Nhiều địa phương quan tâm chỉ đạo công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng cơng nghệ vào sản xuất. Từ đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng mạnh các cây, con có khả năng sản xuất hàng hóa và giá trị kinh tế cao, áp dụng nhanh tiến bộ KH-CN mới, giống mới có giá trị cao trong chăn nuôi và thủy sản. Năm 2005 cơ cấu ngành trồng trọt tăng 5,54%, ngành chăn nuôi tăng 4,4%, ngành dịch vụ nông nghiệp tăng 1,2% so với năm 1996. Tỉnh luôn chỉ đạo sát sao việc xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin cần thiết như dự báo thị trường, hỗ trợ giá nơng sản,…
Nét mới trong q trình chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh giai đoạn này là sự chỉ đạo đã tập trung, theo sát từng ngành, từng lĩnh vực nông nghiệp, từng cây trồng, vật nuôi:
Ngành trồng trọt hiện đang là ngành sản xuất chính, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn (năm 2005 chiến 65% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp), những năm gần đây đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Cơ cấu sản xuất cây trồng được chuyển dịch mạnh theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích các loại cây rau màu, cây ngắn ngày và cây ăn quả.
Diện tích trồng lúa giảm từ 147.499 ha năm 2001 xuống còn 133.263 ha năm 2005, giảm 9,66%, nhưng năng suất và chất lượng đều tăng nhờ bố trí mùa vụ, chuyển đổi sử dụng đất canh tác hợp lý, đưa vào sản xuất nhiều loại giống và kỹ thuật thâm canh mới. Năng suất lúa bình quân hai vụ tăng từ 55,83 tạ/ha năm 2000 lên 58,09 tạ/ha năm 2005 (tăng 4%), mặc dù diện tích lúa giảm mạnh nhưng sản lượng thóc vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng và cung cấp một phần cho nhu cầu các thành phố và khu công nghiệp trong vùng. Sản lượng lương thực đạt 823,24 nghìn tấn, tăng 144,4 nghìn tấn so với năm 1996, lương thực ổn định ở mức 485,8 kg/người, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng và các nhu cầu khác của nhân dân.
Các loại cây và sản phẩm rau, màu, thực phẩm có khả năng cung cấp cho thị trường như vải, hành, tỏi, cà rốt, dưa hấu, hoa cây cảnh,... phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng sản phẩm. Các vùng sản xuất tập trung rau an toàn và chất lượng cao ở Gia Lộc, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Nam Sách và Kim Thành được hình thành và phát triển.
Các loại cây ăn quả có giá trị và có khả năng hàng hóa lớn như vải, nhãn,... đang phát triển ổn định, nhiều sản phẩm đang hình thành thương hiệu riêng. Năm 2005, tồn tỉnh có 21.410 ha cây ăn quả, trong đó diện tích cây vải có 14.245 ha, sản lượng khoảng 47.632 tấn quả tươi năm 2004. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc,... đang phát triển có hiệu quả.
Công tác nghiên cứu và áp dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng được chú trọng đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm. Nhiều mơ hình trang trại, cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm được hình thành trên các huyện có điều kiện và đang từng bước được mở rộng. Các dự án sản xuất giống, xây dựng vùng lúa nhân dân, trợ giá giống mới được quan tâm thực hiện. Từng bước hình thành và nhân rộng một số mơ hình sản xuất theo quy mơ trang trại, vùng sản xuất nơng sản tập trung, vùng rau an tồn. Chuyển đổi gần 9.000 ha sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
Ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi được chú trọng và đang tiếp tục phát triển với nhiều loại hình tổ chức sản xuất: chăn ni gia đình, trang trại với hình thức cơng nghiệp, bán công nghiệp và thủ công, nhưng quy mơ vẫn cịn nhỏ. Đứng trước những căn bệnh của gia súc, gia cầm đó là dịch nở mồm, long móng, cúm gia cầm,… Tỉnh thường xuyên chỉ đạo lực lượng thú y phối hợp cùng các địa phương tích cực phịng trừ, số gia súc mắc bệnh đã được điều trị rứt điểm, tuy nhiên tình trạng dịch nở mồm long móng ln có nguy cơ tái phát nếu khơng có biện pháp phịng trừ tận gốc; bệnh cúm gia cầm luôn ln phải kiểm tra, để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi dịch tái phát.
Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2005 đạt 1.695,2 tỷ đồng, chiếm 30,86% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt cao, giai đoạn 2001-2005 tăng 9,77%/năm, trong khi giai đoạn 1996-2000 chỉ tăng 4,5%/năm. Cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại gia súc, gia cầm có chất lượng sản phẩm cao; từng bước chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, tận dụng phụ phẩm sang sản xuất hàng hóa theo quy mơ cơng nghiệp, bán cơng nghiệp.
Các giống vật ni có năng suất, chất lượng cao đang được tỉnh đưa vào sản xuất, nhất là giống lợn ngoại. Tỷ lệ lợn thịt 50% máu ngoại chiếm hầu hết trong tổng đàn, 60% số bò lai sind và 20% gia cầm là các giống có năng suất cao, chất lượng thịt khá.
Chăn nuôi đã chuyển dần theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với kỹ thuật, cơng nghệ mới, giống có năng suất, chất lượng cao đã hình thành và phát triển. Một số sản phẩm chăn ni đã thành hàng hóa, như thịt đông lạnh cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngành thủy sản:
Ngành thủy sản có mức tăng trưởng cao nhờ chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất và ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất, trong 5 năm qua (2001-2005) thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, các cấp ủy đảng, chính quyền đã thực sự quan tâm chỉ đạo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, Đề án phát triển thủy sản đã đi vào cuộc sống. Các chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng/năm là 21,3%, các cơ sở sản xuất giống đã được quan tâm nâng cao chất lượng, chủng loại bằng việc bổ sung tập đoàn cá năng suất chất lượng cao: cá rơ phi đơn tính, chép ba máu, cá chim trắng, tơm càng xanh. Các quy trình kỹ thuật tiên tiến được người sản xuất thực hiện đã tạo ra bước đột phá về năng suất. Tồn tỉnh đã có trên 1.000 ha đưa vào nuôi thâm canh đạt năng suất từ 8-12 tấn cá/ha, đưa năng suất từ 1,8 tấn/ha năm 2001 lên 3 tấn/ha năm 2005. Năm 2005, thủy sản chiếm khoảng 7,9% trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản, ngành thủy sản chủ yếu là nuôi trồng với diện tích là 8.626 ha, sản lượng cá 29.821 tấn (năm 2005). Những năm gần đây ngành thủy sản đã có mơ hình ni tôm, cá tập trung ở nhiều địa phương trong tỉnh, tạo ra lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường trong
tỉnh và các đô thị, các khu dân cư tập trung khác như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Do hiệu quả kinh tế về nuôi thủy sản, nên trong 5 năm qua nhiều địa phương đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân thực hiện việc chuyển đổi ruộng trũng, bãi trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang đào ao nuôi thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, các vùng chuyển đổi đã bước đầu hình thành hệ thống kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa tập trung, tiêu thụ sản phẩm. Các mơ hình ni thủy sản có hiệu quả đã được nơng dân tiếp thu, là động lực quan trọng thúc đẩy việc hình thành các vùng ni thủy sản tập trung. Qua khảo sát cho thấy:
- Hộ ông Nguyễn Văn Dũng, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ được trợ giá giống tôm càng xanh năm 2003 với diện tích ao là 800 m2, ni 1,2 vạn con tơm giống, sản lượng thu hoạch là 164 kg (năm suất 2 tấn/ha). Tổng thu là 12 triệu đồng, tổng chi 7,06 triệu đồng, lãi rịng 4,94 triệu, tính lãi 1 ha bằng 61,7 triệu/ha/vụ.
- Hộ ông Trần Văn Nam, thơn Ty, xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc có diện tích ao là 4.200m2
với mơ hình ni ghép: cá rơ phi đơn tính, chép ba máu, cá chim trắng, mật độ nuôi là 1,9 con/m2, sản lượng 3.968kg, năng suất đạt bình quân 9,4 tấn/ha/vụ. Tổng thu 4.985 triệu đồng. Tổng chi 25,89 triệu, lãi rịng 23,96 triệu đồng, tính lãi 1 ha bằng 57 triệu/ha/vụ (năm 2004).
- Hộ ông Phạm Văn Mạnh, thôn Đồng Lại, xã Liên Hồng, Gia Lộc có diện tích ao là 3.600m2, ni ghép 55% cá giống mới, mật độ bình quân 1,8 con/m2 (được hỗ trợ giá giống năm 2004). Sản lượng thu hoạch 3.468kg (năng suất bình quân 9,6 tấn/ha). Tổng thu 40,99 triệu đồng. Tổng chi 22,98 triệu đồng, lãi ròng là 18 triệu đồng. Tính lãi 1 ha bằng 50 triệu/ha/vụ.
Tất cả các hộ trên đều có ao chuyển từ ruộng trũng, bãi trũng sang ni thủy sản. Nếu tính cả năm hai vụ ni thì các hộ trên đạt lãi từ 100 đến 120 triệu đồng/ha, so với cấy lúa một vụ bấp bênh thì gấp 20-25 lần. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc nuôi thủy sản cũng cịn gặp một số khó khăn, phần lớn con giống phải mua tỉnh ngồi, chi phí vận chuyển cao, cơ quan quản lý nhà nước khơng kiểm sốt được chất lượng con giống. Phát triển ni thủy sản tập trung quy mơ lớn địi hỏi phải sử dụng thức ăn công nghiệp, nhưng hiện nay tồn tỉnh chỉ có một cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản do Bộ Thủy sản giúp với quy mô nhỏ tại trại cá Tứ Kỳ phục vụ đề tài nuôi cá rô phi xuất khẩu, còn lại đều phải nhập từ các hãng sản xuất thức ăn ở tỉnh ngoài. Đây là một yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư hạ tầng cho vùng ni thủy sản tập trung cịn bất cập như huyện Ninh Giang, khi dự án đã được phê duyệt nhưng vốn đầu tư chưa đủ, cơng trình phải kéo dài, chậm hồn thành đưa vào sản xuất, chưa có quy chế quản lý vùng ni sau khi đầu tư. Trình độ dân trí ni thủy sản cịn thấp, một số hộ còn tùy tiện trong việc thực hiện quy trình kỹ thuật, năng lực quản lý nhà nước chưa tương xứng với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ KH-CN từ tỉnh xuống huyện còn thiếu trầm trọng (phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn ở huyện khơng có cán bộ đại học thủy sản). Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào nuôi thủy sản thâm canh ở Hải Dương.
Ngành lâm nghiệp:
Thực hiện Chương trình 327 và Chương trình 5 triệu ha rừng của Nhà nước, đến hết năm 2000 Hải Dương đã cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng được trên 7.400 ha rừng tập trung và 4.200 ha vườn đồi cây ăn quả. Từ 2001, tập trung vào chương trình trồng mới, nâng cấp rừng phòng hộ, vườn thực vật, chăm sóc và bảo vệ rừng hiện có. Trong ba năm trồng được 1.586 ha rừng phịng hộ và vườn thực vật Cơn Sơn, An Phụ; bảo
vệ trên 8.000 ha rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, xây dựng cơ sở vật chất cho ngành lâm nghiệp phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng.