Năm 2004 cả tỉnh có 362 HTX nông nghiệp (đã chuyển đổi 346 HTX, thành lập mới 16 HTX theo Luật HTX năm 1996), số lao động do các HTX nông nghiệp quản lý và sử dụng 10.552 người, trong đó 9.094 lao động nơng nghiệp, 1.479 lao động khác. Hoạt động của các HTX nông nghiệp đã chuyển sang làm chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ: 106 HTX dịch vụ làm đất, 131 HTX dịch vụ giống cây trồng, 355 HTX dịch vụ thủy lợi, 287 HTX dịch vụ bảo vệ thực vật, 27 HTX dịch vụ chăn nuôi, 83 HTX dịch vụ cung ứng vật tư, 23 HTX dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, 223 HTX dịch vụ khác. Có hiệu quả nhất là dịch vụ thủy lợi và bảo vệ thực vật, số HTX tồn tại một cách hình thức vẫn cịn nhiều. Dù phát triển chưa đều nhưng hoạt động dịch vụ của các HTX nông nghiệp đã và đang có tác dụng tích cực đối với các hộ nơng nghiệp. Trong q trình hoạt động, do xác định nhiệm vụ chủ yếu là làm dịch vụ cho kinh tế hộ nên nhiều HTX đã phân định được chức năng quản lý kinh tế của HTX với chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, giảm bớt những cơng việc làm thay chức năng chính quyền, tập trung vào đổi mới cải tiến quản lý. Hầu hết các HTX đã tiến hành kiểm kê vốn quỹ, làm rõ công nợ, thực hiện quy chế dân chủ công khai kinh tế nội bộ, xóa bỏ bao cấp, giảm phí quản lý và quỹ trên đơn vị diện tích, thực hiện cơ chế gắn mọi nguồn thu của HTX vào kết quả hoạt động của dịch vụ. Các định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá các khâu dịch vụ được các HTX xác định lại hợp lý hơn.
Trong hoạt động kinh doanh của nhiều HTX nông nghiệp đã bảo đảm nguyên tắc thu đủ, bù chi, vừa tạo điều kiện phục vụ tăng trưởng chung của cộng đồng không chi kinh doanh thuần túy vì lợi nhuận. Vì thế sau khi chuyển đổi theo luật, mặc dù tỷ trọng kinh tế HTX cịn nhỏ, khơng cịn giữ vai
trò trực tiếp tổ chức, điều hành sản xuất tập trung mà chuyển sang chức năng làm dịch vụ, bước đầu HTX nơng nghiệp đã phát huy vai trị là hậu cần hỗ trợ cho phát triển kinh tế hộ. Thực tế cho thấy, nơi nào HTX nông nghiệp phát triển, ở đó các dịch vụ làm đất, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư và đặc biệt là ứng dụng KH-CN được thực hiện có tổ chức, đồng bộ hơn thơng qua sự điều hành, quản lý của HTX cho nên đã phát huy được hiệu quả tối đa của kinh tế hộ. Ngược lại, những nơi khơng có HTX nơng nghiệp đứng ra tổ chức các loại hình dịch vụ, thì hiện tượng "mạnh ai người nấy làm", dẫn đến tình trạng chi phí dịch vụ cao, tác dụng của việc ứng dụng KH-CN bị hạn chế, năng suất cây trồng và vật ni khơng tăng. Nhiều HTX nơng nghiệp đóng vai trị tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới, góp phần củng cố quan hệ kinh tế nông thôn. Một kết quả đáng ghi nhận là các HTX nông nghiệp kiểu mới đã định hình và hướng kinh doanh, khơng chỉ tập trung điều hành thống nhất các dịch vụ có tinh chất cộng đồng mà cịn chú trọng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh với giá cả hợp lý, hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều HTX đã có sự khởi sắc, số HTX nơng nghiệp làm ăn có lãi ngày càng tăng (năm 2000 có 274 HTX có lãi, chiếm 75,69% trong tổng HTX nông nghiệp, tổng số tiền lãi là 3.346 triệu đồng, bình quân một HTX lãi 12,21 triệu đồng/năm), nhiều HTX có phạm vi hoạt động dịch vụ khơng bó hẹp trong sản xuất nông nghiệp mà đã vươn tới nhiều loại hình dịch vụ mới như điện, tín dụng, khuyến nơng, chuyển giao cơng nghệ, tiêu thụ nơng sản, cung ứng vật tư, hàng hóa...