Những kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 111 - 116)

V. Nước sạch & vệ sinh mô

3.2.1. Những kinh nghiệm chủ yếu

Kể từ khi được tái lập tỉnh (1/1997), thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Hải Dương đã đổi mới tư duy, nhận thức, đổi mới về kinh tế - xã hội, đặc biệt đổi mới về công tác xây dựng Đảng làm cho Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo quần chúng trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp sức người, sức của cho việc xây dựng quê hương

đất nước giàu đẹp. Hơn mười năm từ sau khi tái lập tỉnh (1997) cho đến nay (thời điểm năm 2009), nông nghiệp Hải Dương đã đạt được những thành tựu hết sức cơ bản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, nhân dân Hải Dương đã tiến hành lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi chương trình kế hoạch về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nơng thơn trên địa bàn tỉnh. Mặc dù cịn một số hạn chế, song quá trình lãnh đạo phát triển nơng nghiệp Đảng bộ Hải Dương cũng đã thu được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:

Một là, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở Hải Dương phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt vai trị lãnh đạo ở địa phương nơng thơn, nơng nghiệp.

Được sinh ra trong phong trào cách mạng quần chúng, Đảng bộ đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng từ chỗ chỉ có 14 đảng viên (1940) đến năm 2009 tổng số đảng viên trong tồn Đảng bộ có 90.000 đồng chí, sinh hoạt trong 4.000 chi bộ. Trong thời kỳ mới, đất nước đang ngày càng bước xa, tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường CNH-HĐH, vượt qua thử thách, phát huy tiềm năng sẵn có của tỉnh, tổ chức lãnh đạo nhân dân lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, tìm tịi sáng tạo trong thời kỳ đổi mới. Để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của mình. Ban chấp hành Đảng bộ ln ln coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho người lao động, Đảng bộ và nhân dân cùng làm. Chính trị, tư tưởng ln ln là nhân tố quyết định mọi hành động, nên cấp ủy thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tổ chức cho cán bộ đảng viên học tập, thảo luận các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương xây dựng chương trình hành động; mở các lớp huấn luyện chính trị để nâng cao trình độ nhận thức, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng. Thường xuyên phê bình, tự phê bình, thực hiện các chương trình

bình xét đảng viên loại chi, đảng bộ. Đưa sinh hoạt từ tổ đảng, chi bộ, đảng bộ vào nền nếp theo định kỳ với nội dung thiết thực. Đồng thời các cấp Ủy đảng đã thực hiện nghiêm túc chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên xây dựng Đảng qua các thời kỳ.

Công tác tổ chức cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định đến vai trị lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Đảng bộ Hải Dương rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt để cân nhắc đề cử họ lên nắm vững cương vị lãnh đạo chủ chốt, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn mà Đại hội Đảng VIII đề ra. Vì vậy việc chăm lo, bồi dưỡng sức dân, ăn ở cùng dân mới có thể thấu hiểu được những khó khăn cần tháo gỡ - Đảng bám vào dân là mạnh, dân nhờ có Đảng mà ổn định phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp phải xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm từng địa phương và tập trung lãnh đạo theo các chương trình, đề án với bước đi thích hợp.

Xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Do đó đòi hỏi các cấp ủy đảng phải nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời phải am hiểu tình hình thực tiễn của từng địa phương. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phải chỉ ra được những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, những khâu then chốt để tập trung giải quyết dứt điểm, phải nắm vững và vận dụng đúng quan điểm của Đảng: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Những vấn đề trọng tâm, trọng điểm phải thông qua các Nghị quyết chuyên đề để tập trung mọi nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng bộ.

Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Ban Chấp hành Đảng bộ đã xây dựng 7 Chương trình lớn và 23 đề án, vì thế đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã có sự chỉ đạo thống nhất, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và uốn nắn kịp thời các biểu hiện sai lệch, chống mọi biểu hiện chạy theo hình thức, rập khn, áp đặt.

Ba là, phải chú trọng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nơng dân thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng bộ Hải Dương đã thấu suốt quan điểm “lấy dân làm gốc”, mọi công việc đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, do dân và vì dân mà phục vụ. Chính vì hiểu được nguồn gốc cốt lõi của hai từ “nhân dân”. Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã phát huy được truyền thống cần cù, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong lao động, chủ động trong sản xuất. Trong giai đoạn đất nước đang từng bước tiến lên con đường CNH-HĐH, thời kỳ phát triển mới. Cần phải có sự đóng góp nỗ lực của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, cùng nhau phát triển, mở rộng sản xuất. Sự nỗ lực của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong những năm qua rất đáng để tự hào.

Nêu cao tinh thần “đoàn kết là sức mạnh tổng hợp” đã tạo ra sức

mạnh to lớn làm biến đổi một vùng đất nghèo đói xưa kia, đến nay trở thành một vùng trù phú với nền kinh tế phát triển đa dạng. Qua thực tiễn đã chứng minh khả năng lao động, trí tuệ của quần chúng thật dồi dào, phong phú và vô cùng to lớn. Nhưng những khả năng to lớn này, những thành quả mà ngày hơm nay Hải Dương có được, khơng phải chỉ đổ mồ hơi cơng sức của tồn Đảng tồn dân tỉnh nhà, nó được phát huy có hiệu quả khi “ý đảng

lịng dân” được hòa quện vào nhau, dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Đảng đặt niềm tin vào dân… đó sẽ là nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi Do vậy, phải xây dựng được khối đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, bởi đoàn kết là sức mạnh, chỉ có “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết” thì mới có

“Thành cơng, thành công, đại thành công” như lời Bác Hồ kính yêu đã

dạy. Chân lý này đã được Đảng bộ tỉnh Hải Dương nắm lấy để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có trong quần chúng lao động, nó khơng chỉ là nguồn sức mạnh đơn thuần, chung chung, sức mạnh của một tập thể đang cương quyết đứng lên đấu tranh với “cái đói, cái nghèo” xây dựng kinh tế địa

phương theo hướng CNH-HĐH theo tinh thần mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra.

Thứ tư, Đảng bộ các cấp phải đặc biệt coi trọng lãnh đạo ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong sản xuất và đời sống.

Kinh nghiệp thành cơng trong q trình lãnh đạo phát triển kinh tế nơng nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương là không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng những tiến bộ KH-CN vào trong sản xuất và đời sống. Từ hiệu quả kinh tế trong gieo trồng là các giống lúa lai, ngơ lai,…, trong chăn ni là các giống bị, lợn, gà,… áp dụng theo hướng công nghiệp, hiện đại, tiên tiến, người dân đã thực sự tin tưởng vào kết quả ứng dụng KH-CN trong sản xuất.

Vì vậy, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đã được thực hiện. Do có các giống cây trồng ngắn ngày, năng suất cao mà tạo nên sự chuyển dịch trong cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích cây vụ đông. Trong ngành thủy sản, nhân dân đã chuyển mạnh sang nuôi trồng thâm canh như: nuôi cá, tôm, ba ba,.. theo phương pháp công nghiệp. Nhận thức đúng đắn vai trò của KH-CN, tỉnh Hải Dương đã thu hút được nhiều dự án kinh tế - xã hội, thực hiện một bước “đón đầu, đi trước”; trên cơ sở coi trọng ứng dụng KH-CN trong sản xuất và đời sống, đến nay Hải

Dương đã tạo ra được đàn lợn, đàn bị, đàn gia cầm có chất lượng cao hơn trước rất nhiều. Nhiều dự án mới về chế biến thức ăn gia sức, gia cầm, trung tâm dịch vụ đang được triển khai. Trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, các tổ chức đảng ln chú trọng việc nâng cao trình độ tiếp cận, làm chủ KH-CN cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đội ngũ đảng viên, đã tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu kinh nghiệm thực tế và ứng dụng tiến bộ KH-CN vào trong sản xuất của các tỉnh, khu vực và cả nước; cử nhiều cán bộ đi học tập trung dài hạn, ngắn hạn hoặc tập huấn trên nhiều lĩnh vực. Việc ứng dụng KH-CN trong sản xuất và đời sống đã có bước phát triển mới rất đáng khích lệ làm cho việc bố trí lao động trong sản xuất – kinh doanh ngày một hợp lý hơn, đưa máy móc thiết bị vào phục vụ con người dẫn đến lao động ngày một hiệu quả. Trong những năm qua, KH-CN đã thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tỉnh Hải Dương.

Những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp thời gian qua là một kho tàng quý báu giúp cho Đảng bộ và các cấp lãnh đạo trong tỉnh hoàn thiện chủ trương, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo chính xác và thiết thực, phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển, hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Đó là cách nhanh nhất đưa nền nông nghiệp tỉnh Hải Dương đi đến hoàn thành thắng lợi và vượt mức những mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn mà Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X đã đề ra, cũng như đã khẳng định và nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)