Đặc điểm sinh viên trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội và vai trò của việc phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 39 - 43)

CHƢƠNG I : VĂN HÓA ĐỌC

1.3. Đặc điểm sinh viên trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội và vai trò của việc phát

triển văn hóa đọc cho sinh viên của trƣờng

1.3.1. Đặc điểm sinh viên trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

SV trƣờng ĐHBKHN có những đặc điểm chung của lứa tuổi thanh niên SV nhƣ tuổi đời còn trẻ, thƣờng từ 18 đến 25, sôi nổi, ham hiểu biết, ƣa thích cái mới và các hoạt động giao tiếp, có tri thức khoa học. Bên cạnh đó họ có những đặc điểm riêng do đƣợc đào tạo về khoa học công nghệ, có điều kiện tiếp thu những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ của thế giới, đồng thời đƣợc sống trong môi trƣờng thủ đo – trung tâm văn hóa khoa học của đất nƣớc.

SV dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xƣa nay khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, đôi khi cực đoan nếu không đƣợc định hƣớng tốt.

Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những ngƣời trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của CNTT (công nghệ thông tin) với tƣ cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trƣờng ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những ngƣời có tri thức nhƣ SV. Hình thành một phƣơng pháp tƣ duy của thời đại CNTT: Ngôn ngữ ngắn gọn viết bằng bàn phím thay bằng cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tƣợng trực quan. Con ngƣời vì thế sống trong môi trƣờng ảo và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trƣờng sống, SV thƣờng theo học tập trung, sinh hoạt trong một cộng đồng (trƣờng, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tƣơng đối đồng nhất về trí thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi.

Trong SV hiện nay đang diễn ra quá trình phân hóa, với hai nguyên nhân cơ bản: tác động của cơ chế thị trƣờng dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ SV chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tƣơng đồng dƣới đây:

Tính thực tế: thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hƣớng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm

việc cho tƣơng lai, định hƣớng công việc sau khi ra trƣờng, thích những công việc thu nhập cao,… Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ.

Tính năng động: Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty), hình thành tƣ duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh, muốn tự mình thành lập công ty ngay khi còn đang là SV), thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện). Nhiều SV cùng một lúc học hai trƣờng.

Tính cụ thể của lý tƣởng: Đang có một sự thay đổi trong lý tƣởng sống gắn liền với sự định hƣớng cụ thể. Một câu hỏi vẫn thƣờng đặt ra là: SV hôm nay sống có lý tƣởng không, lý tƣởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tƣởng của cá nhân và lý tƣởng của dân tộc, của nhân loại không. Có thể khẳng định là có, nhƣng đang xuất hiện những đặc điểm lý tƣởng có tính thế hệ, lý tƣởng gắn liền với bối cảnh đất nƣớc và quốc tế rất cụ thể. Lý tƣởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hƣớng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.

Tính liên kết (tính nhóm): Những ngƣời trẻ luôn có xu hƣớng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những mối quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Các nghiên cứu của hai nhà xã hội học ngƣời Pháp về bản sắc xã hội dƣới góc độ nhóm là Taspen và Turnez, đã đƣa đến kết luận: Tính nhóm phụ thuốc vào môi trƣờng xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong SV trƣớc xu hƣớng toàn cầu hóa (cả mặt thuận lợi và hạn chế của xu hƣớng này) đang hƣớng mạnh đến tính cộng đồng.

Tính cá nhân: Trào lƣu dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những ngƣời trẻ có học vấn là SV. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dƣờng nhƣ có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân, sự hy sinh và quan tâm đến ngƣời khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dƣới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quang với xung quanh ở một bộ phận SV.

Trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau. Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, luôn bộc lộ tính hai mặt: vừa có tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực.

Là SV nên đặc thù của việc học tập của SV ở đây chủ yếu là giờ học và thực hành ở trên lớp là chủ yếu, thời gian nghiên cứu ít, nên hầu hết SV ngoài thời gian lên giảng đƣờng đều dành cho thƣ viện. SV có nhiệm vụ học tập là chính do vậy xu hƣớng sử dụng những thông tin gắn liền với chƣơng trình học tập ở trƣờng nhƣ: sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số luận án, luận văn… để trực tiếp phục vụ cho môn học và chuyên ngành đào tạo.

Trƣờng Đại học Bách khoa là trƣờng đào cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao, và là trƣờng có giới tính nam cao hơn so với nữ. Do vậy nhu cầu đọc, nhu cầu tin của họ cũng nghiêng về kỹ thuật, công nghệ nhiều hơn.

Chính vì nhu cầu đọc, nhu cầu tin của SV ĐHBKHN thuộc khoa học công nghệ, loại tài liệu nƣớc ngoài, nhất là tiếng Anh khá nhiều kéo theo ảnh hƣởng đến nhu cầu đọc tài liệu nƣớc ngoài, đặc biệt là tiếng Anh cũng tƣơng đối lớn.

Bên cạnh đó SV ở đây vừa thuộc nhóm tuổi trẻ, năng động vừa là lớp SV đƣợc đào tạo chuyên ngành khoa học công nghệ cho nên nhu cầu đọc, nhu cầu tin và khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu trên các phƣơng tiện hiện đại khá tốt và nhạy bén.

Ngoài ra, đây là lứa tuổi học tập, muốn tìm tòi khám phá bản thân, khám phá thế giới, hoàn thiện bản thân do đó nhu cầu đọc tài liệu thuộc lĩnh vực đào tạo còn những nhu cầu đọc tài liệu về kiến thức đời sống xã hội, khám phá thế giới…

Đầu tƣ phát triển văn hóa đọc cho SV ĐHBKHN là một sự đảm bảo chắc chắn cho tƣơng lai của họ và cũng chính là đầu tƣ cho tƣơng lai của xã hội.

1.3.2. Vai trò của phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Với những đặc điểm của SV trƣờng ĐHBKHN nhƣ ở trên lại đặt trong môi trƣờng là nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ văn hóa đọc hơn bao giờ hết càng khẳng định vai trò của mình nhất là đối với SV – thế hệ trẻ của tƣơng lai đất nƣớc. Phải khẳng định rằng văn hóa đọc có vai trò đặc biệt trong mọi hoạt động và phát triển của SV: trong hoạt động và phát triển văn hóa, trong hoạt động giáo dục và tự giáo dục, trong hoạt động giải trí, cập nhật thông tin.

- Trong hoạt động và phát triển văn hóa. Đọc sách là giúp SV mở mang tầm mắt, hiểu biết về giá trị văn hóa dân tộc và trên thế giới, mà trên ghế nhà trƣờng không thể cung cấp đầy đủ cho SV.

- Vai trò giáo dục trong SV. Văn hóa đọc bản chất là hình thức tự học. Chính vì vậy việc đọc sách giúp mỗi con ngƣời sẽ tự hoàn thiện bản thân, phát triển nhân cách tức là có đủ phẩm chất đạo đức, có tài và năng lực, có đầy đủ những kỹ năng để bắt nhịp cuộc sống. Để cho mình sáng hơn và hoàn thiện ngƣời hơn.

+ Văn hóa đọc giúp hình thành thế giới quan khoa học hoàn chỉnh. Nhờ đó, SV có cái nhìn, đánh giá đúng đắn sự việc trong mọi hoạt động sống của mình.

+ Văn hóa đọc hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu những nội dung, môn học tại trƣờng. Đặc biệt hiện nay, với phƣơng pháp đào tạo theo tín chỉ, trên lớp thầy cô chỉ hƣớng dẫn nội dung, chỉ chỗ tài liệu và SV phải tự đọc, tự nghiên cứu vấn đề. Chính vì vậy, để có kết quả học tập tốt trên ghế nhà trƣờng SV phải nổ lực trong việc tự học và văn hóa đọc chính là công cụ và phƣơng tiện giúp cho SV hoàn thành nhiệm và và đạt đƣợc đỉnh cao.

+ Ngoài trƣờng học, văn hóa đọc là hình thức tự học giúp cho SV học tập suốt đời. Sau khi tốt nghiệp, hành trang vào đời của SV chỉ đƣợc chuẩn bị những kiến thức cơ bản, còn về những kiến thức cao hơn, những kinh nghiệm, những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống… còn phải đƣợc bổ sung, phát triển. Đọc sách là con đƣờng chính để SV học tập suốt đời.

+ Rèn luyện ngôn ngữ, giao tiếp. Văn hóa đọc là phƣơng tiện để rèn luyện ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong tài liệu là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ đã đƣợc chuẩn hóa. Thông qua đọc tài liệu, có thể bổ sung vốn từ vựng, làm phong phú ngôn ngữ của mình, đó là cơ sở tốt để phát triển tƣ duy, phát triển nhận thức. Qua đó giúp cho sinh có đƣợc những kỹ năng trong giao tiếp.

+ Đạo đức, lối sống và ứng xử. Văn hóa đọc giúp tiếp thu những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời, nhƣ tình yêu thƣơng cha mẹ, anh em; tình yêu đồng loại, sự hy sinh vì hạnh phúc của con ngƣời, ….; giúp họ trở thành ngƣời con hiếu thảo trong gia đình, ngƣời công dân tốt của xã hội.

Tóm lại, văn hóa đọc giúp nâng cao trình độ, phát triển toàn diện về năng lực của SV trong mọi hoạt động tồn tại và phát triển của cá nhân: năng lực nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu, năng lực giao tiếp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 39 - 43)