CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNGVĂN HÓA ĐỌC
2.1. Nội dung văn hóa đọc
2.2.4.1. Về vốn tài liệu của thƣ viện Tạ Quang Bửu
- Tài liệu truyền thống: Qua phỏng vấn 3 cán bộ thƣ viện Tạ Quang Bửu thu đƣợc kết quả là: thƣ viện có hơn 145.720 đầu tài liệu với khoảng hơn 425.660 bản tài liệu phong phú về loại hình bao gồm: giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu, báo, tạp chí, luận văn, luận án,... và 192.500 đầu báo, tạp chí giống kết quả ở phần giới thiệu Thƣ viện. Đây là nguồn tài liệu vô cùng bổ ích phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
của sinh. Với nguồn vốn tài liệu này, Thƣ viện Tạ Quang Bửu đã đáp ứng đƣợc tƣơng đối nhu cầu đọc của SV Trƣờng ĐHBKHN.
Trong đó:
+ Phân theo nội dung tài liệu
Trƣờng ĐHBKHN là trƣờng đại học khoa học kỹ thuật lớn trong cả nƣớc. Do đó, tài liệu về lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật chiếm 81%, ngoài ra các tài liệu về Khoa học xã hội và Văn học nghệ thuật chiếm 19%. Số liệu đƣợc thể hiện cụ thể qua biểu đồ 2.25 cơ cấu nội dung vốn tài liệu của thƣ viện Tạ Quang Bửu.
Với 81% tài liệu khoa học tự nhiên và kỹ thuật, so với nhu cầu nội dung tài liệu và mục đích đọc sách của SV thì đây là nguồn tài liệu khả năng đáp ứng của Thƣ viện là rất lớn. Ngoài ra còn có tài liệu về chính trị xã hội và văn học nghệ thuật nhƣng tỷ lệ nhỏ, nhƣng so với đặc trƣng về nhu cầu đọc của SV Trƣờng ĐHBKHN là có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc tƣơng đối cao. Tuy nhiên trong nguồn vốn tài liệu của Thƣ viện thiếu hẳn một mảng về tài liệu đáp ứng nhu cầu giải trí khác của SV, ngoài tài liệu văn học nghệ thuật. Đây là đặc thù chung của các thƣ viện đại học ở Việt Nam, do chúng ta chƣa có đủ kinh phí và các điều kiện về cơ sở vật chất cho việc bổ sung các loại tài liệu này.
81% 10%
9%
Biểu đồ 2.25: Cơ cấu nội dung vốn tài liệu
Khoa học tự nhiên và kỹ thuật Chính trị xã hội
+ Phân theo ngôn ngữ
Theo nguồn cung cấp cán bộ thƣ viện Tạ Quang Bửu, vốn tài liệu với ngôn ngữ tiếng Việt vẫn là loại tài liệu đƣợc ƣu tiên bổ sung (54%). Bên cạnh đó, là tài liệu bằng tiếng La tinh (Anh, Pháp, Đức) chiếm 26%.
Qua số liệu điều tra và so với khả năng đọc tài liệu ngoại văn thì ta thấy tài liệu bằng ngôn ngữ là tính chiếm tỷ lệ chƣa cao so với nhu cầu. Trong khi tài liệu băng tiếng Slave tƣơng đối nhiều, mà khả năng sử dụng tài liệu tiếng Nga, Nhật của SV rất thấp. Nhƣng theo cán bộ Thƣ viện thì vốn tài liệu tiếng Slave, chủ yếu đƣợc bổ sung từ trƣớc – thời kỳ Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô còn phát triển.
- Tài liệu điện tử:
Theo sự cung cấp của cán bộ thƣ viện về số liệu thống kê nguồn tài liệu điện tử tính đến năm 2013 ta có:
Bảng 2.27: Thống kê nguồn tài liệu điện tử tính đến năm 2013 Loại hình Mô tả Số lƣợng
CSDL
Xây dựng CSDL
- CSDL thƣ mục Hơn 50.000 biểu ghi - CSDL toàn văn Hơn 500 biểu ghi
CSDL đặt mua
+ CSDL ScienceDirect Bao gồm 118 đầu tạp chí về khoa
54% 26%
15%
5%
Biểu đồ 2.26: Vốn tài liệu phân theo ngôn ngữ
Tiếng Việt Tiếng Latinh Tiếng Slave Tiếng Trung
(Computer Science Collection)
học máy tính.
+ CSDL EbscoHost
Bao gồm trên 17.000 tạp chí toàn văn trong 10 CSDL về khoa học, công nghệ, Xã hội nhân văn, Giáo dục, Kinh tế...
+ CSDL Proquest
Bao gồm 4300 tạp chí Khoa học và công nghệ toàn văn, 18.000 luận án, luận văn về các ngành khoa học. Đĩa CD, đĩa mềm - Sách điện tử - Tạp chí điện tử - Luận văn - Luận án Khoảng 6.200 đĩa
Băng Casette Băng học ngoại ngữ 130 băng
Trang web của Thƣ viện với hơn 600.000 đầu sách và cung cấp các truy cập đến các cơ sở dữ liệu trực tuyến nhƣ Science Direct, IEEE, ACM. Trang web của Trung tâm Mạng thông tin cung cấp các thông tin cần thiết về các dịch vụ công nghệ của trƣờng ĐH Bách Khoa Hà Nội từ email, tài khoản truy cập Internet, kết nối mạng nội bộ ...
Đánh giá về nguồn tin thì phần lớn tài liệu có trong thƣ viện là sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, tạp chí phục vụ cho hoạt động học tập theo chƣơng trình đào tạo.
Nhƣ phần giới thiệu về nguồn vốn tài liệu của thƣ viện Tạ Quang Bửu, ta có thể khẳng định với nguồn tài liệu không hề nhỏ, phong phú với hơn 80% tài liệu là chuyên ngành đào tạo của trƣờng và hơn 50% tài liệu ngôn ngữ tiếng Việt, gần 26% là tiếng Anh, Pháp, Đức và có cơ sở dữ liệu của thƣ viện xây dựng cũng nhƣ cơ sở dữ liệu tạp chí, luận văn do thƣ viện mua để khai thác hàng nghìn đầu tạp chí trên thế giới, đặc biệt là tạp chí chuyên ngành. So với kết quả điều tra về nhu cầu đọc, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sở thích đọc của SV ĐHBKHN nhƣ trên thì thƣ viện có khả năng đáp ứng cao nhu cầu đọc của SV. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra thì đa số SV cho rằng mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của thƣ viện Tạ Quang Bửu chƣa cao. Cụ thể là:
Qua biểu đồ cho thấy, Có hơn một nữa SV đƣợc điều tra (51%) khẳng định thƣ viện khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của SV từ 50% trở lên. Còn lại có đến gần một nữa SV (49%) khẳng định thƣ viện chỉ đáp ứng đƣợc dƣới 50% nhu cầu đọc của họ. Đặc biệt có 19% SV khẳng định thƣ viện chỉ đáp ứng đƣợc dƣới 20% nhu cầu đọc của họ và 18% SV công nhận thƣ viện đáp ứng đƣợc trên 70% nhu cầu đọc của các em.
Với đặc thù là khối khoa học tự nhiên – kỹ thuật và công nghệ, tính cập nhật luôn đƣợc ƣu tiên. Chính vì vậy, thƣ viện đã đầu tƣ trong việc đặt mua cơ sở dữ liệu tạp chí toàn văn về khoa học máy tính, khoa học công nghệ, khoa học xã hội, giáo dục, kinh tế…; cơ sở dữ liệu luận án, luận văn toàn văn về các ngành khoa học. Nhƣng theo kết quả điều tra ở trên thì SV chƣa khai thác hiệu quả nguồn tài liệu này. Do vậy, nếu đƣợc phổ biến rộng và năng lực trong việc khai thác tài liệu đƣợc nâng cao thì chắc chắn tỷ lệ SV đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của SV sẽ tăng lên đáng kể.