Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG I : VĂN HÓA ĐỌC

1.1. Những vấn đề lý luận chung về văn hóa đọc

1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa đọc

a) Yếu tố cá nhân

Đây là chủ thể của hoạt động đọc, là yếu tố quyết định đến văn hóa đọc của bản thân từng cá nhân và của cả cộng đồng. Yếu tố cá nhân bao gồm có: trình độ học vấn, nhân cách, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính,

Trình độ có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của mỗi ngƣời. Nhu cầu đọc, nhu cầu tin của con ngƣời tỷ lệ thuận với trình độ văn hóa, trình độ học vấn. Ngƣời đọc có trình độ văn hóa cao, hiểu biết rộng thì có nhu cầu nhận thức rất cao, khát khao hiểu biết nhiều hơn nữa. Nhu cầu đọc, nhu cầu tin của họ vì thế sâu hơn trong từng lĩnh vực, rộng hơn về mặt xã hội bởi có sự hỗ trợ của tƣ duy khoa học và hệ thống tri thức làm nền tảng cho sự tiếp nhận và giải mã thông tin. Nhu cầu về thẫm mỹ, thị hiếu đọc cao hơn, lành mạnh hơn do các yếu tố tri thức hỗ trợ. Họ cũng là ngƣời có khả năng tiếp cận các phƣơng tiện tìm kiếm hiện đại, các thông tin đƣợc truyền tải dƣới dạng hiện đại hơn.

Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ. Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động, là thƣớc đo giá trị của mỗi con ngƣời trong xã hội. Nhân cách càng phát triển hoàn thiện, con ngƣời càng có khả năng tham gia nhiều loại hoạt động khác nhau, nhu cầu đọc, nhu cầu tin càng cao và phong phú hơn. Những đặc điểm riêng trong nhân cách mỗi ngƣời cũng tạo nên phong cách hành vi đặc trƣng trong quá trình tìm kiếm, tiếp nhận tạo nên thói quen đọc riêng biệt của mỗi ngƣời hay từng nhóm ngƣời đọc. Các yếu tố tâm lý này ảnh hƣởng thƣờng xuyên, xuyên suốt cả quá trình từ nhu cầu, tìm kiếm, tiếp cận, quá trình đọc tài liệu, tiếp nhận thông tin, đánh giá tài liệu.

Nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo trong một giai đoạn rất dài của cuộc đời, từ khi con ngƣời trƣởng thành đến hết tuổi lao động. Vì vậy, tính chất nghề nghiệp có ảnh hƣởng lớn tới xu hƣớng của con ngƣời, tới hệ thống nhu cầu, trong đó có nhu cầu đọc.

Trong hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi mỗi ngƣời phải có tri thức và kinh nghiệm nhất định. Bởi, đây là phƣơng tiện hoạt động ảnh hƣởng khá lớn tới năng suất lao động của họ, đồng nghĩa ảnh hƣởng tới mức thu nhập và điều kiện sinh tồn của mỗi ngƣời. Xã hội càng phát triển thì vai trò của tri thức và kinh nghiệm càng đƣợc nâng cao. Tri thức

và kinh nghiệm đƣợc tích lũy trong quá trình lao động, học hỏi và đặc biệt việc đọc tài liệu. Mỗi nghề nghiệp có tính chất và nhu cầu khác nhau, trong đó có nhu cầu đọc.

Lứa tuổi có ảnh hƣởng lớn tới nhu cầu đọc. Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời con ngƣời có những đặc điểm tâm lý ảnh hƣởng khá rõ rệt tới nội dung và phƣơng thức thỏa mãn nhu cầu đọc, nhu cầu tin. Có thể chia cuộc đời con ngƣời thành bốn giai đoạn lứa tuổi tƣơng ứng với những hoạt động chủ đạo có tính chất khác nhau: giai đoạn trƣớc tuổi học, giai đoạn học tập, giai đoạn tham gia lao động sản xuất, giai đoạn nghỉ lao động. Mỗi lứa tuổi có nhu cầu đọc khác nhau, phƣơng pháp thỏa mãn nhu cầu đọc cũng khác nhau.

Giới tính ảnh hƣởng nhiều đến nhu cầu đọc của con ngƣời. Do đặc điểm sinh lý khác nhau, các giới khác nhau có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Nam giới có tính cách mạnh mẽ, tự tin, thích tìm tòi cái mới, giải quyết vấn đề theo tƣ duy logic,…Chính vì vậy nam giới có nhu cầu đọc, nhu cầu tin thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Còn nữ giới dịu dạng, tế nhị và thích biểu lộ tình cảm… Họ có nhu cầu đọc, nhu cầu tin thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật nhiều hơn ngay cả khi họ hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

b) Yếu tố môi trƣờng

Môi trƣờng tự nhiên bao gồm khí hậu, hạn hán, động đất… ảnh hƣởng đến điều kiện sống của con ngƣời. Tâm lý học Mác xít khẳng định yếu tố địa lý, tự nhiên không phải là yếu tố quyết định trong việc hình thành và phát triển tâm lý con ngƣời nhƣng có để lại những dấu ấn nhất định. Những vùng đất khác nhau thƣờng để lại những dấu ấn khác nhau trong tính cách và xu hƣớng hoạt động của con ngƣời sinh sống tại đó. Để duy trì sự sống của mình, con ngƣời luôn tìm hiểu tự nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên, ý thức đó có ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của một số nhu cầu hiểu biết nào đó.

Môi trƣờng kinh tế xã hội. Đời sống văn hóa tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu đọc phát triển. Nền văn hóa phát triển sẽ sản sinh ra thông tin đa dạng, sẽ đƣợc lƣu giữ và chuyển tải bằng nhiều phƣơng tiện khác nhau để có thể bảo quản và lƣu truyền lại cho các thế hệ sau. Nhu cầu tin đƣợc thỏa mãn sẽ bền vững và sâu sắc hơn.

Tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất ảnh hƣởng trực tiếp tới nhu cầu đọc. Trình độ sản xuất càng cao đòi hỏi phải có nhiều thông tin và kiến thức hơn, đồng thời cũng sản sinh ra các phƣơng tiện truyền tin hiện đại hơn. Ngày nay, với các thành tựu

khoa học công nghệ hiện đại, tài liệu điện tử ngày càng phổ biến, thay thế tài liệu giấy truyền thống, mạng internet ngày càng phổ biến,... Bên cạnh đó, sản xuất phát triển làm cho đời sống vật chất đƣợc nâng cao đã ảnh hƣởng lớn tới đời sống văn hóa tinh thần của mỗi con ngƣời trong xã hội, trong đó có nhu cầu đọc, nhu cầu hiểu biết.

Truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc là những hệ giá trị đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của cộng đồng dân tộc. Với những dân tộc có truyền thống đề cao giá trị của sách thì văn hóa đọc rất phát triển. Vì vậy mà việc đọc sách ở mỗi quốc gia là khác nhau. Theo sự điều tra khảo sát của tổ chức NOP Worid Culture Score cho thấy ngƣời Ấn Độ có ngƣời đọc sách nhiều nhất với 10,7 giờ/tuần, Thái Lan 9,4 giờ/tuần, Trung Quốc 8 giờ/tuần, Nga 7,1 giời/tuần, Úc 6,3 giờ/tuần, Mỹ 5,7 giờ/tuần, Anh 5,3 giờ/tuần, Nhật 4,1 giờ/tuần, Hàn Quốc 3,1 giờ/tuần (Quang Hà (theo BBC) - Số ngƣời đọc sách theo khảo sát của tổ chức NOP Worid Culture Score trong tạp chí Xuất bản Việt Nam số 7/2005). Có thể nói truyền thống phong tục có ảnh đến từng cá nhân trong việc đọc sách.

Chế độ chính trị xã hội đƣợc xây dựng trên nền tảng một hệ tƣ tƣởng nhất định nào đó. Dựa thế giới quan và nhân sinh quan của hệ tƣ tƣởng, chế độ chính trị xã hội đề ra những mục đích, những lý tƣởng và những cách sống phù hợp. Vì vậy chế độ chính trị vì vậy là yếu tố quy định các thiết chế xã hội nhƣ tổ chức nhà nƣớc, nền luật pháp, nền giáo dục, nền văn hóa, nền kinh tế. Văn hóa đọc bị ảnh hƣởng rất lớn ở yếu tố này. Ở chế độ nào đề cao đến giáo dục và sách vở thì văn hóa đọc ở chế độ đó phát triển và ngƣợc lại. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong lịch sử giữa các dân tộc hay giữa các giai đoạn của một dân tộc.

Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là dạy con ngƣời cách làm ngƣời, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con ngƣời. Giáo dục cung cấp kiến thức, kỹ năng để con ngƣời xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh.

Giáo dục gia đình là môi trƣờng giáo dục đầu tiên, là trƣờng học đầu tiên của con ngƣời; Gia đình là hành trang không thể thiếu với mỗi cá nhân; Gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội. Cho nên giáo dục của gia đình có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con ngƣời.

Giáo dục gia đình là một truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. Con ngƣời nhận đƣợc sự giáo dục của gia đình ngay từ khi mới sinh ra bắt đầu từ những lời ru của mẹ, của ông bà. Nền giáo dục gia đình mang tính toàn diện, từ những kinh nghiệm

sống, những kiến thức thông thƣờng đến những bài học về đạo làm ngƣời, về những tiêu chuẩn đạo đức, những hệ giá trị của con ngƣời. Kinh nghiệm cho thấy, những ngƣời có văn hóa đọc bền vững phần lớn sinh ra và lớn lên từ những gia đình có truyền thống đọc sách.

Giáo dục học đƣờng là môi trƣờng giáo dục lâu dài và có tác động thƣờng xuyên tích cực đến mỗi cá nhân. Giáo dục học đƣờng là bộ phận quan trọng nhất đối với con ngƣời. Ảnh hƣởng của giáo dục học đƣờng tồn tại và phát triển không chỉ trong giai đoạn học tập mà cả trong suốt cuộc đời con ngƣời. Một nền giáo dục tiên tiến là một nền giáo dục giúp ngƣời học tự học, tự phát triển, giúp ngƣời học rèn luyện tính độc lập, tự chủ trong việc tích lũy kiến thức, giúp con ngƣời phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình. Vì vậy, một nền giáo dục tiên tiến bao giờ cũng ảnh hƣởng ngƣời học đến việc hình thành thói quen đọc bền vững, thái độ đúng đắn và kỹ năng đọc hiệu quả.

Điều kiện kinh tế - xã hội cũng có ảnh hƣởng lớn đến văn hóa đọc. Kinh tế phát triển, mức sống vật chất đƣợc nâng cao một mặt tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển, mặt khác nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin đã biến thông tin, tri thức trở thành nguồn lực phát triển của cá nhân và xã hội, đang thúc ép mọi ngƣời phải sở hữu đƣợc thật nhiều nguồn tài nguyên thông tin của xã hội. Nhu cầu học tập suốt đời trở thành điều kiện tồn tại của cá nhân và cộng đồng trong thời đại mới.

c) Sự phát triển của khoa học công nghệ

Khoa học kỹ thuật phát triển vƣợt bậc nhanh chóng làm thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội loài ngƣời. Thành tựu của khoa học kỹ thuật là sự xuất hiện của nhiều phƣơng tiện nghe nhìn, xuất bản phẩm điện tử, siêu văn bản, mạng Internet, … lại một lần nữa làm thay đổi sâu sắc và toàn diện văn hóa đọc mà theo dự báo trong 20-30 năm tới, tài liệu khoa học sẽ chỉ xuất bản trên môi trƣờng điện tử. Xuất bản phẩm trên giấy sẽ giảm đi rất nhiều và tạo ra một bƣớc ngoặt đối với văn hóa đọc. Văn hóa đọc trong thời đại của công nghệ thông tin sẽ đa chiều hơn, nhanh chóng và thuận lợi hơn nhƣng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ.

Trong lĩnh vực sách báo nếu trƣớc đây sách báo bằng giấy là kênh thông tin duy nhất, nhƣng với sự ra đời tiện ích và nội dung phong phú thì các phƣơng tiện viễn thông nhƣ amazon, ebook, các trang blog, các trang mạng khác đã tỏ ra ƣu thế và cạnh tranh bạn đọc với các thƣ tịch bằng giấy. Trong bài viết “Hƣớng tới ngƣời đọc, hƣớng phát triển cho các thƣ viện công cộng trong xã hội thông tin” Phạm Hồng Toàn trích dẫn về

sự công bố vào tháng 5/2010 của Google Ad Planned-GAP lƣợng ngƣời dùng internet của Việt Nam tăng lên 28 triệu và lƣợt xem là 14 tỷ. Nếu so sánh con số này với tổng số dân cả nƣớc thì vƣợt xa mơ ƣớc của ngành thƣ viện là từ 8-10% dân số đọc sách. Nếu cộng cả số ngƣời đọc sách báo điện tử và sách báo truyền thống thì số lƣợng bạn đọc tăng gấp bội. Đó là dấu hiệu tốt của một xã hội thông tin.Trƣớc đây việc xuất bản do việc xuất bản khó khăn, tốn kém, các cơ quan xuất bản ít nên thông tin đƣợc đƣa ra xã hội thông qua xuất bản có sự chọn lọc kỹ lƣỡng hơn và chậm hơn. Vì thế ngƣời đọc ít bị ảnh hƣởng bởi thông tin rác hoặc không có lợi cho sự hoàn thiện nhân cách và vốn tri thức của họ. Ngày nay, hoạt động đọc có thay đổi, nhiều trang mạng với thông tin rẻ tiền, độc hại, nhiều sách báo kể cả in ấn đƣợc xuất bản chui, không đƣợc kiểm soát…. Ngƣời đọc phải bơi lội trên cả núi thông tin hỗn độn. Công nghệ thông tin làm thay đổi bản thể của sách báo, mà sự thay đổi lớn nhất là phƣơng tiện lƣu giữ, truyền tải, là có nhiều hình thái ký hiệu ngoài chữ viết để lƣu giữ và truyền thông tin trong xã hội. Thay đổi đó làm cho hoạt động đọc cũng thay đổi. Trƣớc đây, việc tiếp cận với sách báo, ngƣời đọc ít bị chi phối bởi các thông tin rác hoặc các thông tin không có lợi cho sự hoàn thiện nhân cách và vốn tri thức của họ. Bởi xuất bản trƣớc có sự chọn lọc kỹ lƣỡng hơn. Bây giờ xuất bản sách cũng dễ dãi hơn bên cạnh đó có nhiều sách in lậu đƣợc bán trên thị trƣờng, ngoài ra trên mạng có nhiều thông tin rẻ tiền, thậm chí độc hại. Ngƣời đọc “bơi lội trên dòng sông ô nhiễm”

Việc tìm đƣợc những thông tin hữu ích phải yêu cầu bạn đọc có một trình độ và bản lĩnh nhất định, phải biết tìm ở đâu, tìm nhƣ thế nào, chọn lọc và đánh giá một cách sáng suốt. Nếu không tỉnh táo thì nguy cơ mất hết. Đây chính là vấn đề mà cả xã hội lo lắng và bận tâm.

d) Hoạt động thông tin thƣ viện

Thƣ viện là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và xã hội. Hoạt động thông tin thƣ viện chính là quá trình thu thập, xử lý, lƣu trữ và phổ biến thông tin, tài liệu cho ngƣời đọc. Hoạt động thông tin thƣ viện phải đảm bảo hai mặt song song, có mối quan hệ hữu cơ: lƣu trữ và sử dụng. Ngày nay vấn đề sử dụng phải là cơ bản. Vì vậy, hoạt động thƣ viện ảnh hƣởng rất lớn đối với sự phát triển của văn hóa đọc. Đó chính là vốn tài liệu phù hợp và đáp ứng nhu cầu đọc; Các sản phẩm và dịch vụ phong phú, chất lƣợng; Thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện… Có thể khẳng định, chất lƣợng hoạt động thƣ viện ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của văn hóa đọc của bạn đọc.

e) Phƣơng pháp đào tạo đại học

Phƣơng pháp đào tạo ảnh hƣởng rất lớn đối với sự phát triển của văn hóa đọc. Đổi mới giáo dục với nội dung chuyển từ đào tạo theo chế học phần sang đào tạo chế tín chỉ. Phƣơng pháp đào tạo theo chế học phần là phƣơng pháp học tập thụ động, giảng viên là ngƣời chủ động cung cấp kiến thức cho SV. Phƣơng pháp đào tạo theo chế tín chỉ là phong cách học tập chủ động. Với phƣơng pháp giáo dục theo chế tín chỉ giáo viên có vai trò hƣớng dẫn trên lớp và lấy ngƣời học làm trung tâm, ngƣời học là ngƣời tiếp nhận kiến thức nhƣng đồng thời cũng là ngƣời chủ động tạo kiến thức. Nhiệm vụ của ngƣời ở thế chủ động, nên việc tự học, tự nghiên cứu, đọc sách là nhiệm vụ chủ chốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 26 - 31)