).

- Với đối tƣợng là học sinh-sinh viên: Cách xƣng hơ Tơi - bạn là ƣu tiên đầu. Lựa chọn thứ hai là Tơi, anh (chị) - Em. Cách xƣng hơ cũng đƣợc nhiều ngƣời gợi ý là gọi tên khách mời trong lúc giao lƣu.

-Với các đối tƣợng khác thì ƣu tiên hàng đầu là “tùy hồn cảnh” để chọn cách xƣng hơ phù hợp. Trong đĩ, theo mức độ tuổi tác cũng là ƣu tiên đƣợc chọn.

Gọi tên khách mời để trị chuyện là một trong những bí quyết của ngƣời dẫn. Theo các chuyên gia tâm lý thì khơng gì dễ chịu bằng gọi ngƣời ta bằng tên: “Âm nhạc hài hịa nhất đối với người đang trị chuyện là tên người ta được

nêu lên”. Đây là một trong 10 điều cần thiết để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp

với khách mời mà Malcolm Gray chia sẻ khi trị chuyện trƣớc cơng chúng.

Hiện nay, nhiều ngƣời dẫn xƣng tên của mình với nhân vật. Với nhiều đối tƣợng nhân vật, đây cũng là cách xƣng thú vị:

“Xin phép cho Quỳnh Hương được hỏi chị Thủy là, mình là phụ nữ thì chắc chắn mình phải thực tế hơn ơng chồng của mình một chút rồi. Anh chuyển sang cơng việc mới, chị đĩn nhận cái tin đĩ với độ sốc như thế nào?”

(Trị chuyện cuối tuần, HTV7, ngày 8/10/2006) Bên cạnh đĩ, một trong những chiến lƣợc quan trọng để cĩ thể thành cơng trong cách xưng của ngƣời dẫn là sử dụng các dấu hiệu nhận diện đồng nhĩm:

- “Thưa bà, anh Thực nhà ta là con thứ mấy của bà?”

- “[…] Cơng an thị xã Sơng Cơng của chúng ta đã tạo điều kiện gì để giúp đỡ gia đình anh Thực ạ?”

(Ngƣời xây tổ ấm, VTV1, ngày 25/7/2005) Xƣng hơ là một nghi thức văn hĩa trong giao tiếp xã hội. Trong xƣng hơ ngƣời dẫn cần biết mình đang là ngƣời ở quan hệ vai đại điện cho nhà Đài. Do đĩ, mỗi tình huống, mỗi thời điểm, mỗi đối tƣợng cần chọn cách xƣng hơ phù hợp. Khơng quá cứng nhắc cũng khơng quá dễ dãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)