Năng lực tiếp nhận tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC

2.1. Nội dung văn hóa đọc

2.1.3.5. Năng lực tiếp nhận tri thức

- Nhận thức về vai trò của sách và các phƣơng tiện

Kết quả điều tra cho thấy, SV đánh giá về các phƣơng tiện ảnh hƣởng đến phát triển về nhân cách và tài năng của mỗi cá nhân gồm đầy đủ các phƣơng tiện: sách báo, âm nhạc, tổ chức xã hội, phim ảnh, hoạt động thể thao, internet. Tuy nhiên sự nhìn nhận đánh giá các phƣơng tiện ảnh hƣởng đến nhân cách và tài năng thì chƣa thật sự đánh giá đúng mức trong tƣng phƣơng tiện. Sách báo là phƣơng tiện số một ảnh hƣởng đến phát triển nhân cách và tài năng của mỗi chúng ta. Nếu không có sách, chắc chắn loài ngƣời chúng ta không thể phát triển nhanh nhƣ bây giờ, nhờ có sách báo giúp chúng ta đứng lên trên trí tuệ trong mọi hoạt động, chúng ta đƣợc kế thừa để nghiên cứu và phát triển tiếp. Tuy nhiên, tỷ lệ SV đánh giá về vai trò của sách báo chỉ chiếm 43.6% trong phát triển nhân cách và 39.2% trong phát triển tài năng. Giáo dục đƣợc coi là nhân tố hàng đầu trong sự phát triển nhân cách và tài năng của con ngƣời, nhƣng phƣơng tiện chính hỗ trợ cho hoạt động giáo dục lại là sách báo, nếu không có sách báo thì không có hoạt động giáo dục. Kết quả đƣợc thể hiện rõ qua biểu đồ 2.20:

- Hệ thống hóa kiến thức

Việc hệ thống hóa kiến thức giúp chúng ta nắm bắt một cách hệ thống những nội dung tài liệu, tài liệu đó viết gì, nội dung ra sao, giá trị nhƣ thế nào. Ngoài ra hệ thống hóa kiến thức giúp ta nhớ lâu hơn và nếu có phƣơng pháp lƣu trữ, và quản lý cho việc sử dụng sau này thì giá trị đọc một đƣợc mới đƣợc bảo toàn. Còn không việc chúng ta đọc nhiều hay ít mà không hệ thống hóa nội dung đọc thì cũng gần bằng với việc chúng ta không đọc gì. Do vậy, hệ thống hóa kiến thức là một khâu quan trọng của văn hóa đọc, quyết định đến chất lƣợng của việc đọc sách.

Hệ thống hóa kiến thức chính không phải là một phƣơng pháp đọc cụ thể mà là sự tổng hợp của nhiều phƣơng pháp. Trong các phƣơng pháp đọc riêng đọc chủ động và nghiêm túc luôn đƣợc đề cao, và luôn có sự kết hợp, lựa chọn các phƣơng pháp đọc dựa vào mục đích đọc và nội dung nghiên cứu. Để hệ thống hóa đƣợc kiến thức từ tài liệu đang đọc là tổng hợp các phƣơng pháp cơ bản sau: định hƣớng cho mình biết những gì mình đang đọc và sắp đọc, phân tích nội dung, khám phá ý tƣởng từ việc đọc của bạn, tóm tắt nội dung, có thể viết một tổng hợp, viết từng phần, kết luận bao gồm cả những nhận xét đánh giá…

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ SV đọc có hệ thống hoá tƣơng đối cao 75,1%, tuy nhiên bên cạnh đó cũng vẫn còn tỷ lệ SV đọc không hệ thống hoá kiến thức đã đọc chiếm tỷ lệ tƣơng đối (21%) và có 3,9% SV không trả lời câu hỏi.

Sách báo

Tổ chức

xã hội nhạc Âm Internet Phim ảnh

Hoạt động thể

thao

Phát triển nhân cách (%) 43.6 41.4 32 33.1 31.5 18.2

Phát triển tài năng (%) 39.2 43.3 33.1 19.9 14.2 28.7

0 10 20 30 40 50 60

Biều đồ 2.20: Phƣơng tiện ảnh hƣởng đến sự phát triển nhân cách và tài năng

Nhìn vào biểu đồ thấy có đến 1/4 SV không có thói quen hệ thống hóa kiến thức khi đọc sách. Đây là con số không nhỏ, và con số này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển văn hóa đọc của SV. Cứ tính thử, nếu tất cả nhân loại đều đọc sách nhƣng chẳng ai hệ thống hóa kiến thức đã đọc đƣợc. Cuối cùng là việc đọc sách của chúng ta gần nhƣ chẳng có giá trị.

- Trích dẫn tài liệu tham khảo

Trích dẫn tài liệu là nội dung trong nghiên cứu khoa học, nhƣng không phải vì thế mà việc đọc sách không liên quan. Mà ngƣợc lại, đọc sách liên quan chặt chẽ đến trích dẫn tài liệu trong nghiên cứu và các hoạt động khác. Hệ thống kiến thức không chỉ là ở nội dung tài liệu mà ở cả thông tin về tài liệu đó. Nếu không trích dẫn đƣợc thì chẳng khác nào nghiên cứu xuông, thiếu chứng cứ hay thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, nhƣ các tục ngữ có câu: “nói có sách, mách có chứng” chính là ở điểm này.

75% 21%

4%

Biểu đồ 2.21: Thói quen hệ thống hóa kiến thức

Có thói quen Không có thói quen Không trả lời

Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ sinh có trích dẫn tài liệu tham khảo chiếm tỷ lệ không cao (43,1%), trong khi tỷ lệ SV đôi khi trích dẫn chiếm tỷ lệ cao hơn (44,8%). Nhƣ vậy, tỷ lệ SV có trích dẫn và đôi khi trích dẫn chiếm tỷ lệ cao 88%. Bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ SV không bao giờ trích dẫn tài liệu (8,3%). Điều này, chứng tỏ SV chƣa đánh giá đƣợc vị trí, vai trò của tài liệu tham khảo. Hiện nay, vấn đề đạo văn cũng đã đƣợc nhắc đến rất nhiều trong nghiên cứu, sáng tạo. Trong nghiên cứu có nhiều trƣờng hợp đọc tài liệu và copy nguyên văn bản, nguyên ý văn bản mà không có nguồn trích dẫn, biến kiến thức đó thành của mình. Hành vi nhƣ vậy chính vi phạm luật sở bản quyền và sở hữu trí tuệ, không có kiến thức trong nghiên cứu… Hành vi trên cũng chứng tỏ đƣợc trình độ văn hóa đọc của ngƣời đọc đến đâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 63 - 66)