Về năng lực, thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 79 - 81)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC

2.1. Nội dung văn hóa đọc

2.2.4.3. Về năng lực, thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện

Qua phần giới thiệu về nguồn nhân lực ở chƣơng 1 cho thấy, thƣ viện Tạ Quang Bửu có một đội ngũ cán bộ thông tin thƣ viện hùng hậu có trình độ chuyên môn cao gần 45% có trình độ thạc sỹ thuộc ngành thông tin – thƣ viện, công nghệ thông tin, quản lý giáo dục và kinh tế. Còn lại là kỹ sƣ, cử nhân thuộc ngành thông tin thƣ viện, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kinh tế và tài chính kế toán. Nhìn chung 100% cán bộ TV Tạ Quang Bửu sử dụng máy vi tính thành thạo và tiếng Anh trình độ B trở lên. Nhƣ vậy, với nguồn nhân lực này có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển hiện nay của thƣ viện. Riêng về thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện, thì qua quan sát cho thấy, cán bộ thƣ viện phục vụ ân cần, có trách nhiệm và nhiệt tình.

2.2.5. Phƣơng pháp đào tạo đại học

Việc áp dụng chƣơng trình đào tạo theo tín chỉ của Trƣờng ĐHBKHN áp dụng rất muộn (năm 2007 mới bắt đầu áp dụng). Với việc áp dụng chƣơng trình đào tạo mới, bắt buộc SV phải, chủ động, tích cực, có kế hoạch cho bản thân trong hoạt động học tập và nghiên cứu của cá nhân. Vì vậy, với sự đổi mới của giáo dục đại học đã ảnh hƣởng sâu rộng tới việc tự học, việc đọc sách, hay văn hóa đọc của SV. Tuy nhiên, hiện nay với phƣơng pháp đào tạo mới đối với SV cũng gặp khó khăn. Bởi, cả quá trình học phổ thông, họ đã quen với lối học cũ luôn thụ động, chờ thầy cô. Ngoài ra bƣớc vào đại học, là một môi trƣờng mới khác với môi trƣờng phổ thông.

Theo một khảo sát do một số giảng viên tâm lý học ở một số trƣờng đại học ở Việt Nam thực hiện năm 2008, đăng trên website của trƣờng ĐHBK HN, trong số 200 sinh viên năm thứ nhất của một số trƣờng đại học thì có tới 60% sinh viên cho rằng nội dung học tập quá trình nhiều dẫn đến chán học, lo lắng, khó chịu; 20% bị mất ngủ thƣờng xuyên. Áp lực học tập là một nguyên nhân chính tạo ra stress ở sinh viên. Một số sinh viên không vƣợt qua đƣợc dẫn đến chán ăn, buồn ngủ, lo lắng quá sức, thậm chí có trƣờng hợp rơi vào trạng thái trầm cảm. Trƣờng hợp của sinh viên N.T.A đỗ vào trƣờng ĐHBK HN năm 2007, mới chỉ học đƣợc ba tháng thì phải nhập viện vì xuất hiện nhƣng rối loạn về cảm xúc, hành vi, buộc phải điều trị ở bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng, sau ba tháng mới có thể hồi phục. Có những em khi học ở phổ thông đã từng “có tiếng”, đƣợc mọi ngƣời biết đến, nhƣng khi vào đại học, trong môi trƣờng rộng lớn, học sinh từ “tứ xứ” đổ về, có trình độ tƣơng đƣơng nhau, các em đã trở nên nhạt nhòa, không đƣợc ai biết đến. Điều đó làm cho một số em trở nên thất vọng, học tập càng ngày càng sa sút. Nhiều em trong thời kỳ đầu còn “nợ” ít môn, nhƣng càng ngày, số môn bị “nợ” càng dồn dập thêm, khiến các em bị “choáng” và không ít em không vƣợt qua nổi, phải bỏ học. Trong sinh viên vẫn tồn tại một câu lý sự cùn và đã cũ mòn, nhƣng lại luôn đƣợc nhắc tới mỗi khi ai đó phải thi lại “không thi lại không phải là sinh viên”. Trong một cuộc gặp gỡ của phóng viên báo điện tử Công an nhân với một nhóm sinh viên của một trƣờng trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trƣờng ĐHBK HN, các em chia sẻ thời gian lên lớp quá ít, thầy chỉ hƣớng dẫn qua loa rồi cho chúng em về nhà tự nghiên cứu. Nhƣng chúng em không đủ năng lực để tự nghiên cứu “một mớ tài liệu” với nội dung rất rộng. Do đó, mỗi lần thi học kỳ, sinh viên cả khóa

cứ nháo nhác vì kiến thức trong đầu quá mỏng manh, kết quả cuối cùng là rất nhiều ngƣời không trả thi đƣợc.

Tâm trạng chán nãn, thất vọng, tiếc nuối của nhiều sinh viên không đƣợc học đúng nguyện vọng, đúng lĩnh vực ngành nghề mà mình yêu thích cũng dẫn đến stress (hutech.edu.vn, 15/10/2010). Chúng ta biết rằng ngày nay, nhiều sức ép từ phía gia đình, sự sĩ diện của bản thân, ƣớc muốn phải thi đỗ vào đại học để sau dễ tìm việc, có địa vị xã hội…, khiến không ít các em chấp nhận thi vào các trƣờng, chọn các ngành nghề không phù hợp với sở thích và năng lực của mình, miễn sao có khả năng đỗ đại học cao. Nhƣng khi đƣợc vào học, các em mới thấy hết các tác hại của sự miễn cƣỡng, gắng gƣợng của việc không đƣợc theo đuổi với những môn học, ngành học mà mình yêu thích, mong ƣớc.

Tóm lại, hoạt động học tập của sinh viên ở đại học là một dạng hoạt động phức tạp mang tính tự giác, tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Để góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách của các chuyên gia tƣơng lai, mỗi sinh viên cần ý thức đầy đủ nhiệm vụ và xác định mục tiêu học tập rõ ràng. Sinh viên cần chú trọng việc hình thành phƣơng pháp học phù hợp, tích cực, không thụ động, đối phó. Việc cải tiến phƣơng pháp dạy hƣớng vào ngƣời học là vấn đề cần đƣợc quan tâm.

Nhƣ vậy, với chƣơng trình đào tạo về lƣợng và phƣơng pháp đã ảnh hƣởng rất nhiều đến học tập nói chung và văn hóa đọc nói riêng của SV. SV cũng cần có những điều chỉnh để phù hợp với điều kiện mới. Khi SV đã vƣợt qua khó khăn, và bắt nhịp đƣợc với xu hƣớng mới, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 79 - 81)