Lịch sử văn hóa và chế độ chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 70 - 71)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC

2.1. Nội dung văn hóa đọc

2.2.2. Lịch sử văn hóa và chế độ chính trị

Năm 1927 cuốn sách “Đƣờng cách mạng” đƣợc in ấn, đây là cuốn sách đầu tiên do nền xuất bản cách mạng in. Ngày bế giảng lớp học và cũng là ngày đầu tháng 5 Nguyễn Ái Quốc đã rời Quảng Châu đi Thái Lan. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng lấy ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam (Ngày 23/4 là Ngày Bản quyền thế giới). Vì vậy vào những ngày đầu xuân Giáp Ngọ năm 2014, Thủ tƣớng Chính Phủ đã ký quyêt định Ngày Sách Việt Nam.

Năm 1945 các cục xuất bản thi nhau để khai trƣơng với một số lƣợng lớn báo chí, sách, truyện đƣợc phát hành nhƣng dƣới chế độ Thực dân – Phong kiến với chính sách mị dân, sách thời này có nhiều sách truỵ lạc, ngu dân.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này dân ta biết chữ rất ít, tỷ lệ mù chữ rất cao. Có ít ngƣời đọc sách. Còn những thành niên thành thị lúc bấy giờ bị chế độ mục ruỗng xô một số vào con đƣờng ăn chơi, truỵ lạc, sa đoạ họ là những ngƣời hiếm đọc sách. Còn những ngƣời có ham đọc thì là những đọc những sách nhảm giúp họ mơ màng trƣớc làm khói nha phiến.

Chỉ đến sau cánh mạng tháng Tám năm 1945, văn hoá đọc mới phát triển rộng rãi. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng ta rất chú trọng đến việc giáo dục và chữ Quốc ngữ. Đặc biệt là việc mở các lớp “bình dân học vụ” mở ở khắp nơi, mọi lúc kể cả đêm. Chỉ trong một thời gian ngắn, đa số ngƣời dân Việt Nam - từ thiếu nhi đến ngƣời già cả - đƣợc xóa nạn mù chữ, đều biết đọc biết viết; sách báo cách mạng đƣợc đƣa về tận thôn làng; văn hóa đọc phát triển một cách rộng rãi, trở thành phƣơng thức

hiệu quả nhất để tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, giác ngộ tƣ tƣởng tiến bộ cho nhân dân, phổ biến kiến thức khoa học – kỹ thuật, giáo dục lối sống văn minh, tiến bộ cho mọi tầng lớp nhân dân.

Trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ nền độc lập văn hóa đọc gặp khó khăn hơn trong việc phát triển về mặt qui mô, nhƣng lại làm cho khát khao đọc tăng lên, làm cho chất lƣợng đọc ngày càng cao, làm cho sách có thể đi vào tận chiến khu, vào từng nhà dân ở vùng nông thôn. Sau năm 1975, hòa bình lặp lại, do chính sách cấm vận của ngƣời Mỹ, nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vì thế, mặc dù đất nƣớc đã độc lập, hòa bình đã lặp lại, văn hóa đọc phát triển có phần hạn chế. Từ năm 1986 sau đổi mới, chúng ta hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho kinh tế, văn hoá … phát triển.

Nhƣ vậy, văn hóa đọc ở nƣớc ta có xuất phát điểm thấp. Bên cạnh đó, dù Nhà nƣớc có sự quan tâm đến sự nghiệp xuất bản sách, thƣ viện, nhƣng vẫn chƣa có những chính sách thật sự tƣơng xứng so với vai trò của lĩnh vực này trong sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 70 - 71)