CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC
3.2. Nhóm giải pháp phát triển văn hóa đọc
3.2.6. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện
Khi trình bày về cán bộ quản lý thƣ viện, thƣ viện công cộng ở New York họ đều nhấn mạnh đến 3 năng lực: thông thạo pháp luật, có khả năng tìm các nguồn tài liệu chính và nắm vững chuyên môn. Hiện nay, để đuổi kịp với sự phát triển của thế giới chúng ta cũng cần phải nâng cao những nhƣng lực cơ bản đó cho cán bộ thông tin thƣ viện. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc các yêu cầu trên thì thƣ viện phải có kế hoạch bồi dƣỡng và nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ. Vấn đề đào tạo cán bộ phải đƣợc hoạch định trong kế hoạch chiến lƣợc phát triển thƣ viện. Đào tạo cán bộ thƣ viện sử dụng thành thạo máy tính điện tử, mạng, CSDL, ngân hàng dữ liệu, chuyển giao, kết nối, tìm kiếm thông tin và vận hành những công nghệ hiện đại không phải chỉ cho bản thân họ mà để phục vụ nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin và sự phát triển của thƣ viện.
Hiện nay, trong điều kiện mới sáp nhập, Thƣ viện và mạng thông tin đƣợc bổ sung nhiều cán bộ CNTT, tuy nhiên phần lớn cán bộ thƣ viện còn yếu về ngoại ngữ và
tin học, cán bộ của Trung tâm thông tin mạng lại thiếu kiến thức về thông tin thƣ viện. Do vậy thƣ viện cần phải chức các lớp bồi dƣỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ chuyên ngành thƣ viện và trình độ chuyên ngành thông tin thƣ viện cho các cán bộ trung tâm thông tin về mạng.
Các hình thức thực hiện là:
- Cử cán bộ tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao ngắn hạn về nghiệp vụ, chuyên môn, ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thƣ viện do Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Thƣ viện Quốc gia và trƣờng Đại học Văn hoá mở.
- Tham dự các lớp nâng cao năng lực quản lý và điều hành thƣ viện hiện đại ở trong và ngoài nƣớc với thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.
- Tổ chức cho cán bộ đi khảo sát tham quan học hỏi kinh nghiệm của các thƣ viện hiện đại trong và ngoài nƣớc.
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ: Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin, xử lý thông tin, bao gói thông tin, cung cấp và chuyển giao thông tin, phân tích và tổ chức hệ thống thông tin, phƣơng pháp và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, ứng dụng CNTT trong các thƣ viện hiện đại...
- Khuyến khích, động viên cán bộ tự học, nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Có các hình thức khích lệ động viên để cán bộ có điều kiện học đi đôi với hành. Bên cạnh những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tìm kiếm và trình độ nghiệp vụ thì vấn đề nâng cao kiến thức về pháp luật, đặc biệt luật liên quan đến thƣ viện: Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ; pháp lệnh thƣ viện... cần đƣợc đƣa vào hệ thống giáo dục đại học chuyên ngành Thông tin Thƣ viện thành môn học chính thức. Ngoài ra, ở chính những đơn vị Thông tin thƣ viện cần có sự liên kết mở những lớp đào tạo ngắn hạn, tổ chức những hội nghị, hội thảo về Pháp luật đặc biệt là những luật liên quan đến ngành Thông tin Thƣ viện.
Ngoài ra đối với cán bộ thƣ viện, họ khuyên nên nâng cao năng lực vận cộng đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc đƣa môn “kỹ năng công tác cộng đồng” vào chƣơng trình đào tạo chuyên ngành Thông tin – Thƣ viện ở các trƣờng đại học. [17]
Ngoài ra
năng lực cộng đồng phụ thuộc rất nhiều đến khả năng giao tiếp của ngƣời cán bộ thông tin thƣ viện. Chính hoạt động giao tiếp của cán bộ thƣ viện với bạn đọc là cơ sở xây dựng hình ảnh thƣ viện thân thiện. Để có đƣợc kỹ năng giao tiếp tốt yêu cầu phải kết hợp rất nhiều kỹ năng giao tiếp: kỹ năng tạo ấn tƣợng ban đầu với bạn đọc, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp, kỹ năng xử lý thắc mắc của bạn đọc, kỹ năng tƣ vấn. “kỹ năng giao tiếp của ngƣời cán bộ …có thể coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chiến lƣợc tạo dựng hình ảnh thƣ viện”.[18]
Có 43 SV Trƣờng ĐHBKHN đƣợc hỏi (23,8%) cho rằng thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện có ảnh hƣởng đến tăng cƣờng văn hoá đọc của SV. Do vậy, ngoài trình độ chuyên môn, cán bộ thƣ viện cần phải có đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt là phải yêu cái nghề mình đã lựa chọn. Chỉ có yêu nghề thì mới có tinh thần tốt trong hoạt động. Vì vậy mà, tinh thần phục vụ ân cần của cán bộ thƣ viện không thể thiếu trong hệ thống phát triển văn hoá đọc. Tuy nhiên đây là vấn đề không khó nhƣng cũng không dễ. Hiện nay, vấn đề yêu nghề, vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhƣ vậy không chỉ tồn tại ở một hai ngành mà ở tất cả các ngành các lĩnh vực của cuộc sống. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này phải xuất phát từ nhận thức của mỗi ngƣời về lĩnh vực Thông tin Thƣ viện – tầm quan trọng, vai trò, chức năng… Đó chính là nhận thức của ngƣời đọc, của cán bộ thông tin thƣ viện, của cấp quản lý lãnh đạo.