Coi trọng khai thác thị trường trong tỉnh với sức mua của gần 2 triệu người, mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố trong nước. Xoá bỏ triệt để mọi cách bức trái pháp luật để nông sản đưa vào tiêu thụ dễ dàng ở các khu công nghiệp, thành phố lớn và đưa ra tỉnh ngồi. Khuyến khích các tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn, tiếp thị, dự báo thị trường cho người sản xuất, kinh doanh.
Đối với một số nơng sản chủ lực có thể tham gia xuất khẩu là gạo, thịt lợn, lợn sữa, thịt gia cầm, dưa chuột, cà chua, ớt, hành, tỏi,... Doanh nghiệp Nhà nước cần chú trọng các hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường, phát triển cơ sở chế biến nông sản thực phẩm. Trước mắt đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất của Công ty chế biến Nông sản thực phẩm xuất khẩu đạt công suất 3000-4000 tấn sản phẩm/năm vào năm 2000; tận dụng công suất và thúc đẩy xây dựng các cơ sở mới chế biến nông sản như dưa chuột, cà chua, rau quả tươi để đạt sản lượng từ 20.000 - 25.000 tấn sản phẩm/năm... Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi đã được cấp giấy phép như: Nước quả Hải Chung, Nhà máy thực phẩm Vạn Đắc Phúc, bánh kẹo Nghĩa Mỹ, Thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ, Nhà máy Chế biến thực phẩm Délices... sớm đi vào sản xuất. Tích cực chuẩn bị một số dự án và chủ động tiếp cận với các nhà đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, rau quả, thực phẩm phục vụ xuất khẩu.
Để đảm bảo ổn định nguyên liệu cho các cơ sở chế biến nông sản, nguồn hàng cho xuất khẩu và lợi ích hợp lý giữa các khâu sản xuất nông sản, chế biến và tiêu thụ, các doanh nghiệp và các hộ nông dân, hợp tác xã cần thiết lập mối quan hệ bền vững thông qua việc ký kết và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế về sản xuất - thu mua nơng sản, hình thành các quỹ hỗ trợ sản xuất, xử lý rủi ro.