Đánh giá về thực trạngvăn hóa đọc của sinh viên trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 81)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC

2.3. Đánh giá về thực trạngvăn hóa đọc của sinh viên trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

2.3.1. Ƣu điểm

- Nhu cầu đọc

Trong nhu cầu đọc về nội dung tài liệu, nhìn chung SV trƣờng ĐHBKHN có nhu cầu rất phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, nhu cầu đọc về nội dung khoa tự nhiên, chuyên ngành đƣợc đào tạo là những nhu cầu hàng đầu hiện nay của SV. Mục đích đọc xuất phát liên quan với nhu cầu đọc tài liệu. SV có nhu cầu đọc nội dung về chuyên ngành đƣợc đào tạo, chuyên ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật có tỷ lệ cao là do mục đích đọc của SV chủ yếu là phục vụ học tập (gần 75%). Con số này đƣợc đánh giá là phù hợp với hoạt động học tập của SV.

- Thói quen, sở thích

Nhìn chung, đa số SV trƣờng ĐHBKHN có thói quen đọc sách mỗi ngày. Điều này đƣợc chứng minh qua 86% SV dành thời gian mỗi ngày cho việc đọc sách. Đây là một kết quả đƣợc đánh giá rất quan trọng trong sự nhận định về sự phát triển văn hóa đọc của SV Bách khoa Hà Nội hiện nay. Mặc dù phần lớn SV dành thời gian 1-2 tiếng đồng hồ mỗi ngày cho việc đọc sách là nhiều (hơn 60%), còn lại từ 3 tiếng trở lên là không nhiều.

Hầu hết SV trƣờng ĐHBKHN có sử dụng thƣ viện cho mục đích học tập và nghiên cứu (hơn 95%). Đây là con số đáng chú ý. Tuy nhiên đó mới chỉ là số lƣợng sử dụng thƣ viện, tuy nhiên đây cũng chính là yếu tố có thể phát triển thành thói quen sử dụng thƣ viện hàng ngày trong phát triển văn hóa đọc.

SV ĐHBKHN có sở thích sử dụng loại hình tài liệu là sách in và sách báo trên mạng (56,4% có sở thích sử dụng sách in, 52,5% có sở thích sử dụng sách báo trên mạng). Đây là ƣu điểm, bởi nó phù hợp với sự phát triển hiện nay của tài liệu.

Về sở thích đọc sách, phải khẳng định rằng SV Bách khoa có sở thích đọc sách (gần 54%). Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên và tác động đến sự phát triển văn hóa đọc trong SV Bách khoa hiện nay.

Tóm lại, SV trƣờng ĐHBKHN có thói quen và sở thích đọc sách. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hóa đọc của SV Bách khoa Hà Nội.

- Trình độ đọc

Về trình độ tìm kiếm tài liệu: SV trƣờng Bách khoa Hà Nội có trình độ và biết xác định đƣợc các nguồn tra cứu, khai thác và thu thập tài liệu: đó chính là nguồn thƣ viện, internet, tài liệu tra cứu… Trong đó đặc biệt có 98 % đã khẳng định thƣ viện có vai trò và mức độ quan trọng trong sự phát triển văn hóa đọc, trong giáo dục…

Về công cụ tra cứu thì SV ĐHBKHN có sử dụng các công cụ tra cứu phổ biến và các công cụ đƣợc sử dụng trong trƣờng và thƣ viện thuộc ĐHBKHN: google, website thƣ viện Tạ Quang Bửu, Mục lục tra cứu trực tuyến của Thƣ viện, EBSCOHost, ProQuest của Thƣ viện mua.

Về phƣơng pháp tìm kiếm tài liệu thì SV có sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp tìm kiếm đơn giản và phƣơng pháp tìm kiếm nâng cao.

Về khả năng đánh giá tài liệu: thì nhìn chung SV ĐHBKHN có khả năng trong đánh giá thông tin tài liệu. Việc đánh giá đƣợc SV sử dụng qua nhiều tiêu chí: tên tài liệu, tên tác giả, nội dung tài liệu, năm xuất bản, nhà xuất bản.

Về trình độ ngôn ngữ: Ngoài tiếng Việt SV ĐHBKHN có trình độ về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh với (40,3% đọc tài liệu anh văn).

Về phƣơng pháp đọc sách: SV ĐHBKHN có sử dụng nhiều phƣơng pháp đọc sách. Trong đó, đặc biệt là phƣơng pháp đọc trọng điểm, tập trung trong khi đọc, vừa đọc vừa ghi chú lại, đọc nghiền ngẫm, đọc chủ động… đƣợc SV chú trọng.

Về năng lực tiếp nhận tri thức, trong đó đáng chú ý là thói quen hệ thống hóa kiến thức qua việc đọc tài liệu (75%)

- Văn hóa ứng xử trong sử dụng thƣ viện

Hầu hết SV trƣờng ĐHBKHN có tầm hiểu biết và có thái độ trong văn hóa ứng xử khi sử dụng thƣ viện và tài liệu của thƣ viện: đó chính là am hiểu về nội quy thƣ viện trong việc sử dụng và giữ gìn tài liệu, tài sản của thƣ viện: không ký nháp, cắt xé tài liệu của thƣ viện, đăng ký với thƣ viện khi có nhu cầu photocopy tài liệu của thƣ viện, giữ trật tự và vệ sinh trong không gian thƣ viện…

- Về khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của thƣ viện Tạ Quang Bửu

Hầu hết SV trƣờng ĐHBKHN cho rằng thƣ viện Tạ Quang Bửu đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đọc của họ (51% SV cho rằng thƣ viện Tạ Quang Bửu đáp ứng đƣợc trên 50% nhu cầu đọc của họ, còn lại là đáp ứng đƣợc dƣới 50% nhu cầu của họ)

Các sản phẩm và dịch vụ của thƣ viện đƣợc SV đánh giá là trung bình và tốt chiếm tỷ lệ rất cao. Bên cạnh đó về năng lực và thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện có thể khẳng định là tƣơng đối tốt có khả năng đáp ứng so với nhu cầu của thực tiễn.

2.3.2. Hạn chế - Nhu cầu đọc - Nhu cầu đọc

+ Mặc dù SV Bách khoa Hà Nội có nhu cầu đọc sách tƣơng đối cao, tuy nhiên mục đích đọc sách còn chƣa hợp lý. Với mục tiêu chiến lƣợc xây dựng Trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ tiên tiến của Việt Nam. Tuy nhiên SV thuộc trƣờng đại học đứng đầu trong cả nƣớc về nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhƣng tỷ lệ SV có mục đích đọc sách phục vụ cho nghiên cứu khoa học còn quá thấp (gần 25 %). Đây là tỷ lệ gần nhƣ là thấp nhất, chỉ đứng trên mục đích đọc

sách phục vụ cho nhu cầu hoạt động nghề nghiệp một tỷ lệ không đáng kể. Trong khi mục đích đọc sách cho nhu cầu giải trí lại rất cao gần 52%. Nhƣ vậy, đây là tỷ lệ chƣa cân xứng cần phải đƣợc điều chỉnh cho phù hợp.

+ Ngoài ra, xét về mục đích sử dụng internet của SV còn nhiều bất cập: tỷ lệ SV sử dụng internet nhằm mục đích tìm tài liệu nghiên cứu, học tập không cao (53%), trong khi mục đích sử dụng internet tìm kiếm thông tin giải trí lại rất cao (68%). Vậy là mục đích sử dụng internet của SV trong các hoạt động của mình chƣa đƣợc phù hợp, cần phải đánh giá lại.

Nhƣ vậy, so sánh giữa việc sử dụng sách và internet trong hoạt động học tập, giải trí và cập nhật thông tin cũng chƣa hợp lý, nhất là việc sử dụng internet. Mục đích sử dụng internet của SV dừng nhƣ đối nghịch với mục đích sử dụng sách. Trong khi, internet là một kênh bổ sung cho sách in, phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu của SV rất hiệu quả. Nhƣng thực trạng cho thấy, mục đích chính sử dụng internet vẫn là giải trí, chứ không phải là học tập.

- Thói quen, sở thích

Tuy SV ĐHBKHN có thói quen đọc sách hàng ngày, nhƣng thực chất chƣa dành nhiều thời gian cho việc đọc sách (trên 2 tiếng mỗi ngày còn quá nhỏ).

Dù SV ĐHBKHN có ƣu điểm là SV sử dụng thƣ viện cho hoạt động học tập và nghiên cứu chiếm tỷ lệ gần nhƣ là tuyệt đối, nhƣng về thời gian sử dụng, thói quen đến thƣ viện vẫn là một vấn đề cần đƣợc đặt ra để nghiên cứu. Tỷ lệ SV sử dụng thƣ viện theo thói quen hàng ngày không nhiều 14,4%, mà chủ yếu gần đến kỳ thi họ mới đến thƣ viện hoặc 1 tuần đến thƣ viện 1 lần. Đặc biệt vẫn còn SV của trƣờng mà không bao giờ đến thƣ viện trƣờng và tỷ lệ không thƣờng xuyên đến thƣ viện cũng rất cao.

- Trình độ đọc

Trình độ đọc liên quan mật thiết với trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa quyết định đến trình độ đọc. Tuy nhiên sinh viên là tầng lớp có trình độ văn hóa cao nhƣng nhìn chung trình độ đọc của SV trƣờng ĐHBKHN chƣa cao, bao gồm cả trình độ tìm kiếm, khả năng đánh giá, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng đọc sách, khả năng tiếp nhận tri thức. Cụ thể là: Chƣa đánh giá đúng mức về nguồn tìm kiếm và thu tập tài liệu trong thƣ viện và trên internet; Chƣa đánh giá và khai thác tài liệu một cách hiệu quả bằng những công cụ tra cứu của thƣ viện và internet, đặc biệt là cơ sở tra cứu của thƣ viện Tạ Quang Bửu (OPAC, EBSCOHost, ProQuest central); Phƣơng pháp tìm kiếm chủ yếu là

ở trình độ đơn giản còn ở trình độ tìm kiếm nâng cao chiếm tỷ lệ thấp gần 36%; Trình độ ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh nhƣng tỷ lệ có khả năng sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh cũng chƣa phải là cao, còn ngoại ngữ khác chiếm tỷ lệ không đáng kể; Sinh viên có sử dụng nhiều phƣơng pháp đọc nhƣng chƣa biết kết hợp các phƣơng pháp thành một kỹ năng đọc nhuần nhuyễn, bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ SV đọc thu động, vừa đọc vừa chơi; Vẫn còn SV đọc một cách mơ hồ, không hệ thống hóa kiến thức đã đọc, vẫn còn một số SV chƣa xác định đƣợc phƣơng tiện ảnh hƣởng đến sự phát triển của nhân cách và tài năng, còn nhiều SV chƣa biết sử dụng những giá trị tri thức trong học tập và nghiên cứu (chỉ có 43% SV có trích dẫn tài liệu khi nghiên cứu).

- Văn hóa ứng xử trong sử dụng thƣ viện

Trong thƣ viện Tạ Quang Bửu vẫn còn tồn tại tình trạng SV ghi chủ, cắt xé tài liệu của Thƣ viện. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại hiện tƣợng photocopy tài liệu của Thƣ viện mà không đăng ký với cán bộ thƣ viện.

- Về khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của thƣ viện Tạ Quang Bửu

Tuy thƣ viện Tạ Quang Bửu đƣợc đánh giá là có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của SV, nhƣng mức độ đáp ứng nhu cầu đọc thực tế chƣa cao (49% đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của Thƣ viện dƣới 50% nhu cầu). Nhƣ vậy, có thể khẳng định thƣ viện Tạ Quang Bửu mới chỉ đáp ứng đƣợc 50% nhu cầu đọc của SV.

2.3.3. Nguyên nhân - Nhu cầu đọc - Nhu cầu đọc

+ Tại sao nghiên cứu này cho thấy mục đích đọc sách để phục vụ nghiên cứu khoa học của SV Trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội còn thấp, trong khi chỉ tính năm học 2011 -2012, SV trƣờng đã đạt đƣợc nhiều kết quả cao trong học tập, nghiên cứu khoa học. 847 SV tham gia vào 422 công trình nghiên cứu. Hội đồng khoa học nhà trƣờng đã chọn và khen thƣởng 22 giải Nhất, 22 giải Nhì, 22 giải Ba trong số các công trình, đề tài NCKH của SV. Nhiều sản phẩm nghiên cứu đã đoạt giải cao trong các cuộc thi trong nƣớc và quốc tế, điển hình nhƣ sản phẩm "Hệ thống rửa quả lọc để tái sử dụng trong điều trị thận nhân tạo" đã giành giải nhất trong triển lãm Robocon Techshow lần thứ ba; đội thiết kế xe BK-Auto của SV Viện Cơ khí động lực tham gia cuộc thi "Lái xe sinh thái - tiết kiệm nhiên liệu 2011" đã giành giải nhì. Trong số 11 công trình gửi dự thi giải thƣởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam SV Trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội đã giành một giải

Nhất, hai giải Nhì, ba giải Ba và bốn giải Khuyến khích. Về thi Olympic, SV Trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội đã tham gia các kỳ thi cấp quốc gia và mang về một Siêu cúp, 14 giải Nhất, 23 giải Nhì, 21 giải Ba và 20 giải Khuyến khích.(15)

Nguyên nhân mà theo Bách Hà đƣa ra là phong trào SV nghiên cứu khoa học vẫn còn một số hạn chế, mà chủ yếu là chƣa thu hút nhiều SV tham gia và thiếu ứng dụng sản phẩm nghiên cứu khoa học của SV vào thực tiễn. Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau: SV vẫn còn tƣ tƣởng thụ động, chỉ xoay quanh giảng đƣờng với những bài học trên lớp chứ chƣa chủ động tìm tòi cơ hội đƣợc học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn, định hƣớng cho bản thân. Bên cạnh đó, số SV tham gia nghiên cứu chƣa nhiều vì họ chƣa hiểu rõ nghiên cứu khoa học là nhƣ thế nào, không biết bắt đầu từ đâu hay nghiên cứu những gì. Chƣa có một kênh thông tin nào đủ thƣờng xuyên và mạnh mẽ đƣa thông tin về vấn đề này đến SV, vì thế nhiều SV NCKH cho rằng là điều gì đó khá xa vời. Đa số các bạn SV tham gia NCKH đều là SV năm cuối. Điều đó làm ảnh hƣởng tới thời gian nghiên cứu cũng nhƣ hạn chế tới phong trào của SV. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của SV gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn. Nguyên nhân chính là vấn đề về nguồn kinh phí và thiếu sự liên lạc với các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp.

+ Mục đích đọc sách phục vụ nhu cầu giải trí cao:

Giải trí là một dạng hoạt động của con ngƣời đáp ứng nhu cầu phát triển của con ngƣời về thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ. Giải trí không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng. Hoạt động giải trí nằm trong hệ thống các loại hoạt động của con ngƣời, thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mỗi ngƣời. Giải trí là dạng hoạt động mang tính tự nguyện nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thƣ giãn, thanh thản trong tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mỹ. Từ cuộc sống là học sinh chuyên sang cuộc sống SV có nhiều sự thay đổi lớn: nhiệm vụ học tập, các sinh hoạt trong cuộc sống, kỹ năng sống độc lập… Áp lực của SV lớn hơn nhiều so với học sinh, vì vậy mà nhu cầu giải trí giảm stress tăng lên.

Bên cạnh đó internet là một thế giới giải trí rất hấp dẫn với SV. Các hoạt động giải trí trên internet cũng rất đa dạng: từ đơn giản nhƣ lƣớt web, chat, viết blog cho đến

tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, hay đến việc chơi game online...; từ các hoạt động online cho đến các hoạt động offline. Trong những hoạt động này, rất nhiều SV, thanh niên nhiệt tình tham gia. Các bạn trẻ thƣờng chọn loại hình này để giải tỏa cảm xúc, bày tỏ những chính kiến, những điều khó chia sẻ trong cuộc sống thực tế, hay đơn giản chỉ là để giải trí.

Do vậy, dù đọc sách hay đặc biệt là sử dụng internet thì mục đích cho hoạt động giải trí trong SV luôn chiếm tỷ lệ cao.

- Thói quen, sở thích

Dù SV ĐHBKHN có thói quen đọc sách tuy nhiên thời gian đọc sách mỗi ngày chƣa nhiều. Để lý giải cho hiện tƣợng này, có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, mỗi ngày SV có rất nhiều hoạt động chi phối nhƣ là học tập trên lớp, thực hành ở phòng thí nghiệm, hoạt động vui chơi giải trí, làm thêm, tham gia các câu lạc bộ…; Thứ hai, nhu cầu hoạt động giải trí của SV rất cao nên đã chiếm nhiều thời gian.

Ngoài ra, thói quen đến thƣ viện hàng ngày, hàng tuần của SV không còn nhiều (46%), còn lại chủ yếu là gần đến kỳ thi hay không thƣờng xuyên đến thƣ viện, ít đến thƣ viện, không bao giờ đến thƣ viện. Nhƣ vậy, xu hƣớng đến thƣ viện không còn là thói quen đang dần chiếm ƣu thế. Nguyên nhân của hiện tƣợng này chủ yếu là do công nghệ phát triển vƣợt trội, tạo ra môi trƣờng mới cho hoạt động sách, báo, tạp chí… Từ đó giúp con ngƣời nói chung trên toàn thế giới không riêng SV ĐHBKHN có nhiều điểm tiếp cận với sách, tạp chí đặc biệt là điểm tiếp cận internet; Nguyên nhân nữa là Thƣ viện Tạ Quang Bửu chƣa đáp ứng cao nhu cầu đọc của SV hiện nay (mới đáp ứng đƣợc 50% nhu cầu). Vì vậy, ngoài Thƣ viện SV phải tiếp cận từ những nguồn khác để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 81)