Dương trong những năm 1997 – 2000
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng địa phương phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của mình để thực hiện cho được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện Quyết định của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 20/11/1996. Tỉnh Hải Hưng được chia thành hai tỉnh: Hải Dương và Hưng Yên. Ngày 01/01/1997, tỉnh Hải Dương được tái lập và Đảng bộ Hải Dương chính thức đi vào hoạt động.
Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức Đại hội Đảng đối với tỉnh mới được chia tách tái lập, sau gần một năm thực hiện nhiệm vụ chính trị của một tỉnh mới, tháng 11/1997 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh hải Dương lần thứ XII được tổ chức khi cả nước sau 10 năm đổi mới đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH theo tinh thần Nghị quyết Trung ương Đảng khóa VIII. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XII là Đại hội Đảng bộ đầu tiên sau khi tái lập tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng năm 1997, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 năm 1998 – 2000.
Đại hội đã đánh giá thành tựu về sản xuất nơng nghiệp phát triển tồn diện, trồng trọt tăng 6,3%, chăn nuôi tăng 6,8%, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an tồn lương thực và nâng cao hiệu quả kinh tế; tăng diện tích cây vụ đơng, cây thực phẩm và cây xuất khẩu. Sản lượng lương thực quy ra thóc năm 1997 đạt trên 84 vạn tấn, kinh tế vườn đồi và kinh tế hộ gia đình
phát triển mạnh. Trồng rừng tập trung hơn 2.000 ha và 2,5 triệu cây phân tán. Đàn lợn tăng 0,4%, đàn bị tăng 1,6%, đàn trâu giảm, diện tích ni thả cá và thủy sản có giá trị kinh tế cao được mở rộng. Chăn nuôi bằng phương pháp công nghiệp theo hình thức trang trại trong các hộ gia đình phát triển. Tỷ trọng chăn ni chiếm 31% so với tổng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp [71, tr.5].
Đại hội cũng đã nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đảng bộ tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH và chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng là:
Phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nơng thơn tồn diện: thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ mơi trường sinh thái, tạo điều kiện cho CNH-HĐH nhanh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu trà lúa hợp lý ở từng vùng, từng địa phương để vừa nâng cao sản lượng cây trồng, vừa tạo điều kiện mở rộng vụ đơng. Khuyến khích phát triển sản xuất theo mơ hình trang trại gắn trồng trọt và chăn nuôi. Phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế VAC theo hình thức, quy mơ hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình: cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế đồi rừng, “Sind hóa” đàn bị, “Nạc hóa” đàn lợn, kiên cố hóa kênh mương, hình thành tập trung cây thực phẩm, cây cơng nghiệp, cây đặc sản để đáp ứng được nhu cầu của thị trường [71, tr 6].
Đổi mới cơ chế quản lý và tăng đầu tư cho các cơ sở sản xuất giống cây, con. Thực hiện chính sách khuyến nơng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phương pháp canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ sạch vào sản xuất. Bảo đảm và phát triển các dịch vụ cung ứng phân bón, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, tưới tiêu, tiêu thụ sản phẩm,…
Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, từng bước chuyển dịch một số diện tích cây trồng cây lương thực bấp bênh, hiệu quả thấp sang trồng cây, con có hiệu quả cao hơn. Hồn thành phủ xanh đất trống đồi trọc vào năm 1998; chăm sóc và quản lý tốt diện tích rừng, phát triển phong trào trồng cây. Mỗi năm cải tạo nâng cao cốt đất 100 đến 120 ha đất hoang hóa bổ sung cho đất nơng nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhằm đưa Nghị quyết Đảng bộ vào cuộc sống, ngày 20/4/1998, Tỉnh ủy Hải Dương khóa XII, kỳ họp thứ 4 đã ra Nghị quyết số 05/NQ-TU về Chương trình phát triển nơng nghiệp và kinh tế nơng thôn đến năm 2000. Nghị quyết đã
đánh giá một cách chính xác những thành tựu đạt được và chỉ ra những tồn tại yếu kém trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn; đồng thời xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000 và những năm tiếp theo:
Phát triển nơng nghiệp hàng hóa tồn diện gắn với thị trường và cơng nghiệp chế biến nông sản, đảm bảo an toàn lương thực. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt ưu tiên ở vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn và những xã nghèo. Phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ; khuyến khích phát triển các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa các hộ; tiếp tục củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế HTX. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển phúc lợi cơng cộng, văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện mơi trường sinh thái [ 72, tr 7].
Phấn đấu đạt các mục tiêu chủ yếu đến năm 2000 của tỉnh đề ra: tốc độ tăng trưởng bình qn của nơng nghiệp 6 – 6,5%/năm, lương thực bình
quân đầu người 450 kg/năm; hình thành các vùng chuyên canh cây, con có sản lượng lớn và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hình thành cơ cấu sản xuất nơng nghiệp với trồng trọt 66% - chăn nuôi 34%; trong trồng trọt: cây lương thực 54%, các loại cây khác 46%; thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác tăng 25 – 30% ở các vùng tương ứng. Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn để đạt cơ cấu: nông nghiệp 60% - công nghiệp 19% - dịch vụ 21%; thu nhập bình qn đầu người trong khu vực nơng thơn 3,5 – 5 triệu đồng/năm; tỷ lệ làm đất bằng cơ giới 70%; 70% số trạm y tế xã và 70% số phịng học phổ thơng được xây dựng bằng vật liệu cứng; tạo thêm việc làm mới cho trên 5 vạn lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 5%, tỷ lệ nhà lợp ngói, mái bằng bê tong 95%, 75 – 80% hộ nơng thơn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh [ 72, tr 8].
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 05/NQ-TU về Chương trình phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000, Nghị quyết cũng đã
đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp giải pháp cụ thể [Xem thêm phụ lục 1]: - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thâm canh, tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, đáp ứng q trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn phải sớm quy hoạch và hình thành vùng chuyên canh cây, con với quy mơ thích hợp gắn với phát triển công nghiệp chế biến và yêu cầu thị trường trong và ngồi nước. Cùng với hình thành vùng chuyên canh, động viên và phát huy vai trò kinh tế hộ để đầu tư cải tạo, thâm canh, chuyển đổi theo mơ hình kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai cụ thể, chuyển sang sản xuất hàng hoá, tạo ra giá trị kinh tế cao nhất. Khuyến khích những hộ nơng dân có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế trang trại với hình thức và qui mơ thích hợp. Phát triển mạnh chăn nuôi, từng bước đưa chăn ni lên thành ngành sản xuất chính. Để chuyển dịch nhanh cơ cấu chăn nuôi cần
tập trung phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc với quy mô, công nghệ đa dạng; coi trọng chọn lựa, khảo nghiệm, tiếp nhận kết quả tiến bộ kỹ thuật về giống; nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ vật nuôi. Tận dụng mặt nước ao hồ và sơng ngịi hiện có để ni trồng thuỷ sản.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Phát huy nguồn lực tại chỗ, nhất là tiềm năng về vốn, lao động, kinh nghiệm và kỹ năng của nhân dân để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn. Khuyến khích và hỗ trợ tích cực bằng cơ chế, chính sách về vốn, thuế, mặt bằng và giá thuê đất... tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn nhất để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành nghề ở nông thôn hướng vào: sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng, gốm, sứ, may, da giầy, sửa chữa và gia cơng cơ khí, chạm khắc gỗ, thêu, ren, mây tre cói đan, chế tác vàng bạc, chế biến nông sản thực phẩm, xây dựng, dịch vụ, vận tải... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Tích cực khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thơn. Nâng cao việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất đai. Hoàn chỉnh quy hoạch và chỉ đạo thực hiện đúng qui hoạch sử dụng đất ở các cấp. Vận động và tổ chức cho nông dân chuyển đổi đất canh tác từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, hạn chế tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún hiện nay. Gắn việc chuyển đổi này với dồn dịch đất công điền thành vùng tập trung, phục vụ cho mục đích sử dụng lâu dài của địa phương. Bằng các biện pháp xử lý thích hợp cho từng đối tượng để xố bỏ đất tạm giữ chưa giao khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ, đất quản treo theo Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ, thực hiện chủ trương nông dân phải có ruộng sản xuất.
Phấn đấu hết năm 1998 hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác cho các hộ nông dân, không chờ đổi thửa xong mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai,
ngồi quỹ đất dành cho phát triển nơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phải dành quỹ đất thoả đáng cho phát triển các cơng trình phúc lợi văn hố, thể thao, giáo dục, y tế,... tạo điều kiện xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thơn. Tiếp tục hồn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Coi trọng khai thác thị trường trong tỉnh với sức mua của gần 2 triệu người, mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố trong nước. Xoá bỏ triệt để mọi cách bức trái pháp luật để nông sản đưa vào tiêu thụ dễ dàng ở các khu công nghiệp, thành phố lớn và đưa ra tỉnh ngồi. Khuyến khích các tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn, tiếp thị, dự báo thị trường cho người sản xuất, kinh doanh.
Đối với một số nơng sản chủ lực có thể tham gia xuất khẩu là gạo, thịt lợn, lợn sữa, thịt gia cầm, dưa chuột, cà chua, ớt, hành, tỏi,... Doanh nghiệp Nhà nước cần chú trọng các hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường, phát triển cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.
- Tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế hợp tác và HTX. Tạo điều kiện thuận lợi để tư nhân bỏ vốn đầu tư mở rộng và thành lập mới cơ sở sản xuất kinh doanh theo Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân bằng cải tiến thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, cho thuê mặt bằng sản xuất, vay vốn, góp vốn đầu tư, hợp đồng kinh doanh với các thành phần kinh tế, miễn giảm thuế, ...