C- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thâm canh, tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
canh, tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, đáp ứng q trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn phải sớm quy hoạch và hình thành vùng chuyên canh cây, con với quy mơ thích hợp gắn với phát triển cơng nghiệp chế biến và yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với hình thành vùng chuyên canh, động viên và phát huy vai trò kinh tế hộ để đầu tư cải tạo, thâm canh, chuyển đổi theo mơ hình kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai cụ thể, chuyển sang sản xuất hàng hoá, tạo ra giá trị kinh tế cao nhất. Khuyến khích những hộ nơng dân có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế trang trại với hình thức và qui mơ thích hợp.
Giữ ổn định và thực hiện thâm canh cao 70.000 ha trồng lúa 2 vụ để bảo đảm nhu cầu lương thực lâu dài của tỉnh và góp phần an tồn lương thực quốc gia. Dành 20 - 25% diện tích cấy lúa để sản xuất lúa có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trước mắt làm điểm ở 2 - 3 huyện để rút kinh nghiệm. Phần diện tích cịn lại trồng các giống lúa cao sản, chất lượng khá. Bố trí cơ cấu mùa vụ, giống lúa, cơ cấu trà lúa hợp lý ở từng vùng, từng địa phương, kết hợp với các biện pháp thâm canh đưa năng suất lúa bình quân đạt 11 tấn/1 ha/1 năm, tạo điều kiện mở rộng diện tích vụ đơng.
Tăng diện tích trồng ngơ, chủ yếu ngơ đơng, trên đất bãi ven sông (khoảng15.000 ha vào năm 2000). Tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống ngơ lai có năng suất cao (trên 40 tạ/ha) vào sản xuất đại trà thay cho các giống ngô năng suất thấp.
Tăng diện tích một số cây cơng nghiệp như: Trồng đậu tương (khoảng 4.000 ha) trên vùng bãi ven sơng Thái Bình, Kinh Thầy, sơng Luộc và diện tích đất màu khơng cấy lúa; trồng lạc (2.500 ha) ở Chí Linh
và Kinh Môn. Mạnh dạn đưa nhanh giống đậu tương, lạc có ưu thế về chất lượng, năng suất vào sản xuất.
Mở rộng diện tích trồng các loại rau, quả thực phẩm ngắn ngày đến 18.000 ha (trong đó vụ đơng 12.000 ha) gồm các loại: dưa chuột, cà chua, rau xanh, hành, tỏi, cây gia vị khác ... Phát triển nhanh và đa dạng hơn các loại cây ăn quả để đến năm 2000 có 11.000 ha (trong đó trên 5.000 ha vải thiều). Tăng diện tích trồng cây vụ đơng 45 - 48% diện tích canh tác với cơ cấu cây trồng chủ yếu là cây màu lương thực, cây thực phẩm, cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục vận động và khuyến khích nhân dân cải tạo vườn tạp ở khu dân cư thành vườn cây ăn quả, kết hợp chăn ni theo mơ hình kinh tế VAC. Vận động nơng dân giúp đỡ nhau về giống, kỹ thuật để đến năm 2000 cải tạo xong cơ bản vườn tạp. Chuyển đổi phần lớn diện tích đất trũng cấy lúa cho thu hoạch bấp bênh, hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mạnh vườn rừng, vườn đồi. Hoàn thành cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vào cuối năm 1998. Trong trường hợp vốn đầu tư trồng rừng theo dự án chưa đáp ứng đủ thì cho phép các đơn vị ứng vốn trồng cây trước, ngân sách thanh toán vào năm 1999.
Phát triển mạnh chăn nuôi, từng bước đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. Phát triển đàn lợn ở các vùng có thế mạnh về sản xuất lương thực và thâm canh cao: theo hướng "nạc hoá", chủ yếu ở quy mơ hộ gia đình. Phấn đấu 100% đàn lợn thịt là lợn lai kinh tế, trong đó lợn có 3/4 máu ngoại và lợn ngoại thuần đạt 50% tổng đàn. Tiếp tục thực hiện chương trình "sind hố" đàn bị, phấn đấu 40-50% bò thịt là bò lai sind.
Để chuyển dịch nhanh cơ cấu chăn nuôi cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc với quy mô, công nghệ đa dạng; coi trọng chọn lựa, khảo nghiệm, tiếp nhận kết quả tiến bộ kỹ thuật về giống; nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ vật nuôi. Tập trung đầu tư, sớm đưa vào sản
xuất các dự án mở rộng và xây dựng mới cơ sở chế biến thịt để đạt công suất 3.000 - 4.000 tấn thịt chế biến vào năm 2000. Tỉnh phấn đấu bảo đảm cơ bản về giống, thức ăn công nghiệp, dịch vụ thú y và các dịch vụ kỹ thuật khác. Khuyến khích nơng dân phát triển chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp các giống gà, vịt "siêu thịt", "siêu trứng", các giống ngan, ngỗng và các loại gia cầm khác cho năng suất và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, cung cấp cho thị trường khu vực và từng bước xuất khẩu.
Tận dụng mặt nước ao hồ và sơng ngịi hiện có để nuôi trồng thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2000 sản lượng cá đạt 9.500 tấn.
Cùng với trách nhiệm tự lo sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức kinh tế và hộ nông dân, Nhà nước có trách nhiệm và giúp đỡ tích cực trên các lĩnh vực như:
- Tìm kiếm và khai thơng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất thông qua cung cấp các thông tin về thị trường, hợp đồng mua bán vật tư, sản phẩm v.v...
- Tăng cường khả năng bảo đảm từ Nhà nước trong công tác khuyến nông và các hoạt động hỗ trợ, bảo hiểm sản xuất.
- Xây dựng các mơ hình mẫu, hỗ trợ lập dự án và có kế hoạch điều phối cụ thể để nơng dân có thể dễ dàng hơn vay vốn đầu tư phát triển từ các tổ chức tín dụng.
Một số chủ trương và biện pháp cụ thể:
Sắp xếp, củng cố và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống khuyến nông từ tỉnh, huyện đến xã. Ngân sách địa phương đảm bảo cho các hoạt động như phổ biến, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tiếp nhận và khảo nghiệm giống mới, xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, tổ chức hội thảo, hội nghị rút kinh nghiệm và triển khai mở rộng v.v... Hỗ trợ 50% giá đối với giống cây, con mới trong kế hoạch của tỉnh đối với hộ áp dụng lần đầu; Tiếp tục thực hiện hỗ trợ chi phí phối giống, thụ tinh bị sind và ni lợn
nái hướng nạc như hiện nay; hỗ trợ 50% tiền thuốc tiêm phòng trâu, bị, lợn, hộ nghèo thì miễn 100%; giảm 30% tiền thu nước tạo nguồn, trong đớ miễn 100% đối với cây vụ đơng. Thực hiện miễn giảm nghĩa vụ đóng góp theo vụ.
Tách hẳn và thành lập Công ty cung ứng và kinh doanh vật tư, thuốc bảo vệ vật nuôi, cây trồng trực thuộc Chi cục bảo vệ thực vật và Chi cục thú tỉnh, là đơn vị hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Thí điểm ở 2 huyện mơ mình: chức năng quản lý Nhà nước và cán bộ làm công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y đặt trong Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.
Công ty Nhà nước cung ứng và kinh doanh phân bón, vật tư, thuốc bảo vệ vật nuôi, cây trồng, đổi mới tổ chức và hoạt độngvươn lên giữ vai trị chủ đạo và chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực này. Các tổ chức kinh tế tư nhân, hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực này phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề theo quy định hiện hành; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm và chủ trì cùng các ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử lý nghiêm vi phạm theo pháp luật.
Vận dụng miễn, giảm thuế tối đa trong khung qui định của Nhà nước cho các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ ở vùng sâu, vùng xa. Đối với các chương trình, dự án đầu tư ở vùng sâu, vùng xa khó khăn, cho chương trình xố đói giảm nghèo thì các ngân hàng thương mại, các quĩ hỗ trợ đầu tư dành tỷ lệ vốn thích đáng, cho vay theo chu kỳ sản xuất với cơ chế thu nợ và lãi suất hợp lý, tăng tỷ lệ cho vay trung, dài hạn.
Đối với diện tích rừng trồng mới, sau thời gian kiến thiết cơ bản, Nhà nước đảm bảo chi phí bảo vệ, chăm sóc rừng bằng nguồn thu từ rừng, nếu thiếu thì bổ sung từ ngân sách Nhà nước.