Kinh tế trang trại phát triển nhanh, đa ngành, hiệu quả cao. Đến 1/10/2001, tồn tỉnh có 171 trang trại, tăng 45 trang trại (35,7%) so với năm 2000. Trang trại phát triển nhanh về số lượng, tập trung chủ yếu ở những địa
phương có điều kiện đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng quy mô sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản như huyện Chí Linh có 130 trang trại (chiếm 76,02%), huyện Cẩm Giàng có 14 trang trại (chiếm 8,19%). Chia theo loại hình trang trại có 88 trang trại cây lâu năm (chiếm 51,46%), 23 trang trại lâm nghiệp (chiếm 13,45%), 5 trang trại cây hằng năm (chiếm 11,6%), 14 trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 8,19%) và 21 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (chiếm 12,28%). Bình quân một trang trại có 8,48 lao động, trong đó số lao động thuê mướn thường xuyên mới có 2,46 lao động, lao động thuê mướn thời vụ quy đổi 3,58 lao động. Trang trại có số lao động bình quân thấp nhất là trang trại trồng cây hằng năm 4,60, chăn nuôi 4,90, cao nhất là trang trại lâm nghiệp 11,70. Lao động thuê mướn chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo làm những công việc giản đơn, cịn những cơng việc địi hỏi kỹ thuật như: chọn giống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do lao động của chủ trang trại đảm nhiệm. Trình độ lao động của chủ trang trại và lao động thuê mướn thường xuyên còn rất thấp, 91,05% khơng có trình độ chun mơn, 5,97% sơ cấp, công nhân kỹ thuật, 1,91% trung cấp, cao đẳng, 1,07% đại học trở lên. Nguồn đất nông, lâm nghiệp để hình thành các trang trại rất đa dạng, chủ yếu là đất giao lâu dài với 89,47% (chưa giao chiếm 10,53%). Trong diện tích đất chưa được giao lâu dài có 70,17% là đất thuê mướn, đấu thầu, 29,83% đất chuyển nhượng. Bên cạnh sự giúp đỡ và đầu tư của Nhà nước để xây dựng hạ tầng cơ sở, hỗ trợ vốn thơng qua các chương trình, dự án, việc hình thành kinh tế trang trại chủ yếu đã khai thác nội lực to lớn về vốn của bản thân các chủ trang trại. Các trang trại không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, năm 2001 tổng số vốn đầu tư của các trang trại là 25.662,54 triệu đồng, bình quân một trang trại là 150,07 triệu đồng, thấp nhất là trang trại trồng cây hằng năm 55,46 triệu đồng, cao nhất là trang trại chăn nuôi 353,83 triệu đồng. Vốn
đầu tư của các trang trại chủ yếu là vốn tự có của các chủ trang trại chiếm 74,29%, vốn vay ngân hàng 13,05%, vay các nguồn khác 12,665.
Giá trị sản lượng hàng hóa và thu nhập của các trang trại vượt trội so với kinh tế hộ. Năm 2000 tổng thu của các trang trại 12.830,50 triệu đồng, bình quân một trang trại 75,03 triệu đồng, cao nhất là trang trại chăn nuôi 263,83 triệu đồng, thấp nhất là trang trại trồng cây lâu năm 4,84 triệu đồng.
Việc phát triển kinh tế trang trại đã khẳng định ưu thế hơn hẳn kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng đất đai, lao động, huy động nguồn vốn... đã tạo ra nhiều sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, thu hút một lực lượng lao động dư thừa đáng kể ở nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào q trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, làm thay đổi bước đầu bộ mặt nơng thơn.
Nhìn chung, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và các chương trình, kế hoạch liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ bên cạnh các biện pháp như tổ chức, cụ thể hóa nghị quyết gắn với từng địa bàn và từng ngành, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, tăng cường cán bộ, chú trọng kiểm tra, sơ tổng kết đã nổi lên một số điểm mới đáng chú ý: xây dựng và thực hiện theo các đề án, trong đó dần chú ý đến các đề án nhỏ của tỉnh, các huyện và ngành, đã quan tâm hơn đến các biện pháp chỉ đạo cụ thể đối với từng ngành, từng cây trồng vật nuôi. Trọng tâm chỉ đạo là phát huy thế mạnh về rau vụ đông, cây ăn quả (nhất là vải), chăn ni – thủy sản, trên cơ sở đó
mạnh dạn điều chỉnh về diện tích và cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.