trong quá trình triển khai chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân địa phương gặp phải khơng ít khó khăn. Năm 1998, thời tiết có những biến động bất thường gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. Năm 1999, nắng hạn kéo dài trong các tháng đầu năm dẫn tới diện tích gieo trồng các loại cây đều giảm. Cùng với đó ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh, lúa và hoa màu bị chuột và sâu hại phá hoại. Trước khó khăn trên, tỉnh đã có chính sách khuyến nơng, hỗ trợ tiền vốn, giống ban đầu, thủy lợi phí, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ kết hợp việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cộng với sự nỗ lực lớn của nhân dân trong tỉnh nên sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển và giành nhiều thắng lợi.
1.2.2.1. Về chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nghiệp
Sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996 - 2000 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nơng - lâm - thủy sản tăng bình quân 5% năm (mục tiêu 6 đến 6,5%), trong đó: trồng trọt - lâm nghiệp 3,95%, chăn nuôi - thủy sản 6,24% năm, dịch vụ nông nghiệp 21,42%/năm. Sản lượng lương thực tăng từ 756.156 tấn năm 1996 lên 842.826 tấn năm 2000. Bình quân lương thực theo đầu người tăng từ 466 kg năm 1996 lên 505 kg năm 2000
[Xem phụ lục 3].
Số liệu [ Xem phụ lục 3] cho thấy, tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản đều tăng trưởng khá trong 5 năm 1996 - 2000 với tốc độ tăng trưởng đạt 6,24%. Đặc biệt, các năm từ 1997 đến 2000 tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, xu hướng này dự báo tỷ lệ ngày càng phát triển chứng tỏ rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hải Dương đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nơng nghiệp năm 2000 cịn chiếm 70%.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hải Dương qua các năm từ 1996 - 2000 là rất chậm, tốc độ chuyển dịch chưa cao bình quân trong giai đoạn này là 2,15%, xu hướng chuyển dịch không ổn định. Để đánh giá một cách tồn diện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cần đi sâu vào việc phân tích chuyển dịch cơ cấu của từng ngành cụ thể như sau
[Xem phụ lục 4]:
Ngành trồng trọt:
Đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,95%, đạt được kết quả như vậy là do cơ cấu cây trồng của tỉnh đã có sự thay đổi phù hợp. Trước tiên là sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng diện tích đất trồng cây ăn quả, từ năm 1996 là 9.059 ha lên 12.563 ha năm 2000, trong đó vải thiều từ 5.000 ha, năm 1996 lên 6.600 ha năm 2000. Diện tích cây lương thực có xu hướng giảm qua các năm từ 167.089 ha năm 1997 xuống cịn 160.565 ha, bình qn trong giai đoạn này giảm 0,55%. diện tích cây thực phẩm tương đối ổn định, cây công nghiệp tăng khơng đáng kể, diện tích cây cơng nghiệp có xu hướng giảm năm 1995 có 4.266 ha nhưng đến năm 2000 chỉ cịn 3.716 ha bình qn giảm 1,18%, diện tích cây ăn quả tăng 5,17% từ năm 1996 có 9.509 ha, đến năm 2000 có 12.563 ha tăng 5,7%
[Xem phụ lục 5].
Đối với lâm nghiệp, Hải Dương là một tỉnh có diện tích rừng khơng nhiều, chủ yếu tập trung ở hai huyện Kinh Mơn và Chí Linh. Thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính Phủ đã được Quốc hội thông qua, Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển ngành lâm nghiệp. Trong 6 năm thực hiện Chương trình 327 ở tỉnh (1993 -1998), Nhà nước đã đầu tư 16,2 tỷ đồng cho công tác trồng rừng và xây dựng cơ sở hạ tầng, cả tỉnh đã trồng được 6763,4 ha rừng ở hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, về cơ bản đến năm 2000 Hải Dương đã phủ xanh đất trống đồi trọc. Tồn bộ diện tích rừng trồng đã được giao cho 4.564 hộ nhận khoán lâu
dài. Phong trào trồng cây phát triển, năm 2000 cả tỉnh đã trồng được 1,5 triệu cây phân tán, đạt 100% kế hoạch. Cơng tác chăm sóc bảo vệ, khoanh ni, trồng dày thêm rừng hiện có, đồng thời phát triển trồng thêm các loại cây ăn quả trên đất đồi rừng luôn được quan tâm phát triển đạt nhiều kết quả.
Vấn đề quả lý đất đai từng bước được chấn chỉnh theo quy định của pháp luật. Năm 2000 đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ nông dân. Cơ cấu trong sử dụng đất có sự chuyển đổi, do đó dẫn tới giá trị GDP của ngành trồng trọt cũng thay đổi
[Xem phụ lục 6].
Qua số liệu [Xem phụ lục 6] cho thấy, tổng giá trị GDP trong ngành trồng trọt tăng, đặc biệt từ năm 1997 đến năm 2000, còn tỷ trọng cây lương thực tương đối ổn định khoảng 70%, mặc dù diện tích cây lương thực có giảm nhưng cây lương thực vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng vì nó vốn là cây chủ yếu đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu xã hội dùng để phát triển chăn ni, dự trữ và xuất khẩu. Tuy diện tích cây lương thực có giảm nhưng do áp dụng những biện pháp kỹ thuật như: giống, kỹ thuật canh tác, thủy lợi,... cho nên sản lượng lương thực vẫn tăng qua các năm, năm 2000 sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 505 kg/người. Trong giá trị sản lượng cây lương thực thì cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng cao chiếm 98% năm 2000 còn lại là tỷ trọng của các cây lương thực khác như ngô, khoai,... Cây ăn quả của tỉnh chủ yếu là vải, nhãn, chuối tuy diện tích trồng cây ăn quả chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong diện tích đất trồng trọt nhưng những năm gần đây do tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho nên các hộ nông dân đã tính tốn và chuyển dịch từ đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế, bởi vì trồng cây ăn quả một số địa phương hiệu quả cao hơn gấp ít nhất là 3 lần trồng lúa (huyện Thanh Hà) trên cùng một diện tích đất nơng nghiệp. Bên cạnh
đó, người dân đã cải tạo vườn tạp, quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả, khai thác vùng đất đồi cịn bỏ trống trước đây (huyện Chí Linh) để trồng cây ăn quả do đó diện tích và sản lượng cây ăn quả qua các năm đều tăng nhất là cây vải thiều. Như vậy, trong giai đoạn từ 1997 - 2000 ngành trồng trọt của tỉnh Hải Dương đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích cây ăn quả, giảm diện tích cây lương thực. Đây là xu hướng tích cực để Hải Dương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH trong những năm tiếp theo.
Ngành chăn nuôi:
Chăn nuôi tiếp tục phát triển ở các địa phương trong tỉnh. Tỉnh ủy đã đề ra chủ trương cải tạo, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Các chương trình sind hóa đàn bị, nạc hóa đàn lợn được nhân dân tích cực thực hiện. Tổng đàn lợn tính đến năm 2000 có 613.475 con, tăng 4%; đàn gia cầm đạt 7 triệu con, tăng 8,1% so với năm 1999; đàn bò tăng 1,38%/năm, từ 35.438 con năm 1996 lên 37.896 con năm 2000; đàn trâu đạt 35.629 con. Sản lượng thịt lợn hơi tăng từ 4,5%/năm, từ 36.783 tấn năm 1996 lên 44.976 tấn năm 2000.
Nuôi trồng thủy sản:
Phong trào cải tạo ao hồ, diện tích mặt nước ni thả cá được đẩy mạnh. Tỉnh đã cho áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích khai thác tiềm năng mặt nước, do đó diện tích mặt nước có khả năng ni trồng thủy sản tăng lên trên 11 nghìn ha bao gồm: ao, hồ, sông cụt, hồ chứa và đầm triều trũng. Diện tích đưa vào sử dụng đến năm 2000 là 6.747,3 ha, tốc độ bình quân 4 năm (1997-2000) là 3,9%/năm. Đặc biệt, diện tích chuyển đổi từ vùng triều cấy lúa một vụ bấp bênh sang lập vườn, đào ao nuôi thả cá (khoảng 2.000 ha mặt nước) đã mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần cấy lúa.
Về giống thủy sản: ngoài các loại các truyền thống đã được thuần hóa, chọn lọc sản xuất giống nhân tạo đáp ứng nhu cầu giống nuôi cho các loại mặt nước ở các vùng sinh thái như mè, trôi, trắm, chép.
Năng suất ni trồng thủy sản bình qn chung tồn tỉnh đạt từ 1,46 tấn/ha (năm 1997) lên 1,72 tấn/ha (năm 2000). Sản lượng cá nuôi đạt từ 8.250 tấn (năm 1997) lên 11.200 tấn (năm 2000), tăng 35,8%.
Công tác thủy lợi có vai trị quan trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh. Tỉnh ủy và UBND tỉnh thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo việc đầu tư nâng cấp các cơng trình thủy lợi. Cơng tác phịng chống lụt bão, úng, quản lý đê điều luôn được chú trọng. Công tác tu bổ đê kè, khối lượng đắt đê kè hoàn thành kế hoạch, đảm bảo an toàn các tuyến đê trong mùa mưa lũ. Chương trình kiên cố hóa kênh mương của Chính phủ được triển khai thực hiện.
Ngày 20/8/1998, đồng chí Trần Đức Lương, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã về thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương. Chủ tịch nước đã dành thời gian đến thăm, làm việc với Đảng bộ và nhân dân xã An Lâm (huyện Nam Sách), kiểm tra tuyến đê sông Kinh Thầy [xem ảnh 1]. Chuyến thăm và làm việc của đồng chí Chủ tịch nước đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với tỉnh Hải Dương, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.