Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 90 - 94)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC

3.1. Nhóm giải pháp xây dựng văn hóa đọc

3.1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho sinh viên

1) Cần nhận thức đúng vấn đề phát triển văn hóa đọc cho sinh viên

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, lãnh đạo về vai trò của văn hóa đọc đối với SV, trƣớc hết, lãnh đạo nhà trƣờng cần phải ý thức và nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa đọc đối với SV đại học trong việc đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Trên cơ sở đó, cần xây dựng một chiến lƣợc tổng thể, với nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, có tính khả thi để giúp SV phát triển văn hóa đọc trong môi trƣờng đại học.

Có thể khẳng định rằng bản chất cốt lõi của văn hóa đọc ở thời nào cũng vậy – có nhu cầu đọc tài liệu để có đƣợc những tri thức phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của mỗi cá nhân và xã hội. Do vậy, về kỹ năng và phƣơng pháp đọc để lĩnh hội tri thức nhân loại cho đến nay là giống nhau. Nghĩa là dù khoa học có phát triển đến đâu, con ngƣời cũng phải dùng bằng mắt và sự hỗ trợ của giác quan, truyền ký hiệu chữ viết lên não giải mã thông tin, phân tích và tổng hợp thông tin. Còn tính chất văn hóa đọc ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau phụ thuộc vào hình thức tài liệu, hình thức lƣu trữ thông tin, tác động của khoa học, đặc biệt là khoa học công nghệ nhƣ hiện nay. Do vậy, xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho mỗi giai đoạn phải nghiên cứu từng điều kiện cụ thể của giai đoạn đó. Tuy nhiên, phải khẳng định là kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho SV là nhiệm vụ dài hạn và phải có tầm nhìn.

2) Các yếu tố cần trong xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc

Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho SV cũng phải đảm bảo những yếu tố cơ bản: nguồn nhân lực (tức ai làm và làm những nhiệm vụ gì); nguồn tin lực (nguồn tài liệu hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc); tiền lực (kinh phí dành cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho SV); vật lực (cơ sở vật chất: các lớp học… cho hoạt động văn hóa đọc). Với những yếu tố đó, đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn.

- Nhân lực phát triển văn hóa đọc

Nhân lực phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trƣờng ĐHBKHN bao gồm: sự phối hợp hành động của các phòng, ban, khoa trong nhà trƣờng dƣới sự điều phối của Ban Giám hiệu, đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ thƣ viện và đội ngũ

giảng viên. Cán bộ thƣ viện có trách nhiệm cung cấp cho SV những nguồn thông tin và các khóa học về kỹ năng…, trong khi đó cán bộ giảng dạy và bộ phận tƣ vấn học tập lại đóng vai trò là những ngƣời khuyến khích và hƣớng dẫn SV đạt đƣợc mục tiêu học tập độc lập và lối tƣ duy tích cực. Sự tham gia của tất cả các bên liên quan là yếu tố quyết định đối với sự phát triển và tính toàn vẹn của nội dung phát triển văn hóa đọc. Nói cách khác, việc thiết kế các khung chƣơng trình vì mục tiêu học tập suốt đời sẽ không thể thành công nếu nhƣ không có sự hợp tác nhƣ trên.

- Cơ sở vật chất trong phát triển văn hóa đọc

Phát triển văn hóa đọc cũng cần đầy đủ sự hỗ trợ của cơ sở vật chất, trang thiết bị. Cụ thể nhƣ là: trụ sở các lớp học về những kỹ năng, phƣơng pháp; bàn ghế; máy móc và các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động phát triển văn hóa đọc.

- Tài liệu hỗ trợ cho kế hoạch phát triển văn hóa đọc

Tài liệu cho kế hoạch phát triển văn hóa đọc bao gồm những tài liệu nghiên cứu về những nội dung liên quan: Các chính sách phát triển nói chung, các văn bản pháp luật liên quan, các chính sách, nghiên cứu phát triển giáo dục, các nghiên cứu về thƣ viện Tạ Quang Bửu, các nghiên cứu về NDT của thƣ viện Tạ Quang Bửu, tài liệu về các phƣơng pháp và kỹ năng liên quan. Cán bộ thƣ viện có nhiệm vụ thu thập, cung cấp những tài liệu này. Đặc biệt là cần nghiên cứu về nguồn vốn tài liệu của thƣ viện Tạ Quang Bửu.

- Nguồn kinh phí cho kế hoạch phát triển văn hóa đọc

Nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho sinh viên phải đƣợc tính toán cụ thể và chi tiết. Nguồn kinh phí này có thể huy động từ các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc từ ngân sách của Trƣờng

3) Xác định đƣợc nội dung phát triển văn hóa đọc

Nội dung của việc xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHBKHN chính là những nội dung cơ bản sau:

+ Nhu cầu đọc

+ Sở thích, thói quen đọc + Trình độ đọc

+ Văn hóa ứng xử

4) Các giai đoạn và nhiệm vụ - Các giai đoạn

Định hƣớng các giai đoạn phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trƣờng ĐHBKHN. Đây chính là kim chỉ nam cho mọi hành động, là mục tiêu cuối cùng cần đạt đƣợc. Nội dung của định hƣớng phát triển trong các giai đoạn phải xác định là mục tiêu lâu dài, và phải dựa vào thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển. Nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho SV Trƣờng ĐHBKHN thì cần phải xét những vấn đề:

- Thứ nhất: Xem xét trình độ đọc sách của SV hiện nay nhƣ thế nào. Qua đó đánh giá, so sánh với yêu cầu của thời đài đã đáp ứng hay phù hợp chƣa.

- Thứ hai: Xem xét về thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của thƣ viện Tạ Quang Bửu đối với SV là ở mức độ nào.

- Thứ ba: Nhìn nhận sự phát triển của tài liệu, khoa học công nghệ đặc biệt là internet, vấn đề quốc tế hóa.

Hiện nay, nếu xét về thực trạng trình độ đọc của SV trƣờng ĐHBKHN thì còn thấp; nếu xét về sự phát triển của tài liệu trong thƣ viện Tạ Quang Bửu thì đang trong giai đoạn tài liệu truyền thống phát triển và tài liệu điện tử đang bắt đầu đƣợc xây dựng; xét về tài liệu ngoài thị trƣờng, tài liệu in hiện nay rất phong phú, đa dạng còn tài liệu điện tử đang đƣợc sự đón nhận của ngƣời đọc, nhƣng chƣa đƣợc xử lý và quản lý tốt. Trên cơ sở đó cần phải xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho SV Bách khoa Hà Nội về định hƣớng nhu cầu, sở thích, thói quen đọc tài liệu hiện nay cho phù hợp. Ngoài ra cần phải nâng cao trình độ đọc cho SV trong việc tìm, đọc tài liệu truyền thống và hiện đại với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ. Phải xây dựng và phát triển tốt đƣợc văn hóa đọc trong giai đoạn hiện nay (giai đoạn đầu của nền kinh tế tri thức), thì giai đoạn tiếp theo là sự phát triển văn hóa đọc với tài liệu số phát triển mạnh mẽ thì SV Bách khoa Hà Nội trong tƣơng lai mới có thể đuổi kịp đƣợc sự phát triển của thời đại. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho SV ĐHBKHN cuối cùng phải đạt đƣợc kết quả là: SV biết định hƣớng đƣợc nhu cầu đọc, sở thích và thói quen đọc của bản thân; Có khả năng tìm kiếm thông tin tài liệu – biết sử dụng máy tính, khai thác các nguồn thông tin tài liệu từ thƣ viện, liên kết thƣ viện trên web, internet; Có năng lực lĩnh hội tri thức và có văn hóa ứng xử đúng mực với tài liệu.

Vì vậy kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho SV ĐHBKHN trong giai đoạn này phải thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ: Hoàn thiện phát triển kỹ năng và phƣơng pháp đọc cho SV; Xây dựng kiến thức thông tin phù hợp với thời đại công nghệ và internet.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể

- Các giảng viên có nhiệm vụ thông qua các bài giảng của mình truyền đạt, củng cố kiến thức, kinh nghiệm cho SV, tạo cho SV có hứng thú khám phá những tri thức mới, hƣớng dẫn những phƣơng pháp tốt nhất để SV có thể thu đƣợc những thông tin, tri thức cần thiết và theo dõi sự tiến bộ của SV. Đây là một giải pháp rất đặc biệt và ý nghĩa. Bởi trình độ đọc của sinh viên có thể đƣợc phát triển không nhất thiết ở một môn học cụ thể mà có thể đƣợc lồng ghép trong quá trình giảng dạy ở bất cứ môn học nào. Chính những môn học cụ thể với những đặc thù riêng sẽ có những phƣơng pháp, kỹ năng đặc thù trong nghiên cứu, học tập cũng nhƣ trong vấn đề đọc sách.

Giảng viên và cán bộ thƣ viện cần ngồi lại, thống nhất trong việc xác định và đáp ứng nhu cầu học tập của SV. Thông qua các hoạt động này cán bộ thƣ viện sẽ hiểu hơn về nội dung chƣơng trình giảng dạy, các bài tập, chủ đề mà SV sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu. Thông qua đó, cán bộ thƣ viện có thể nắm bắt đƣợc nhu cầu tin của SV nhằm điều chỉnh, bổ sung tài liệu cũng nhƣ xác định các nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu thông tin của SV. Đồng thời, qua trao đổi với cán bộ thƣ viện, giảng viên có thể hiểu thêm về những nguồn tài liệu sẵn có trong thƣ viện, các CSDL sách, tạp chí chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới phục vụ quá trình dạy học.

- Các cán bộ thƣ viện có nhiệm vụ thu thập, xử lý, bảo quản và cung cấp thông tin cho giảng viên và SV, có kế hoạch đào tạo và hƣớng dẫn ngƣời đọc để họ có thể truy cập, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thƣ viện. Phối hợp với giảng viên và SV trong việc đánh giá và lựa chọn nguồn tin.

Cán bộ thƣ viện cần hƣớng dẫn SV kỹ năng sử dụng thƣ viện, sử dụng thông tin gắn liền với nội dung môn học mà SV đƣợc học ở trên lớp. Nhƣ vậy, cần phải có sự cộng tác giữa cán bộ thƣ viện với các giảng viên để thiết lập đƣợc một phƣơng thức hoạt động của thƣ viện sao cho SV học đƣợc cách trở thành những ngƣời biết tìm kiếm đúng thông tin, phù hợp với nội dung chƣơng trình học tập.

Thƣ viện chính là công cụ truyền bá tri thức một cách tĩnh lặng, là nơi chuyển tải thông tin một cách nhẹ nhàng, nhƣng có tác động cao và hiệu quả lớn,

không chỉ là hình thức cho ngƣời đọc mƣợn một quyển sách, cung cấp một sản phẩm thông tin, mà nhiệm vụ của thƣ viện chính là sự chuyển tải những tri thức đến ngƣời đọc những thông tin cần thiết và bổ ích trong việc tự học tập và nghiên cứu, xây dựng một xã hội học tập.

Thƣ viện cũng chính là ngƣời giới thiệu cho SV, giảng viên, hay ngƣời đọc nói chung những phƣơng pháp đọc, những tài liệu về phƣơng pháp, kỹ năng đọc, các lớp kỹ năng phù hợp nhất.

- Các cán bộ quản lý có nhiệm vụ tạo cơ hội hợp tác và phát triển giữa các giảng viên, cán bộ thƣ viện và SV, cung cấp những điều kiện vật chất và kinh phí tốt nhất để thực hiện việc phát triển văn hóa đọc cho SV.

Sự hợp tác chặt chẽ giữa đội ngũ giảng viên, cán bộ thƣ viện và cán bộ quản lý có thể thực hiện nhƣ sau:

Nhƣ vậy phát triển văn hóa đọc cho SV trƣờng ĐHBKHN không chỉ là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay mà còn là một vấn đề phức tập đòi hỏi phải thực hiện hệ thống giải pháp đồng bộ với sự phối hợp tham gia của nhiều bộ phận trong nhà trƣờng, trong đó thƣ viện đóng vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)