V. Nước sạch & vệ sinh mô
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Một là, tồn tại lớn nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương là nền sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, manh mún; năng suất lao động còn thấp, giá thành sản phẩm cao.
Mặc dù sau khi dồn ơ đổi thửa, số thửa ruộng tồn tỉnh đã giảm 2,17 lần, diện tích bình qn 1 thửa đã tăng lên 2,1 lần, bình quân mỗi hộ 3,76 thửa, diện tích mỗi thửa bình qn 537m2. Điều này là một cản trở rất lớn trong việc tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh việc cơ giới hóa và ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ và sản xuất. Theo kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 1/7/2006, giá thành sản xuất lúa vụ chiêm xuân là 1.994 đ/kg, giá bán 2.594 đ/kg, lợi nhuận thu được khi sản xuất 1 kg lúa là 23,13%. Tổng thu 1 ha lúa Đông xuân là 15,945 triệu đồng, lãi 3,571 triệu đồng/ha, với mức lãi thấp như vậy, nếu các hộ chỉ sản xuất độc canh cây lúa thì rất khó để vươn lên làm giàu.
Hải Dương là tỉnh sản xuất lúa nước 2 vụ/năm, tính thời vụ của cây trồng là hạn chế lớn cho việc tổ chức vùng nguyên liệu cung cấp thường xun cho cơng nghiệp chế biến. Vì vậy, cơng nghiệp chế biến nông sản – thực phẩm chậm phát triển, việc đầu tư vào cơng nghiệp chế biến cịn hạn chế, mới giới hạn ở một số lĩnh vực nhất định như chế biến sản xuất gia vị, bánh kẹo, thịt đông lạnh, rau quả (hộp, muối), sản lượng được chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số nơng sản hàng hóa sản xuất ra.
Hai là, lãnh đạo và chỉ đạo giải quyết vấn đề sức ép về dân số và nhu cầu việc làm vẫn còn rất lớn, thu nhập bình quân đầu người trong nơng thơn cịn ở mức thấp, chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp chưa cao.
Điều này hạn chế sức tiêu thụ hàng cơng nghiệp, làm chậm tiến trình CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Cơng tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt nhưng còn chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo ở một số địa phương còn cao. Số lao động trong tỉnh tăng thêm mỗi năm trung bình trên 6.000 người, cộng với số lao động dôi dư, thiếu việc làm và chất lượng lao động còn thấp đã tạo áp lực, là bài tốn khó của các địa phương trong tỉnh trong việc cân đối lao động, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Số
cán bộ đại học nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủy sản) đang trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp tại hộ nông dân, các trang trại, các cơ sở quốc doanh khoảng 70 người, chỉ bằng 0,8% lao động nông nghiệp.
Ba là, các HTX dịch vụ nơng nghiệp cịn mang tính hình thức, hầu hết còn lúng túng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh và cơ chế hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế hàng hóa.
Các dịch vụ cần thiết cho sản xuất nơng nghiệp hàng hóa cịn chưa được tổ chức sắp xếp, định hướng phù hợp: dịch vụ vật tư nông nghiệp, hệ thống chợ nông thôn, việc thông tin, tiếp thị, xây dựng thương hiệu hàng hóa,… cần được quan tâm và có giải pháp hữu hiệu hơn trong giai đoạn tới. Công nghiệp nông thôn và làng nghề phát triển cịn chậm, trình độ sản xuất thủ cơng, lạc hậu, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, hàng hóa khó tiêu thụ.
Bốn là, lãnh đạo chỉ đạo khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường và q trình CNH-HĐH, đơ thị hóa vẫn cịn tồn tại nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn tăng lên. Vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ từ các khu công nghiệp, khu đô thị ảnh hưởng tới, mà ngay việc chăn nuôi, chế biến giết mổ trong khu dân cư cũng gây ô nhiễm nặng, do công tác quy hoạch nơng nghiệp nói riêng và quy hoạch phát triển nơng thơn nói chung cịn thiếu và chưa đồng bộ. Tệ nạn xã hội mới xuất hiện, lối sống hưởng thụ, ích kỷ nảy sinh, sự chuyển dịch tự phát lao động từ nông thôn tới các đô thị và các khu công nghiệp chưa được kiểm soát và định hướng, ảnh hưởng xấu tới sự ổn định xã hội nông thôn.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Khi cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH thì tỉnh Hải Dương vừa được tái lập. Do đó, Hải Dương vừa phải hồn thiện các tiền đề cho CNH-HĐH vừa phải đẩy mạnh CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn.
Nhìn tổng thể nơng nghiệp, nơng thơn Hải Dương có xuất phát điểm thấp, sản xuất nhỏ; cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng nơng thơn cịn thấp kém. Nội lực kinh tế còn yếu, cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh nên chưa thể tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng với tốc độ cao được. Chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp cịn thấp. Đại đa số nơng dân cịn hạn chế về tiếp thu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn nơng dân cịn mỏng.
Sự lãnh đạo của Đảng bộ chưa thật sự tồn diện. Cơng tác quy hoạch nơng nghiệp nói riêng và quy hoạch phát triển nông thơn nói chung cịn thiếu và chưa tác động tích cực tới chỉ đạo, sản xuất. Việc quán triệt đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, chủ trương của Đảng bộ tỉnh còn chưa thật sự sâu sắc trong cán bộ, đảng viên làm cho việc tổ chức thực hiện cụ thể còn nhiều mặt hạn chế. Việc chỉ đạo, điều hành thiếu tập trung, đồng bộ chưa tạo được sự thống nhất cao.
Các khâu dịch vụ cần cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa như cơng nghiệp chế biến, dịch vụ kỹ thuật còn chậm phát triển, nguyên nhân chính là do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, độ rủi ro cao; đối tượng phục vụ là nông dân thường không thực hiện đúng hợp đồng; sản xuất và dịch vụ nông nghiệp hiệu quả thấp nên các doanh nghiệp ít đầu tư vào lĩnh vực này nên khó phát triển nhanh được,…