Thói quen đọc và sở thích đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 47)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC

2.1. Nội dung văn hóa đọc

2.1.2. Thói quen đọc và sở thích đọc

2.1.2.1. Thói quen đọc

- Thời gian đọc sách mỗi ngày

Qua số liệu điều tra về thời gian dành cho việc đọc sách hàng ngày của SV Đại học Bách khoa cho thấy có tỷ lệ tƣơng đối giống với thực trạng của SV các trƣờng đại học trong cả nƣớc. Ví dụ SV trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội trong đề tài “Nghiên cứu nhu cầu thông tin của SV Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung cho thấy SV trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn sử dụng thời gian mỗi ngày đọc sách tại thƣ viện là: 53% sử dụng từ 1-2 giờ/ngày có; 32% sử dụng 2-4 giờ, 5% sử dụng 4 giờ; SV ngành Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2011 của tác giả Lê Thị Thuý Hiền “Thực trạng văn hóa đọc của SV chuyên ngành Thƣ viện – Thông tin trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội” cho thấy: thời gian dành cho đọc sách chủ yếu từ 1-3 giờ, còn từ 4 giờ trở lên chiếm 1%; Hay nói chung là SV, học sinh thủ đô Hà Nội trong nghiên cứu của tiến sỹ Vũ Dƣơng Thuý Ngà năm 2009 “Làm thế nào để phát triển văn hóa đọc ở thủ đô Hà Nội” thu đƣợc kết quả là 64% SV dành thời gian đọc sách mỗi ngày.

Kết quả điều tra thói quen dành thời gian mỗi ngày cho việc đọc sách của SV trƣờng ĐHBKHN đƣợc thể hiện dƣới biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Học tập Giải trí Cập nhật thông tin % Biểu đồ 2.4: Mục đích sử dụng sách và internet hiện nay

Sách Internet

Qua biểu đồ và số liệu cho thấy hầu hết SV có dành thời gian cho việc đọc sách với tỷ lệ hơn 87%. Trong đó từ 1-2 tiếng mỗi ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (60,2%). Số SV dành thời gian đọc sách từ 4 tiếng trở lên còn rất khiêm tốn (gần 3%). Vẫn còn một bộ phận SV không nhỏ, không dành thời gian đọc sách (12,7%). Nhƣ vậy là tổng số SV dành thời gian đọc sách là 87,3% tƣơng đƣơng với SV khoa Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội có 87,33% dành thời giam mỗi ngày cho việc đoc sách (điều tra của Lê Thị Thuý Hiền năm 2011), SV Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có tỷ lệ này có hơn 90% (theo điều tra của Nguyễn Thi Kim Dung năm 2013). Vậy là nhìn chung SV Bách khoa nói riêng và cả nƣớc vẫn hơn 10% không dành thời gian đọc sách. Với con số này, nhìn thì không nhiều nhƣng với SV, mà đặc biệt là với chƣơng trình đào tạo theo tín chỉ - tự học và nghiên cứu là chính, thì là vấn đề lớn. Và chỉ thử nhân ngƣợc với tổng số SV trƣờng Đại học Bách khoa mỗi năm khoảng 8.500 SV là số lƣợng không nhỏ.

13% 60% 18% 6% 3% 87%

BIỂU ĐỒ 2.5: THỜI GIAN DÀNH ĐỌC SÁCH HÀNG NGÀY

Không dành thời gian đọc sách: 12.7%

Từ 1-2 tiếng: 60.2%

Từ 2-3 tiếng: 17.7%

Từ 3-4 tiếng: 6.6%

Tuy nhiên với đặc điểm SV ĐHBKHN, thời gian dành cho học ở trên lớp, trong xƣởng thực hành là chiếm khá nhiều, nhƣng đa số các bạn vẫn dành thời gian mỗi ngày cho việc đọc sách là một sự công nhận trong đánh giá phát triển văn hóa đọc của SV Bách khoa.

- Nơi thƣờng xuyên đọc sách

Qua số liệu điều tra cho thấy, nơi SV thƣờng sử dụng để đọc tài liệu chủ yếu là ở phòng riêng của mình (chiếm 45%), từ dịch vụ internet (43%), thƣ viện (40%). Riêng ở bất cứ nơi nào cũng có thể sử dụng tài liệu chiếm tỷ lệ tƣơng đối (32,0%), ngoại trừ các quán cafe, hiệu sách và trên xe buýt là ít sử dụng tài liệu. Kết hợp với kết quả điều tra ở dƣới về nguồn thu thập tài liệu cho thấy, tỷ lệ SV thu thập tài liệu từ việc mua là rất ít, chủ yếu là từ thƣ viện. Mà việc sử dụng tài liệu của SV chủ yếu là ở phòng riêng của mình. Vì vậy, trong sự phát triển của thƣ viện cần lƣu ý về vấn đề bổ sung tài liệu cho dịch vụ mƣợn tài liệu về nhà, phƣơng thức của dịch vụ mƣợn tài liệu về nhà... Đáp ứng đƣợc nhu cầu đọc tài liệu ở nhà là một yếu tố tác động đến sự phát triển của văn hóa đọc hiện nay.

Phòng riêng

Dịch vụ

internet Thƣ viện Bất cứ nơi nào Quán café sách, hiệu sách Trên xe buýt Tỷ lệ % 44.8 43.1 39.8 32 7.7 5 0 10 20 30 40 50 60

- Thói quen sử dụng thƣ viện

Qua biểu đồ cho thấy có 95% SV sử dụng thƣ viện là nơi đọc sách và học tập. Điều này chứng tỏ rằng vai trò của thƣ viện là không thể thiếu trong hoạt động học tập và nghiên cứu của SV. Tuy nhiên, nhìn vào mức độ sử dụng thƣ viện thì còn nhiều vấn đề. Tỷ lệ SV đến thƣ viện hàng ngày quá thấp 14,4%, 1 lần/tuần có cao hơn 32%, không thƣờng xuyên là 22% và tỷ lệ SV đến gần các kỳ thi mới đến thƣ viện cũng khá cao 27%. Có thể khẳng định rằng về thời gian của SV dành cho việc đến thƣ viện. Bên cạnh đó vẫn còn 5% là không bao giờ đến thƣ viện và không trả lời câu hỏi này. Tỷ lệ này, có thể so với tỷ lệ 13 % SV không dành thời gian đọc sách mỗi ngày cũng cần so sánh, luận giải. So sánh 2 số liệu này, có thể đặt ra vấn đề: SV sử dụng thƣ viện không chỉ mục đích đọc sách, mà còn những mục đích khác. Thứ hai là không phải trong con số 13% SV không dành thời gian đọc sách mỗi ngày, không có nghĩa là họ không đọc sách, mà quỹ thời gian đọc sách của họ quá ít.

2.1.2.2. Sở thích đọc

- Sở thích trong sử dụng loại hình tài liệu

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, loại hình tài liệu có những bƣớc phát triển. Ngoài tài liệu giấy, có nhiều loại hình phi giấy khác: film, băng đĩa, môi trƣờng điện tử (ebook)… Tài liệu giấy cũng có nhiều loại hình sách, báo, tạp chí… Tạo ra sự thuận lợi cho việc lựa chọn loại hình tài liệu phù hợp. Với

14% 32% 22% 27% 2% 3% 5% BIỂU ĐỒ 2.7: MỨC ĐỘ SỬ DỤNG THƢ VIỆN Hàng ngày: 14.4 % 1 lần/ tuần: 32% Không thƣờng xuyên: 22.1% Gần các kỳ thi: 27.1% Không bao giờ: 1.7% Không trả lời: 2.8%

SV trƣờng ĐHBKHN qua nghiên cứu cho thấy sự lựa chọn loại hình tài liệu để đọc cũng khá đa dạng.

Nhìn biểu đồ ta thấy loại hình SV sử dụng nhiều nhất chính là sách in (56,4%) và sách báo trên mạng internet (52,5%). Trong sách báo mạng thì tỷ lệ này chủ yếu là đọc báo, con sách thì rất ít (rút ra từ so sánh với việc mục đích sử dụng internet, nguồn thu thập sách). Loại hình tài liệu là đĩa chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể 6,6%. Còn báo tạp chí in chiếm tỷ lệ không cao 32,6%. Nhƣ vậy, đối với SV trƣờng ĐHBKHN việc sử dụng tài liệu in và tài liệu trên môi trƣờng điện tử - mạng internet đang có xu hƣớng ngang bằng nhau. Tuy nhiên hiện nay thì trên mạng việc đọc báo rất tiện lợi, còn sách hay thì còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc sử dụng sách mạng cần phải có sự định hƣớng. Bên cạnh đó trong thời đại nền kinh tế tri thức, với sự phát triển của thông tin nhƣ vũ bão việc SV tiếp cận thông tin, tri thức qua tạp chí in chiếm tỷ lệ không cao là một vấn đề cần phải xem xét. Bởi để cập nhật tri thức nhanh nhất, mới nhất chỉ có tạp chí mới đáp ứng đƣợc, còn sách để in ấn và công bố phải mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó tạp chí in ở Việt Nam hiện nay đang rất phát triển, tuy nhiên việc đƣa lên internet đang ở giai đoạn bắt đầu, chƣa có quy mô, đầy đủ và toàn diện.

Sách in Sách báo trên

mạng Báo tạp chí in Băng đĩa

Tỷ lệ % 56.4 52.5 32.6 6.6 0 10 20 30 40 50 60

- Sở thích trong thời gian rỗi

SV dành thời gian rỗi cho hoạt động xem ti vi, nghe ca nhạc chiếm tỷ lệ cao nhất 59,7%, tiếp đó là tỷ lệ đọc sách chiếm 53,6%, tỷ lệ chơi game cũng chiếm tỷ lệ khá cao 40,9%, tự học chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao 36,5%, chơi thể thao chiếm tỷ lệ không cao lắm 34,4%. Còn lại những hoạt động làm thêm, giúp đỡ gia đình, học ngoại khoá, sinh hoạt nhóm, đi du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể. Qua đó, ta thấy SV ngoài thời gian học tập trên lớp, thời gian thực hành tại phòng thí nghiệm, thời gian còn lại chủ yếu cho hoạt động giải trí, đọc sách, tự học và chơi thể thao. Đây là những hoạt động chủ yếu của giới trẻ. Tuy nhiên tỷ lệ cao thấp giữa các hoạt động này cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Chẳng hạn nhƣ hoạt động xem ti vi, nghe nhạc, chơi game là chiếm tỷ lệ cao nhất, trong khi đó hoạt động đọc sách, tự học chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tuy nhiên vẫn khẳng định rằng tỷ lệ SV ĐHBKHN có sở thích đọc sách là cao.

Nhƣ vậy, trong điều kiện phát triển văn hóa đọc phải có nhu cầu đọc sách, thói quen đọc sách (dành thời gian đọc sách), và đặc biệt là sở thích đọc sách, thì qua nghiên cứu SV ĐHBKHN đáp ứng đƣợc tƣơng đối điều kiện phát triển văn hóa đọc của bản thân họ. Còn điều kiện về trình độ đọc, về khả năng đáp ứng của thƣ viện và văn hóa ứng xử của SV là một trong những điều kiện tuyên quyết đến chất lƣợng của văn hóa đọc cần đƣợc xem xét, đánh giá. Xem ti vi, nghe ca nhạc Đọc sách Chơi game Tự học Chơi thể thao Làm thêm Giúp đỡ gia đình Học ngoại khóa Sinh hoạt nhóm Đi du lịch Tỷ lệ % 59.7 53.6 40.9 36.5 34.3 17.7 17.7 10.5 9.4 7.2 0 10 20 30 40 50 60

2.1.3. Trình độ đọc

2.1.3.1. Phƣơng pháp, kỹ năng tìm tài liệu

*) Định hƣớng nguồn tra cứu và thu thập tài liệu

Trình độ của SV về định hƣớng nguồn tra cứu thông tin qua câu hỏi: Bạn chuẩn bị làm nghiên cứu khoa học và bạn cần các nguồn thông tin cơ bản. Giáo viên yêu cầu bạn sử dụng nguồn tin in ấn, bạn sẽ tìm ở đâu? Kết quả trả lời nhƣ sau:

Với những nội dung nghiên cứu về thực trạng ở trên cho thấy xu hƣớng phát triển của internet và sách cùng với mục đích sử dụng của SV là khả quan. Nhƣng qua biểu đồ nghiên cứu đánh giá của SV về nguồn tin để tìm kiếm tài liệu in ấn cho thấy thực tế SV tìm đến internet để tra cứu chiếm tỷ lệ cao nhất 60,2%. Đứng thứ hai là nguồn sách tra cứu nhƣ bách khoa thƣ, sổ tay chiếm 35,4%. Nguồn tra cứu từ bài báo, tạp chí có tỷ lệ đứng thứ ba với 26%. Cuối cùng là thƣ viện chiếm 24,3%. Đây là kết quả thật ngạc nhiên và đáng buồn. Vì thông tin cơ bản về tài liệu in ấn, thì chỉ có thƣ viện mới có khả năng đáp ứng cao. Riêng internet hiện nay chƣa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Còn sách tra cứu, bách khoa thƣ chỉ cho phép tìm thông tin về một khái niệm, một lĩnh vực … nào đó, chứ không cho phép tra cứu thông tin tài liệu in ấn. Báo tạp chí cũng chỉ cho phép một phần nào hỗ trợ trong việc tìm kiếm. Nhƣ vậy, cơ sở dữ

Trên internet

Sách tra cứu: bách khoa thƣ,

sổ tay

Bài báo, tạp chí Cơ sở dữ liệu thƣ viện

Tỷ lệ tra cứu (%) 60.2 35.4 26 24.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80

ánh thực trạng kiến thức thông tin của SV còn thấp, phân biệt giữa giá trị tài liệu đã qua kiểm duyệt đánh giá và in ấn với tài liệu chƣa đƣợc xuất bản còn mơ hồ. Vì vậy, hiện nay việc download những tài liệu trên internet không rõ nguồn gốc, không rõ thời gian xuất bản, nhà xuất bản … là phổ biến trong SV. Trong khi nguồn đƣợc đánh giá là gần gũi, và có khả năng đáp ứng cao nhất yêu cầu tin của SV chính là thƣ viện của trƣờng nhƣng chỉ có hơn 20% SV tin tƣởng và tra tìm là quá thấp.

- Về nguồn để thu thập tài liệu đƣợc thể hiện ở biểu đồ dƣới đây:

Nhìn vào biểu đồ và số liệu trên ta thấy SV thu thập tài liệu cho hoạt động đọc của mình từ nguồn internet chiếm tỷ lệ cao nhất (65,2%) và từ thƣ viện chiếm tỷ lệ khá cao (55,2%). Từ nguồn mua chỉ chiếm 22,7% là rất thấp. Từ biểu đồ (hình thức tài liệu và nguồn thu thập) ta có thể suy luận rằng, SV đọc sách báo trên internet chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là báo chí, tài liệu nghiên cứu chƣa đƣợc xuất bản cho phép ngƣời dùng đọc và download miễm phí. Còn việc khai thác và thu thập sách in chủ yếu là từ thƣ viện, mƣợn đọc của thƣ viện. Mà chủ yếu là thƣ viện Tạ Quang Bửu trong việc đáp ứng đầy đủ về sách chuyên ngành đƣợc đào tạo, là sách giáo khoa, sách tham khảo. Còn nguồn mua sách in, hay mua ebook chiếm tỷ lệ không đáng kể. SV rất ít mua sách nhƣng đọc sách lại không ít. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy sự đánh giá khác nhau về nghiên cứu văn hóa đọc giữa ngành Thông tin Thƣ viện với ngành Xuất bản phẩm.

Internet Thƣ viện Mua Khác

Nguồn (%) 65.2 55.2 22.7 13.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Từ hai biểu đồ trên (Biểu đồ 2.10 và Biểu đồ 2.11.) ta có thể gộp lại để dễ dàng so sánh:

Tìm kiếm là để khai thác, thu thập, do vậy kết quả cuối cùng vẫn là thu thập, cho nên thu thập đƣợc tài liệu rất quan trọng. Qua so sánh của hai nguồn internet và thƣ viện trong việc tra cứu và thu thập tài liệu thì thƣ viện cũng khẳng định đƣợc giá trị của mình trong nguồn thu thập tài liệu của SV. Dù tỷ lệ SV tra tìm tài liệu ở thƣ viện kém 2,5 lần so với internet nhƣng lại có tỷ lệ khá cao trong thu thập tài liệu, chỉ kém internet 1,18 lần. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này chủ yếu là do nhận thức của SV. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong đánh giá và nhìn nhận của họ về thƣ viện và internet.

Khi đƣợc hỏi những câu hỏi đánh giá và nhìn nhận về internet và thƣ viện, mà cụ thể là nơi khởi đầu tốt nhất cho nghiên cứu là internet đúng hay sai và mức độ quan trọng của thƣ viện là cần thiết hay không có đƣợc kết quả sau.

Internet Thƣ viện

Nguồn thu thập tài liệu (%) 65.2 55.2

Nguồn tìm kiếm tài liệu (%) 60.2 24.3

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Qua hai biểu đồ trên cho thấy chỉ có 28% SV cho rằng internet không phải là nơi khởi đầu tốt nhất cho nghiên cứu, và phần lớn SV cho rằng internet mới là nơi khởi đầu tốt nhất cho nghiên cứu với 71%. Đây cũng chính là lý do vì sao internet lại là nguồn tra cứu thông tin có tỷ lệ SV sử dụng cao. Riêng với thƣ viện chỉ 2% SV cho rằng thƣ viện vô dụng còn lại 98% đánh giá cao về vai trò của thƣ viện đặc biệt có đến 86% cho rằng cần thiết và rất cần thiết. Nhƣng so với kết quả ở trên thì thƣ viện lại là nguồn tìm kiếm và thu thập tài liệu thấp hơn. Phải chăng với ƣu điểm cập nhật, tiện lợi tra cứu ở bất cứ đâu, không mất thời gian đi lại, không cần thủ tục… chỉ cần 1 chiếc máy tính có kết nối internet đã cuốn hút đƣợc sự chú ý của SV hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học bách khoa hà nội (Trang 47)