Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp dẫn đến kinh tế HTX nông nghiệp của tỉnh Hải Dương cũng dần được đổi mới và hoạt động ngày càng hiệu quả.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) và đặc biệt là Nghị quyết 21 của Tỉnh ủy (8/1994) về đổi mới và tổ chức quản lý HTX đã đưa phong
trào HTX nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương lên giai đoạn phát triển mới. Trước khi có luật HTX (1996) Hải Dương đã có 490 HTX được đổi mới gồm 316 HTX nông nghiệp, 174 HTX phi nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động của HTX trong thời kỳ này phát triển chưa cao, đa số chỉ duy trì dịch vụ cho kinh tế hộ trong khâu nước, điện. Chỉ có khoảng 17% số HTX tổ chức thêm được những khâu khác như giống, vật tư, làm đất,... Theo thống kê vào thời điểm tháng 6/1994 trong 345 HTX có đến 52% khơng có vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh, 28% số HTX yếu kém, tồn tại chỉ là hình thức, bình quân mỗi HTX nợ đọng 128 triệu đồng, khơng có khả năng thanh tốn. Nhìn chung, vai trị của HTX ngày càng mờ nhạt, xã viên khơng gắn bó với HTX. Từ thực tế đó nhiều nơi có xu hướng giải thể HTX hoặc giao lại HTX cho UBND xã điều hành các khâu dịch vụ. Do đó, đã làm lẫn lộn các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền chức năng quản lý kinh doanh sản xuất của HTX.
Trước tình hình đó, xuất phát từ yêu cầu khách quan của của sản xuất, ngày 4/8/1994 Tỉnh ủy Hải Dương ra Nghị quyết 21 nhằm đẩy mạnh đổi mới tổ chức và quản lý HTX (trong đó tập trung trước hết vào khu vực nơng nghiệp, nông thôn) với nội dung cơ bản: bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi trong tổ chức và hoạt động của HTX, mọi xã viên đều phải góp vốn và hưởng theo lao động, thu nhập theo lao động. Một hộ hoặc một lao động có thể tham gia vào nhiều HTX không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Quy mơ và hình thức của HTX tùy thuộc vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Đối với HTX yếu, kém thì kiên quyết giải thể. Như vậy, Nghị quyết 21 của Tỉnh ủy nhằm khuyến khích thành lập và phát triển đa dạng các loại hình HTX hoạt động có hiệu quả. Tính đến cuối năm 1996, tồn tỉnh đã chuyển đổi và thành lập mới 316 HTX dịch vụ nơng nghiệp, trong đó 183 HTX quy mơ tồn xã, 133 HTX quy mơ tồn thơn và liên thơn. Về loại hình có 295 HTX dịch vụ tổng hợp và 21 HTX
dịch vụ chuyên khâu đã thu hút 291.809 xã viên, chiếm 89% số hộ nơng dân trong đó xã viên trực tiếp lao động ở các khâu dịch vụ là 8.357 người, chiếm 3% tổng số xã viên.
Từ năm 1997 đến năm 2000 kinh tế HTX thực hiện theo luật HTX đã có sự biến đổi lớn và hoạt động ngày càng có hiệu quả đặc biệt là HTX nơng nghiệp. Tồn tỉnh có 379/382 HTX thực hiện chuyển đổi đạt 99,2%, các HTX hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp gồm: dịch vụ thủy nông, điện, bảo vệ thực vật, chuyển giao KH-CN, thú y, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ làm đất...
Qua tìm hiểu HTX dịch vụ nông nghiệp xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng cho thấy, trong quá trình thực hiện dịch vụ thủy nông trước khi chưa chuyển đổi, số người tham gia hoạt động trong khâu thủy nơng là 45 người. Mức bình qn cả năm thu là 22,9 kg thóc/sào mà vẫn bị hạn hán hoặc tưới tiêu khơng kịp thời do để thất thốt nước, nhiều xã viên tự do phá mương, máng để dẫn nước vào ruộng dẫn đến thời gian đưa nước tới ruộng khơng kịp thời gây lãng phí nước. Nhưng sau khi chuyển đổi HTX theo luật, trong khâu thủy nông số xã viên tham gia chỉ còn 27 người, giảm 18 người, mức thu bình qn là 20,1 kg thóc/sào/năm mà vẫn đảm bảo tưới, tiêu nước đủ. Đạt được kết quả trên là do HTX dịch vụ nông nghiệp đã sắp xếp lại công tác quản lý, từng khu vực đã phân công lại cụ thể đến từng người phụ trách, đồng thời có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Mặt khác, công tác kiểm tra, đôn đốc được tăng cường, qua mỗi lần lấy nước đều có rút kinh nghiệm, vì vậy cơng tác dịch vụ thủy nơng đạt được hiệu quả cao, xã viên ngày càng tin tưởng, phấn khởi vào HTX dịch vụ nông nghiệp.
Như vậy, ở các HTX dịch vụ nông nghiệp chuyển đổi theo Luật HTX ở Hải Dương với việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động dẫn đến hiệu quả hoạt động HTX ngày càng cao, nguồn vốn ngày càng được tăng cường (do xã viên tự nguyện đóng góp và một phần thu hồi được cơng
nợ). Mặt khác, quyền và trách nhiệm của xã viên HTX được xác định rõ hơn trước, chất lượng dịch vụ cơ bản được tốt hơn trước và giá thấp hơn so với trước khi chuyển đổi.
Năm 2000 tổng hợp kết quả hoạt động dịch vụ của 265 HTX cho thấy: tổng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ là 86.004.250 triệu đồng, bình qn một HTX có doanh thu là 325 triệu đồng/năm. Hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới chủ động cho 82% diện tích canh tác, đảm bảo cơ giới hóa khâu làm đất 50% diện tích gieo trồng, xay xát 100% gạo, tuốt lúa được 95%, vận tải hàng hóa đạt 50%. Hệ thống giống cây con và bảo vệ sản xuất đã cung ứng hàng nghìn tấn phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật đảm bảo đủ nhu cầu giống cho sản xuất.
* Tiểu kết chương 1:
Thành tựu nổi bật của nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2000 đó là: có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5%, cao hơn bình quân chung của cả nước. Toàn ngành đã sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, ngoài việc đảm bảo ổn định đời sống cho gần 1,7 triệu dân trong tỉnh, cịn có khả năng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tập trung ở những mặt hàng chủ lực: rau, quả, thịt lợn, thịt gia cầm và lúa gạo. Bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế cơ bản như: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp cịn chậm, chưa rõ nét; nơng dân còn chưa quen với sản xuất hàng hóa, thiếu kiến thức KH-CN, thiếu vốn và chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất; sức ép về dân số, việc làm rất lớn; việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp... Nhưng với những thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong những năm đầu tái lập tỉnh đã tạo cơ sở và tiền đề để Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương vững bước tiến vào thế kỷ XXI, tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH giai đoạn 2001 - 2005.
Chương 2