Đặc điểm về xuất xứ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt và cách chuyển dịch sang tiếng Anh (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 2 : TỪ NGỮ ẨM THỰC TRONG TIẾNG VIỆT

2.1. Đặc điểm về xuất xứ và cấu tạo

2.1.1. Đặc điểm về xuất xứ

Với hơn 1000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm đơ hộ của phƣơng Tây đã hình thành nên lớp từ vựng tiếng Việt đa dạng về nguồn gốc. Trong q trình tiếp xúc về chính trị, văn hĩa, ẩm thực cũng theo ngƣời Trung Quốc, ngƣời Pháp, ngƣời Mỹ vào Việt Nam. Đến thời kỳ đổi mới, từ năm 1986, việc tiếp xúc văn hĩa cĩ phần cởi mở hơn, việc giao thƣơng qua lại giữa các nƣớc cũng nhiều hơn và đặc biệt là đời sống con ngƣời đƣợc cải thiện tốt hơn. Những thay đổi về mặt kinh tế xã hội tác động khơng nhỏ đến đời sống con ngƣời, con ngƣời từ ăn no chú trọng đến ăn ngon hơn. Dần dần mĩn Tây hiện hữu trong đời sống của ngƣời Việt ngày càng nhiều, nhất là ở các đơ thị lớn.

Do vậy, trong kho từ ngữ ẩm thực tiếng Việt cĩ nhiều nguồn gốc khác nhau: từ thuần Việt, từ vay mƣợn Hán, vay mƣợn Pháp, Mỹ…

Những năm gần đây, trong quá trình tiếp xúc, mĩn ăn của các nƣớc cũng du nhập vào Việt Nam nhiều hơn và hầu nhƣ vẫn giữ nguyên cách gọi ở bản địa, ví dụ mĩn susi của Nhật, chí mà phù, mí vằn thắn…của Trung Quốc, hay một số thƣơng hiệu nhƣ KFC - mĩn gà rán của Mỹ vào Việt Nam vẫn là KFC…Xem xét kho từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt, số lƣợng từ này khơng nhiều, nhƣng nếu quá trình tiếp xúc vẫn diễn ra nhƣ hiện nay thì số lƣợng từ bổ sung vào lớp từ này sẽ nhiều hơn lên. Chúng ta thử xem xét lớp từ ngữ ẩm thực tiếng Việt cĩ gốc ngoại lai Hán, Ấn - Âu, Nhật - Hàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt và cách chuyển dịch sang tiếng Anh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)