Phƣơng pháp, kỹ năng tìm tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 53 - 60)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC

2.1. Nội dung văn hóa đọc

2.1.3.1. Phƣơng pháp, kỹ năng tìm tài liệu

*) Định hƣớng nguồn tra cứu và thu thập tài liệu

Trình độ của SV về định hƣớng nguồn tra cứu thông tin qua câu hỏi: Bạn chuẩn bị làm nghiên cứu khoa học và bạn cần các nguồn thông tin cơ bản. Giáo viên yêu cầu bạn sử dụng nguồn tin in ấn, bạn sẽ tìm ở đâu? Kết quả trả lời nhƣ sau:

Với những nội dung nghiên cứu về thực trạng ở trên cho thấy xu hƣớng phát triển của internet và sách cùng với mục đích sử dụng của SV là khả quan. Nhƣng qua biểu đồ nghiên cứu đánh giá của SV về nguồn tin để tìm kiếm tài liệu in ấn cho thấy thực tế SV tìm đến internet để tra cứu chiếm tỷ lệ cao nhất 60,2%. Đứng thứ hai là nguồn sách tra cứu nhƣ bách khoa thƣ, sổ tay chiếm 35,4%. Nguồn tra cứu từ bài báo, tạp chí có tỷ lệ đứng thứ ba với 26%. Cuối cùng là thƣ viện chiếm 24,3%. Đây là kết quả thật ngạc nhiên và đáng buồn. Vì thông tin cơ bản về tài liệu in ấn, thì chỉ có thƣ viện mới có khả năng đáp ứng cao. Riêng internet hiện nay chƣa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Còn sách tra cứu, bách khoa thƣ chỉ cho phép tìm thông tin về một khái niệm, một lĩnh vực … nào đó, chứ không cho phép tra cứu thông tin tài liệu in ấn. Báo tạp chí cũng chỉ cho phép một phần nào hỗ trợ trong việc tìm kiếm. Nhƣ vậy, cơ sở dữ

Trên internet

Sách tra cứu: bách khoa thƣ,

sổ tay

Bài báo, tạp chí Cơ sở dữ liệu thƣ viện

Tỷ lệ tra cứu (%) 60.2 35.4 26 24.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80

ánh thực trạng kiến thức thông tin của SV còn thấp, phân biệt giữa giá trị tài liệu đã qua kiểm duyệt đánh giá và in ấn với tài liệu chƣa đƣợc xuất bản còn mơ hồ. Vì vậy, hiện nay việc download những tài liệu trên internet không rõ nguồn gốc, không rõ thời gian xuất bản, nhà xuất bản … là phổ biến trong SV. Trong khi nguồn đƣợc đánh giá là gần gũi, và có khả năng đáp ứng cao nhất yêu cầu tin của SV chính là thƣ viện của trƣờng nhƣng chỉ có hơn 20% SV tin tƣởng và tra tìm là quá thấp.

- Về nguồn để thu thập tài liệu đƣợc thể hiện ở biểu đồ dƣới đây:

Nhìn vào biểu đồ và số liệu trên ta thấy SV thu thập tài liệu cho hoạt động đọc của mình từ nguồn internet chiếm tỷ lệ cao nhất (65,2%) và từ thƣ viện chiếm tỷ lệ khá cao (55,2%). Từ nguồn mua chỉ chiếm 22,7% là rất thấp. Từ biểu đồ (hình thức tài liệu và nguồn thu thập) ta có thể suy luận rằng, SV đọc sách báo trên internet chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là báo chí, tài liệu nghiên cứu chƣa đƣợc xuất bản cho phép ngƣời dùng đọc và download miễm phí. Còn việc khai thác và thu thập sách in chủ yếu là từ thƣ viện, mƣợn đọc của thƣ viện. Mà chủ yếu là thƣ viện Tạ Quang Bửu trong việc đáp ứng đầy đủ về sách chuyên ngành đƣợc đào tạo, là sách giáo khoa, sách tham khảo. Còn nguồn mua sách in, hay mua ebook chiếm tỷ lệ không đáng kể. SV rất ít mua sách nhƣng đọc sách lại không ít. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy sự đánh giá khác nhau về nghiên cứu văn hóa đọc giữa ngành Thông tin Thƣ viện với ngành Xuất bản phẩm.

Internet Thƣ viện Mua Khác

Nguồn (%) 65.2 55.2 22.7 13.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Từ hai biểu đồ trên (Biểu đồ 2.10 và Biểu đồ 2.11.) ta có thể gộp lại để dễ dàng so sánh:

Tìm kiếm là để khai thác, thu thập, do vậy kết quả cuối cùng vẫn là thu thập, cho nên thu thập đƣợc tài liệu rất quan trọng. Qua so sánh của hai nguồn internet và thƣ viện trong việc tra cứu và thu thập tài liệu thì thƣ viện cũng khẳng định đƣợc giá trị của mình trong nguồn thu thập tài liệu của SV. Dù tỷ lệ SV tra tìm tài liệu ở thƣ viện kém 2,5 lần so với internet nhƣng lại có tỷ lệ khá cao trong thu thập tài liệu, chỉ kém internet 1,18 lần. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này chủ yếu là do nhận thức của SV. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong đánh giá và nhìn nhận của họ về thƣ viện và internet.

Khi đƣợc hỏi những câu hỏi đánh giá và nhìn nhận về internet và thƣ viện, mà cụ thể là nơi khởi đầu tốt nhất cho nghiên cứu là internet đúng hay sai và mức độ quan trọng của thƣ viện là cần thiết hay không có đƣợc kết quả sau.

Internet Thƣ viện

Nguồn thu thập tài liệu (%) 65.2 55.2

Nguồn tìm kiếm tài liệu (%) 60.2 24.3

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Qua hai biểu đồ trên cho thấy chỉ có 28% SV cho rằng internet không phải là nơi khởi đầu tốt nhất cho nghiên cứu, và phần lớn SV cho rằng internet mới là nơi khởi đầu tốt nhất cho nghiên cứu với 71%. Đây cũng chính là lý do vì sao internet lại là nguồn tra cứu thông tin có tỷ lệ SV sử dụng cao. Riêng với thƣ viện chỉ 2% SV cho rằng thƣ viện vô dụng còn lại 98% đánh giá cao về vai trò của thƣ viện đặc biệt có đến 86% cho rằng cần thiết và rất cần thiết. Nhƣng so với kết quả ở trên thì thƣ viện lại là nguồn tìm kiếm và thu thập tài liệu thấp hơn. Phải chăng với ƣu điểm cập nhật, tiện lợi tra cứu ở bất cứ đâu, không mất thời gian đi lại, không cần thủ tục… chỉ cần 1 chiếc máy tính có kết nối internet đã cuốn hút đƣợc sự chú ý của SV hiện nay.

Bởi SV viên quan niệm mọi thứ đều có trên internet chiếm tỷ lệ khá cao (63%). Chỉ có rất ít SV cho rằng rất nhiều thông tin hữu ích không tồn tại dƣới dạng điện tử (14,4%). Có 23,2% SV cho rằng không phải mọi thứ trên internet là phù hợp và đáng tin cậy. Cũng có 22,1% SV quan niệm internet là nơi cung cấp các nguồn thông tin nhƣng không đƣợc quản lý bởi bất cứ nhóm nào. Thực ra internet cũng có các nhóm quản lý (Nhà mạng), nhƣng chƣa có độ chặt chẽ, và chƣa có sự kiểm soát cao. Internet với một khối thông tin cực kỳ khổng lồ và phong phú, song không hề có sự phân loại giữa thông tin, tài liệu và chất lƣợng của nó. Bởi thông tin trên internet rất khó quản lý và kiểm soát. Thực tế cho thấy rằng: rất nhiều thông tin trên internet đã lỗi thời, không đƣợc cập nhật. Nói đúng hơn, “không một ai và cũng không có tổ chức nào chịu trách nhiệm tổ chức trên internet”.[13]

71% 28%

1%

Biểu đồ 2.13: Ineternet - nơi khởi đầu tốt nhất cho nghiên cứu

Đúng Sai Không trả lời 40% 46% 12% 2% Biểu đồ 2.14: Mức độ

quan trọng của thƣ viện

Rất cần thiết Cần thiết Có cũng được Vô dụng

Về khả năng đánh giá trang web có 75 ngƣời (41,4%) cho rằng khả năng liên lạc đƣợc với tác giả thông qua email, địa chỉ, số điện thoại là rất quan trọng. Có 82 ngƣời (45,3%) cho rằng nếu trang web dùng để quảng cáo thì thông tin có thể không hữu ích. Có 20 ngƣời (11,0%) cho rằng trang web nên đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Có 16 ngƣời (8,8%) cho rằng nên có sự cân bằng nội dung và hình ảnh trong trang web.

Tóm lại, với sự phát triển của internet và sự ứng dụng khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành thƣ viện, ngành xuất bản và phát hành sách, các cơ quan, trung tâm nghiên cứu và cơ quan xuất bản tạp chí chuyên ngành… đã đƣa những ấn phẩm có giá trị lên internet qua công thông tin cũng nhƣ website của họ. Và đây chính là những địa chỉ tin cậy để khai thác sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, để khai thác đƣợc những nguồn này, phải có một trình độ, hiểu biết nhất định.

*) Phƣơng pháp tìm kiếm

Phƣơng pháp tìm kiếm tài liệu của SV theo nghĩa rộng chính là sự hiểu biết của về môi trƣờng, công cụ hỗ trợ trong dây chuyền hoạt động của sách. Tuy nhiên trong nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phƣơng pháp tìm kiếm của SV thể hiện qua việc sử dụng công cụ tra cứu. Hiện nay công cụ tra cứu của thƣ viện chủ yếu là tự động hóa với công nghệ hiện đại. Công cụ hỗ trợ tìm kiếm chủ yếu là google, website của thƣ viện và mục lục tra cứu trực tuyến của thƣ viện (OPAC). Quá trình tìm kiếm cũng nhƣ kết quả tìm kiếm tài liệu ảnh hƣởng rất lớn đến việc đọc sách của mỗi cá nhân. Phƣơng pháp tìm kiếm có nhiều phƣơng pháp: phƣơng pháp thủ công truyền thống, phƣơng pháp tìm kiếm bán tự động và phƣơng pháp tìm kiếm tự động. Ngày nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, phƣơng pháp tìm kiếm tự động đƣợc sử dụng chủ yếu. Trong phƣơng pháp tìm kiếm hiện đại có những phƣơng pháp tìm kiếm đƣợc sử dụng phù hợp với trình độ khác nhau của mỗi ngƣời: tìm kiếm đơn giản bằng các từ khóa và tìm kiếm nâng cao bằng cách kết hộp từ khóa với các menu hƣớng dẫn. Kết quả điều tra chủ yếu tìm hiểu về phƣơng pháp tìm kiếm tự động.

Trƣớc tiên, xét về công cụ tra cứu trong điều tra chủ yếu là nghiên cứu về công cụ tra cứu của thƣ viện và internet. Bởi đây là những công cụ tra cứu gần gủi với sinh viên, mà sinh viên phải thƣờng xuyên sử dụng mới có thể thu thập đƣợc tài liệu phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu của mình. Kết quả điều tra về mức độ sử dụng công cụ tra cứu thật ngạc nhiên và đƣợc thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

Qua biểu đồ thấy rõ google có tỷ lệ SV sử dụng tra cứu có tỷ lệ gần tuyệt đối (93.4%), trang web của thƣ viện có tỷ lệ tra cứu là 43,1%, mục lục tra cứu trực tuyến (OPAC) của thƣ viện là 28,2%, những cơ sở dữ liệu tạp chí, luận văn toàn văn đặt mua có tỷ lệ SV tra cứu rất thấp chƣa đến 19%.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định SV Đại học Bách khoa hiện nay chƣa có kiến thức thông tin một cách cơ bản. Với những cơ sở dữ liệu mà thƣ viện xây dựng thể hiện trên website và cơ sở dữ liệu trực tuyến (OPAC) và mua (EBSCOHost, ProQuest central) là những nguồn cung cấp cho SV khả năng đáp ứng nhu cầu cao, nhƣng tỷ lệ SV sử dụng để khai thác đƣợc tài liệu lại rất thấp. Với tổng nguồn tài liệu của thƣ viện và mua quyền sử dụng: CSDL thƣ mục là 50.000 biểu ghi, hàng nghìn đầu báo tạp chí, 600.000 đầu sách, luận văn, luận án toàn văn đƣa trên website của thƣ viện (số liệu này thể hiện rõ hơn trong phần mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của thƣ viện Tạ Quang Bửu). Đây là nguồn tài liệu vô cùng lớn, nhìn vào biểu đồ và số liệu ta thấy, mức độ sử dụng khai thác của SV rất thấp. Ngƣợc lại SV sử dụng internet để khai thác, thu thập tài liệu lại chiếm tỷ lệ rất cao, gần nhƣ tuyệt đối. Nghĩa là gần nhƣ tất cả SV đã sử dụng internet để tìm kiếm, khai thác tài liệu phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Nhƣ vậy, cần cấp thiết định hƣớng cho SV về công cụ và nguồn tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài liệu, để có hiệu

Google trên internet Web Thƣ viện TQB OPAC Thƣ viện TQB EBSCOHost ProQuest central Tỷ lệ % 93.4 43.1 28.2 18.8 18.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Biểu đồ 2.15: So sánh mức độ sử dụng công cụ tra cứu từ internet và thƣ viện

quả cao trong học tập và nghiên cứu. Tránh sự lãng phí thời gian của SV, nguồn vốn, sản phẩm của thƣ viện Tạ Quang Bửu hiện có.

Phƣơng pháp tìm kiếm trên internet qua điều tra cụ thể là:

Qua biểu đồ thì trình độ tìm kiếm của SV trên internet chƣa cao, chủ yếu là trình độ tìm kiếm đơn giản 75.1%. Trong khi 93.4% SV tìm kiếm trên internet.

Nhƣ vậy, từ những phân tích trên ta có thể khẳng định rằng, internet là nguồn tin phức tạp, nhƣng SV chủ yếu tìm trên đó và với trình độ tìm tin đơn giản thì khả năng tìm, lọc đƣợc những tài liệu đúng nhu cầu của mình là quá thấp. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển văn hóa đọc của SV. Bởi nguồn thƣ viện là nơi có khả năng đáp ứng cao nhu cầu đọc của họ, với hệ thống tra cứu đƣợc quản lý chặt chẽ, thì họ lại chủ yếu tìm trên internet với trình độ đơn giản, tìm kiếm trên google chung chung, nên cho kết quả sơ sài, khó mà đáp ứng đƣợc nhu cầu đọc của họ. Đáp ứng nhu cầu đọc là yếu tố kích thích sự phát triển của văn hóa đọc.

Qua đánh giá, cho thấy SV trƣờng ĐHBK HN cũng mới chỉ có những kiến thức cơ bản về internet, còn những kiến thức để khai thác thông tin, tài liệu trên internet qua website thì cơ bản là chƣa có. Vì vậy, đặt ra một vấn đề mới đó là cần phải xây dựng cho SV trƣờng ĐHBK HN những kiến thức cơ bản về internet trong tìm kiếm và khai thác tài liệu ở những địa chỉ có giá trị.

Tìm kiếm đơn giản Tìm kiếm nâng cao

% 75.1 35.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 53 - 60)