huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội ở nông thôn.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng về kinh tế - xã hội, mỗi cấp uỷ Đảng và đảng viên nghiêm túc quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời và gương mẫu thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; thường xuyên kiểm tra để kịp thời uốn nắn, xử lý đúng những sai phạm của cán bộ, đảng viên; chăm lo xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh..
- Coi trọng tuyên truyền, giáo dục và chỉ đạo thực hiện theo pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế ở cấp cơ sở. Tổ chức Đảng cấp trên định kỳ kiểm tra tổ chức Đảng cấp cơ sở trong việc lãnh đạo hoạt động tài chính, tiền tệ, nhất là việc chi tiêu sử dụng tài sản cơng, bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả.
- Kiện tồn bộ máy chính quyền cơ sở để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước. Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc quán triệt, triển khai thể chế hoá những Nghị quyết, chủ trương của Đảng và cấp uỷ địa phương theo sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên và cấp uỷ cùng cấp. Tiếp tục xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chính quyền cơ sở. Bổ sung cơ chế phối hợp giữa lãnh đạo chính quyền với Thường trực Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; giữa chủ tịch UBND với trưởng thôn trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý, kiểm kê, kiểm soát các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thực hiện có hiệu quả phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", trong các hoạt động kinh tế theo pháp luật, đặc biệt là trong việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của dân, vốn, quỹ và tài sản công. Tổ chức điều tra, đánh giá cán bộ cơ sở định kỳ (cán bộ dân cử, cán bộ chun mơn) để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý và trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ xã. Các cấp uỷ Đảng chỉ đạo chính quyền xây dựng, ban hành các quy chế của địa phương không
trái với pháp luật và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bàn bạc, quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của dân. Thực hiện dân chủ phải đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật trong nhân dân. - Xây dựng chương trình phát triển văn hố thơng tin cơ sở một số cách thiết thực, bảo đảm đông đảo nhân dân được hưởng thụ văn hố, hiểu biết về chính sách, pháp luật Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Phần ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nơng thơn đến năm 2000 có những chủ trương và nhiệm vụ tiếp tục thực hiện sau năm 2000 là một chương trình lớn bao gồm nhiều dự án cụ thể. Sự tham gia nỗ lực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng là nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi của chương trình.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ sẽ bàn và thông qua các dự án cụ thể, tạo điều kiện cho các cấp, các ngành, đoàn thể lập kế hoạch và triển khai thực hiện sâu sát với mỗi cấp, mỗi ngành.
2- Đảng đoàn Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ban cán sự Đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh sớm chỉ đạo ban hành các quy định cụ thể, tạo điều kiện pháp lý để các cấp, các ngành triển khai thực hiện Chương trình.
3- Ban Kinh tế chủ trì cùng với các Ban của Tỉnh uỷ phối hợp với Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, các sở, ban, ngành, Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thường xuyên báo cáo kết quả và giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổng kết việc thực hiện nghị quyết này.
4- Các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng và cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XII) sẽ được sơ kết, rút kinh nghiệm hàng năm và tổng kết vào dịp chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
Nơi nhận: BÍ THƯ