Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, nhân dân Hải Dương nói chung và nơng dân Hải Dương nói riêng đã ra sức phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, phát huy ý chí tự lực, tự cường trong q trình thực hiện đường lối của Đảng trong q trình phát triển nơng nghiệp và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Một là, sự lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2009 đã thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trong cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành chăn ni, thủy sản, giảm diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp, phát triển nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH, cung ứng sản phẩn nông nghiệp cho đô thị và xuất khẩu. Từ năm 1997 đến năm 2009, cơ cấu giá trị tổng sản phẩm ngành nơng nghiệp đã có sự chuyển biến đáng kể: trồng trọt giảm tỷ trọng từ 72,2% xuống cịn 57,9% thay vào đó tỷ trọng ngành chăn nuôi – thủy sản trong cơ cấu giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp tăng từ 26,3% năm 1997 lên 36,4% năm 2009. Dịch vụ nơng nghiệp có xu hướng tăng từ 1,5% năm 1997 lên 5,6% năm 2009. Dưới đây là kết quả chuyển dịch cơ cấu của từng ngành:
Về trồng trọt: Ngành trồng trọt hiện đang là ngành sản xuất chính,
tạo ra khối lượng sản phẩm lớn (năm 2009 chiếm 57,9% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp), những năm gần đây đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Nơng dân thực hiện đa dạng hóa cây trồng, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích các loại
cây rau màu, cây ngắn ngày và cây ăn quả. Do vậy, từ năm 1997 đến 2009, diện tích cây trồng, giữa các nhóm cây trồng đã có thay đổi đáng kể, chủ yếu là diện tích trồng lúa cho năng suất thấp giảm, diện tích lúa giảm từ 148 nghìn ha năm 1997 xuống cịn 127 nghìn ha năm 2009 (giảm 21 nghìn ha). Tuy nhiên năng suất và chất lượng đều tăng. Năm 1997 năng suất lúa đạt 51,3 tạ/ha, đến măm 2009 năng suất lúa đạt 60,8 tạ/ha. Sản lượng lương thực năm 2009 đạt 772.780 tấn, tăng 10.534 tấn so với năm 1997, điều đó cho thấy có sự chuyển dịch về cơ cấu trồng cây lúa theo hướng tăng năng suất, chất lượng chứ khơng đơn thuần là tăng về quy mơ, diện tích... Các tiến bộ kỹ thuật mới tiếp tục được nông dân quan tâm ứng dụng vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng nông sản, kết hợp với giá tiêu thụ nông sản trong năm tiếp tục duy trì ở mức cao đã giúp cho giá trị sản lượng ngành trồng trọt đạt 4.447.429 triệu đồng, trong đó: giá trị sản lượng cây lương thực đạt 2.302.960 triệu đồng (chiếm 51,8%), cây rau màu và cây công nghiệp hàng năm đạt 1.478561 triệu đồng (chiếm 33,2%), cây ăn quả đạt 514.831 triệu đồng (chiếm 11,6%).
Về chăn ni: nhìn chung phát triển nhanh chóng, đặc biệt là có sự
chuyển đổi sang chăn ni cơng nghiệp và bán cơng nghiệp. Tồn tỉnh hiện có trên 6.700 hộ nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp quy mô 100 con trở lên (trong đó có trên 300 hộ ni quy mơ 1.000 con trở lên). Có 1.200 hộ nuôi lợn quy mô 50 con trở lên, 2.880 hộ nuôi đặc sản thủy sản (tăng 68,6% so với trước) và 717 trang trại các loại. Phát triển chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu của tỉnh và xuất khẩu với chất lượng cao. Xây dựng ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế hàng hóa quan trọng trong nơng nghiệp nhằm cung cấp thịt, cá cho các khu công nghiệp, đô thị trong tỉnh và xuất khẩu, tăng thêm giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Về thủy sản: ngành thủy sản có mức tăng trưởng cao nhờ chuyển
dịch mạnh cơ cấu sản xuất và ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất. Trong những năm qua (1997 - 2009), thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các cấp Ủy đảng, chính quyền đã thực sự quan tâm chỉ đạo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đề án phát triển thủy sản đã đi vào cuộc sống. Các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, các cơ sở sản xuất giống đã được quan tâm nâng cao chất lượng chủng loại bằng việc bổ sung tập đoàn cá năng suất, chất lượng cao như cá rơ phi đơn tính, cá chép ba máu, cá chim trắng, tôm càng xanh,… Năm 1997, giá trị sản xuất thủy sản đạt 110.949 triệu đồng đến năm 2009 đạt 719.357 triệu đồng. Những năm gần đây ngành thủy sản đã có mơ hình ni tơm, cá tập trung ở nhiều địa phương trong tỉnh, tạo ra lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các đô thị, các khu dân cư tập trung khác như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Về lâm nghiệp: Diện tích rừng của Hải Dương tập trung ở hai huyện
Chí Linh và Kinh Mơn. Từ năm 1997, lâm nghiệp có sự chuyển biến mạnh từ khai thác rừng sang quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, với các chính sách giao đất, giao rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, đất hoang hóa và đất ngập nước đưa vào mục đích trồng rừng và sản xuất nơng nghiệp, diện tích rừng đến năm 2009 là 10.638 ha (năm 2000 là 7.400 ha).
Hai là, sự lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã làm cho người nông dân Hải Dương quen với kinh tế thị trường, đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo ra nhu cầu hợp tác trong sản xuất.
Phát triển kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa. Vì vậy, người nơng dân ln được đặt trong mơi trường cạnh tranh của thị trường. Họ ngày càng trở thành những người năng động, nhạy bén với
thị trường, để từ đó đưa ra những quyết định ứng xử đúng đắn trước môi trường sản xuất, kinh doanh.
Báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương về Chương trình phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 đã đánh giá như sau: “Thâm canh
đang trở thành xu hướng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến sản phẩm.” [62, tr 17].
Phát huy những lợi thế về vị trí địa lý cũng như lợi thế về giá trị sản phẩm nông sản, trong những năm qua, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương đã đạt được những chuyển biến đáng kể. Ngoài việc đảm bảo thị trường nội tỉnh, thị trường trong nước ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đưa sản phẩm của mình vươn ra thị trường nước ngồi. Thị trường trong nước tập trung vào các thành phố lớn như: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Quảng Ninh, các tỉnh miền Trung và Nam bộ… với sản phẩm đa dạng: thịt, cá, rau vụ đơng, hoa quả. Có thể nói, “ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời gian qua đã tạo ra được một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn hình thành được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nông sản khá toàn diện, thu hút nhiều thành phần kinh tế cũng như các doanh nghiệp tham gia kinh doanh”.
Như vậy, phát triển kinh tế nơng nghiệp chính là một cái cầu để nối người nông dân Hải Dương với thị trường, với tiến bộ kỹ thuật và nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh.
Ba là, trong q trình lãnh đạo, phát triển kinh tế nơng nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã làm cho kinh tế nơng nghiệp Hải Dương phát triển, hình thành trên địa bàn tỉnh những vùng chuyên canh lớn.
Đây là một thành tựu quan trọng của sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Việc hình thành các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu là một
trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển, khơng những thế nó cịn tạo ra động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nhờ có sự định hướng của Đảng bộ và các cấp lãnh đạo tỉnh về giống cây trồng, một bộ phận nông dân đã mạnh dạn đổi mới cơ cấu sản xuất, đầu tư vào sản xuất, dịch vụ và đã sáng tạo ra nhiều mơ hình sản xuất đạt giá trị cao. Tồn tỉnh đã có 15,5% diện tích đạt tiêu chuẩn cánh đồng 50 triệu. Cũng do chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa như:
- Vải thiều (Thanh Hà, Chí Linh) với diện tích 8.500 ha, sản lượng 25 – 30.000 tấn.
- Dưa hấu, rau ngắn ngày, của đậu (Kim Thành, Gia Lộc) diện tích khoảng 6000 – 6500 ha.
- Gạo nếp (Kim Thành, Kinh Mơn) diện tích khoảng 800 – 1000 ha. - Hành tỏi (Nam Sách, Kinh Mơn) diện tích 3.500 ha.
- Cá, ba ba (Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Kim Thành).
- Cà rốt (Cẩm Giàng) diện tích 420 ha, sản lượng 12 – 13.000 tấn. - Hoa, cây cảnh (Gia Lộc, thành phố Hải Dương)…
Bốn là, việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển vững chắc, đa dạng loại hình kinh tế trang trại.
Mơ hình kinh tế trang trại đang được xem là nhân tố mới, sức bật mới trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại là đội quân tiên phong cùng với hộ nông dân chăm chỉ cần mẫm xây dựng nông thôn mới. Họ là những người khai phá con đường làm giàu cho nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng, hợp quy luật, thúc đẩy khai thác tiềm năng, phát huy nội lực để phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương theo hướng CNH-
HĐH, góp phần tạo ra nền sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, cung cấp ngun liệu cho công nghiệp chế biến, gắn phát triển công nghiệp với nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở Hải Dương đã góp phần khai thác diện tích đất nơng nghiệp một cách hiệu quả, sử dụng tốt lợi thế trong sản xuất và quản lý, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút thêm lao động, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, hình thành các hình thức hợp tác và HTX, liên kết trong sản xuất kinh doanh, ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, tạo thu nhập cho nhiều hộ dân nghèo, tạo nên tiền đề vững chắc để phát triển xã hội nông thôn trong tỉnh.
Năm là, sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã thúc đẩy việc thực hiện cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chế biến nông sản.
Một trong những nội dung quan trọng của cơng nghiệp hóa trong sản xuất nơng nghiệp chính là cơ giới hóa khâu sản xuất. Nếu năm 2005, tỷ lệ làm đất bằng máy mới đạt 67,8%, tỷ lệ vận chuyển bằng máy đạt 72%, thì đến năm 2009 tỷ lệ này đã đạt tương ứng là 85% và 80%, đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ tuốt lúa bằng máy đạt 100%, việc áp dụng máy trong khâu thu hoạch, gieo cấy đã và đang được triển khai.
Trong chăn ni, các hộ gia đình chăn ni quy mô công nghiệp và các chủ trang trại đã trang bị máy móc vào khâu sản xuất như máy ấp trứng, máy thái rau, thiết bị thơng gió, cấp nước uống, vệ sinh chuồng trại, máy bơm nước cho ao ni thủy sản, máy sục khí,…
Cơ giới hóa đã góp phần khơng nhỏ vào việc giải phóng sức lao động và tăng hiệu quả trong sản xuất thâm canh, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm cũng thu được những kết quả tích cực. Đã thực hiện việc tiếp nhận cơng nghệ duy trì giống lúa bố mẹ, cơng nghệ sản xuất giống lúa
lai 3 dòng, 2 dòng. Dự án xây dựng vùng giống lúa nhân dân được xây dựng thí điểm trong 2 năm 2001 – 2002 và được tổ chức thành công trong 2 năm 2003 – 2004 trên diện tích trên 3.000 ha ở các địa phương trong tỉnh, đã chủ động tạo đủ giống tốt, giá rẻ, cung ứng điều hòa tại chỗ, đảm bảo 65 – 70% diện tích lúa tồn tỉnh, góp phần nâng cao đồng đều năng suất hai vụ lúa. Dự án đã được nhận giải thưởng khoa học sáng tạo VIFOTEC năm 2005.
Kết hợp sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu trung ương, kinh phí ứng dụng đề tài khoa học, tiến hành các bước khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất và sản xuất thử nhiều giống lúa, màu và cây công nghiệp, đã đánh giá, so sánh, lựa chọ được nhiều chủng loại giống mới có năng suất, chất lược cao, giúp cho việc chỉ đạo sản xuất, bố trí, lựa chọ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng của tỉnh một cách hợp lý. Các ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sử dụng chế phẩm sinh học diệt trừ sâu hại rau thay thế thuốc hóa học độc hại đã giúp cho việc tổ chức sản xuất vùng rau an toàn trên địa bàn tỉnh thu được kết quả tốt. Trong các năm 2003 – 2006, đã triển khai có hiệu quả chương trình chuyển giao cơng nghệ ni thủy sản giống mới ở các vùng có diện tích chuyển đổi tập trung trong tỉnh, được tặng giải thưởng khoa học công nghệ Côn Sơn năm 2006.
Sáu là, lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã làm cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, đời sống nông dân, nông thôn thay đổi theo hướng ngày càng ấm no văn minh.
Để phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp và cải thiện đời sống nông dân, nông thôn. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ đã quyết tâm tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, bảo đảm sự phát triển toàn diện và bền
vững, nâng cao tích lũy từ nội bộ, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm 1997 – 2009, một nguồn lực quan trọng của nền kinh tế đã được tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn, trong đó vốn ngân sách nhà nước có vai trị quan trọng nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp, tăng cường khả năng phịng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất và đời sống, cải thiện cảnh quan nông thôn, nâng cao phúc lợi xã hội cho dân cư nông thôn (xem bảng dưới đây).
Bảng 3.1: Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
ĐVT: tỷ đồng Lĩnh vực đầu tư Tổng số Trong đó Vốn Trung ương Vốn ngân sách tỉnh Vốn nước ngoài Vốn tín dụng Vốn dân doanh
I. Nơng lâm thủy sản 950,6 141,9 397,7 40 371
1. Nông nghiệp 146,2 27,2 10 109
a. Hệ thống & bảo vệ sản xuất 36,2 21,2 15
b. Cơ giới hóa nơng nghiệp 50 1 49
c. Chuyển đổi cây trồng 60 5 10 45
2. Lâm nghiệp 13 9,8 3,2
3. Thủy lợi 606,4 107,1 367,3 132
a. Hệ thống đê điều 148,8 80,5 68,3
b. Thủy lợi nội đồng 457,6 26,6 299 132
4. Thủy sản 185 25 30 130
II. Giao thông nông thôn 1.148,1 131 161,3 50 805,8
III. Điện nông thôn 250 200 10 10 30
IV. Trạm y tế xã 12,5 3 6,5 3