Hải Dương giai đoạn 2001 – 2005
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, trong 5 năm (2001-2005) Đảng bộ và nhân dân Hải Dương đã nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, vươn lên đạt nhiều thành tích quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Với đặc thù của một tỉnh sản xuất nơng nghiệp là chính, để kinh tế phát triển, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân, ngày 26/9/2001, Tỉnh ủy đã xây dựng chương trình số 11-CTr/TU về: “Đẩy
mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp Hải Dương giai đoạn 2001 – 2005 theo hướng sản xuất hàng hóa” với quan điểm chỉ đạo chung là: “Tập
trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nơng thơn tồn diện và vững chắc nhằm khai thác mọi nguồn lực và tiềm năng để ổn định và nâng cao đời sống người lao động. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa… Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất…” [73, tr 5].
Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2001 – 2005 được cụ thể hóa thành 5 đề án:
- Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt giá trị sản
xuất trên 36 triệu đồng / ha đất nông nghiệp vào năm 2005” nhằm đạt mục
tiêu phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lấy nhu cầu thi trường làm căn cứ, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.
- Đề án “Hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ
thành ô thửa lớn”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh, áp
dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mơ lớn.
- Đề án “Kiên cố hóa 800 – 1.000 km kênh mướng tưới” để hoàn
chỉnh hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động tưới tiêu theo nhu cầu sinh trưởng của cây trồng.
- Đề án “Phát triển chăn nuôi, thủy sản” nhằm nâng cao tỷ trọng
ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.
- Đề án “Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn” nhằm nâng cao
tỷ lệ dùng nước sạch cho dân cư nông thôn, cải thiện điều kiện sống, chống ô nhiễm môi trường.
Thông qua việc chỉ đạo thực hiện các đề án trên có thể khẳng định là Đảng bộ tỉnh luôn xác định sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
luôn là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình, Đề án về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH giai đoạn 2001 – 2005, Tỉnh ủy đã ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất nơng nghiệp phát triển. Tuy nhiên năm 2001, kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, hiệu quả không cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn, cơng tác bảo quản giống vật nuôi, cây trồng và hoạt động của hệ thống bảo vệ thực vật chưa tốt, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII đã họp và ra Nghị quyết số 09-NQ/TU với chủ trương: “Tăng cường đầu tư cho khâu giống, đặc biệt là giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt; tỉnh hỗ trợ 50% vốn mua giống mới lần đầu, củng cố và phát triển hệ thống quản lý và cung cấp giống mới tới nơng dân. Ngồi ra, Tỉnh ủy chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, đất đồi rừng với các mơ hình sản xuất phù hợp; gắn kết chặt chẽ việc xây dựng phát triển vùng sản xuất chuyên canh với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng theo hướng đa dạng hóa các loại vật ni; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, xây dựng hệ thống kiên cố hóa kênh mương nội đồng, thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường” [ 74, tr
4].
Nhờ sự năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân cùng với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thôn giai đoạn 2001 – 2005, sản xuất nơng nghiệp của tỉnh có sự nỗ lực của nhân dân cùng với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn giai
đoạn 2001 – 2005, sản xuất nơng nghiệp của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, tương đối tồn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đạt hiệu quả cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 5%/năm. Giá trị sản xuất trên một ha đất nông nghiệp năm 2002 đạt 29,4 triệu đồng. Từ kết quả trên, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dồn điền đổi thửa theo Đề án “Hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn”. Chủ trương dồn điền đổi thửa trở thành nhu cầu thiết thực của
nông dân. Kết quả đến năm 2005, 100% số xã trong tỉnh đã hoàn thành việc chuyển đổi. Việc hồn thành đề án hướng dẫn nơng dân chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác [ 3, tr 12], góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình phát triển kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh giai đoạn 2001 – 2005.