Tích cực khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 151 - 154)

Khuyến khích các hộ gia đình làm ăn giỏi, có vốn, kinh nghiệm phát triển, mở rộng, tạo ra mối liên kết trong các hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, tư vấn thị trường v.v... với chính các hộ nơng dân ở địa phương mình.

II- Tích cực khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn thôn

1- Nâng cao việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất đai:

- Lựa chọn các hình thức xen canh, luân canh, thâm canh để tăng vụ, tăng thu nhập trên 1 ha canh tác. Hàng năm, bằng nhiều hình thức và nguồn vốn thơng qua các chương trình, dự án khai hoang, cải tạo 100-120 ha đất chưa sử dụng để bổ sung quĩ đất cho sản xuất nông nghiệp. Giành 500- 1000 ha cho phát triển công nghiệp. UBND các xã, phường, thị trấn phải trực tiếp quản lý diện tích đất cơng điền, cơng thổ, như đất bãi mới bồi ven sơng, gị cao, đất tận dụng ven đường giao thơng, ven cơng trình thuỷ lợi v.v... để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương bằng các hình thức đấu thầu, giao khốn, cho thuê, cho mượn v.v... phù hợp với các quy định pháp luật về đất đai.

Hoàn chỉnh quy hoạch và chỉ đạo thực hiện đúng qui hoạch sử dụng đất ở các cấp. Vận động và tổ chức cho nông dân chuyển đổi đất canh tác từ ô thửa nhỏ thành ơ thửa lớn, hạn chế tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún hiện nay. Gắn việc chuyển đổi này với dồn dịch đất công điền thành vùng tập trung, phục vụ cho mục đích sử dụng lâu dài của địa phương.

Bằng các biện pháp xử lý thích hợp cho từng đối tượng để xố bỏ đất tạm giữ chưa giao khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ, đất quản treo theo Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ, thực hiện chủ trương nơng dân phải có ruộng sản xuất.

Phấn đấu hết năm 1998 hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác cho các hộ nông dân, không chờ đổi thửa xong mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, ngoài quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phải dành quỹ đất thoả đáng cho phát triển các cơng trình phúc lợi văn hố, thể thao, giáo dục, y tế v.v... tạo điều kiện xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.

2- Khai thác tiềm năng lao động ở nông thôn:

Những năm gần đây, tỉnh ta có nhiều cố gắng giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn. Nhưng số lao động khơng có việc làm và thiếu việc làm còn lớn. Từ nay đến năm 2000 và sau năm 2000 các ngành, các cấp chủ động áp dụng những biện pháp tạo cơ hội giải quyết việc làm dưới đây:

- Giải quyết việc làm và phân công lại lao động tại chỗ là chính, thơng qua khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, phát triển tổng hợp cả nông nghiệp, cơng nghiệp, xây dựng và các loại hình dịch vụ; tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp và kinh tế nông thôn, phá thế độc canh; xây dựng mơ hình kinh tế hộ sản xuất hàng hóa; phát triển các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã.

- Phát triển đa dạng các hình thức dạy nghề, truyền nghề mới, đáp ứng trực tiếp cho u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn, chú trọng các ngành: điện, cơ khí, chế biến, chăn ni, trồng trọt, quản trị kinh doanh, ... Khuyến khích các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề theo hợp đồng, kèm cặp nghề. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ

đầu tư cơ sở vật chất dạy nghề của các tổ chức. Miễn phí học nghề cho con liệt sĩ, thương binh, giảm 50% phí học nghề cho con nơng dân nghèo; ưu tiên tuyển dụng lao động ở những nơi dành đất cho phát triển dự án cơng nghiệp; có chế độ khen thưởng vật chất và tinh thần kịp thời, thích đáng cho những người có tay nghề cao có cơng truyền nghề và dạy nghề cho người lao động.

- Sắp xếp, củng cố gắn với gia tăng đầu tư nâng cấp trang bị, phương tiện cần thiết cho các cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm, khắc phục tình trạng mở trường lớp tràn lan, chồng chéo, hiệu quả thấp.

- Khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thành lập Trường Trung học nông nghiệp của tỉnh, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý, kinh tế, kỹ thuật trong nông nghiệp, nơng thơn.

3- Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn: nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn:

- Bằng mọi biện pháp tăng thu, tạo nguồn thu mới, sắp xếp lại đối tượng chi để tăng chi đầu tư cơ sở vật chất từ ngân sách cho nông nghiệp. Năm 1998 và những năm sau, vốn ngân sách tập trung đầu tư cho đê điều, kè, cống khu vực trọng điểm, cơng trình điện, đường giao thơng, trạm bơm tiêu; vốn tín dụng tập trung cho dự án cơng nghiệp lớn của tỉnh, phát triển công nghiệp và dịch vụ trong nơng thơn, trong đó ưu tiên cho những xã nghèo, xã vùng sâu, vùng xa khó khăn.

- Các huyện, thành phố rà soát ngay và đánh giá đúng những xã, thị trấn, phường còn nợ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trong một số năm gần đây, có phương án cụ thể hồn trả vốn vay dứt điểm trong 2 năm 1998-1999.

- Các ban, ngành tỉnh mở rộng hoạt động, nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng tiếp cận để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn; đặc biệt là các chương trình, dự án tạo việc làm, xố đói giảm nghèo, phục hồi nông nghiệp, giao thông, môi trường, giáo dục, y tế,

dân số nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ và tổ chức quốc tế.

- Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng theo chức năng, nhiệm vụ của mình vừa tranh thủ tối đa, vừa giải ngân nhanh các nguồn vốn trong và ngoài nước, các dự án quốc gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách và thủ tục đầu tư để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngồi tỉnh có nguyện vọng đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ để khai thác tiềm năng trong nông thôn tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)