Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 154 - 156)

nghiệp và nơng thơn

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tăng đầu tư và hỗ trợ đầu tư để hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước phải vươn lên giữ vai trị chủ cơng, đảm đương được việc khảo nghiệm và nhân giống một số cây, con chủ yếu như: lúa, màu, cây ăn quả, cá, lợn, bị..., dịch vụ làm đất, thuỷ nơng, sửa chữa công cụ sản xuất, cung ứng, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi, ...

Những nhiệm vụ, biện pháp cần tập trung làm tốt là:

- Đầu tư nâng cấp và trang thiết bị cần thiết cho Trung tâm giống gia súc của tỉnh để phát triển đàn lợn đực ngoại, có khả năng cung cấp đủ số lượng và đảm bảo chất lượng tinh cho 120 ngàn đến 150 ngàn lợn nái.

- Sắp xếp lại, đổi mới cơ chế quản lý gắn với tăng đầu tư cho hệ thống cơ sở giống lúa, mầu, giống cá, gia cầm, giống rau quả của tỉnh để đủ sức tiếp nhận giống mới, khảo nghiệm và lựa chọn những giống thích hợp với địa phương, nhân giống nguyên chủng, giống cấp I và các loại giống cao sản, chất lượng cao cung ứng cho nông dân.

- Chú trọng đầu tư phục hồi, nâng cấp và phát triển mới thích hợp máy móc, thiết bị cho Công ty cơ điện Nông nghiệp cùng với khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư mua sắm máy kéo để nâng tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất đạt 70% vào năm 2000. Ngoài nguồn vốn tự có, các ngân hàng thương mại cần có cơ chế về vốn vay trung và dài hạn để hỗ trợ tổ chức và cá nhân có thể mua được máy kéo và máy cơng tác khác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tăng đầu tư 10 trạm máy kéo huyện để đủ năng lực bảo trì, sửa chữa máy kéo, máy làm đất và máy móc thiết bị khác ở nơng thơn. Khuyến khích thành lập các cơ sở sửa chữa và dịch vụ cơ khí ở các cụm xã, thị tứ, thị trấn.

- Tổ chức thành hệ thống mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp từ tỉnh đến các huyện, xã và cụm dân cư, trọng tâm là phân bón và thuốc phịng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Công ty Nhà nước tập trung khai thác nguồn hàng và bán bn là chính, mở rộng các đại lý bán lẻ, đảm bảo ổn định về giá cả, chất lượng vật tư.

- Để chủ động và tăng cường khả năng tiêu úng, 3 năm tới xây dựng mới 10 trạm bơm tiêu cho các vùng cịn thiếu cơng trình. Nạo vét, khơi thông vật cản các kênh chính, đảm bảo cấp nước nguồn thuận tiện và tiêu thốt nước nhanh. Từng bước thực hiện chương trình kiên cố hố kênh cấp I đến kênh cấp III bằng vật liệu cứng theo phương án kênh hở. Ngân sách tỉnh đầu tư kênh chính và kênh cấp I; Cơng ty khai thác cơng trình thuỷ lợi, ngân sách huyện, thành phố và dân vùng hưởng lợi đầu tư kênh cấp II; hợp tác xã và dân vùng hưởng lợi đầu tư kênh cấp III.

- Thực hiện chủ trương của Nhà nước giao cho ngành điện từng bước tiếp nhận, quản lý lưới điện nông thôn và bán điện trực tiếp đến hộ dân, các cấp uỷ Đảng và chính quyền các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để Điện lực Hải Dương hoàn thành chương trình này vào năm 2000, từng bước giảm giá điện bán cho nông dân. Trước mắt năm

1998 thực hiện thí điểm ngay việc bán điện đến hộ dân ở 3 xã; Điện lực Hải Dương tiếp nhận quản lý, bảo trì, sửa chữa đường dây và trạm cao thế do tập thể và dân bỏ vốn đầu tư, có kế hoạch và ưu tiên mua lại cơng trình ở những xã đang cịn nợ vốn vay đầu tư lớn; Triển khai việc tách riêng điện sinh hoạt và điện phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Tiếp tục thực hiện phương châm "Nhà nước, tổ chức và nhân dân cùng làm", huy động nhiều nguồn vốn, bằng nhiều hình thức để từ nay đến năm 2000 xây dựng trên 400 km đường bằng bê tông, đá nhựa, vỉa gạch nghiêng, trên 1.070 km đường cấp phối, đá dăm, gạch vỡ, xỉ lò; xây dựng lại một số cầu cống xuống cấp nặng trên các tuyến đường chính; cải tạo đường giao thông nội đồng.

- Phấn đấu đến năm 2000 có 70% số phịng học tiểu học và trung học cơ sở được xây dựng kiên cố, Nhà nước hỗ trợ 8-10 triệu đồng/1 phòng học ở các xã nghèo; 4-5 triệu đồng/1 phòng học ở các xã còn lại.

- Đầu tư nâng cấp và tăng thêm trang thiết bị cho bệnh viện, trạm xá xã, gắn yêu cầu khám chữa bệnh với thực hiện chương trình kế hoạch hố gia đình ở cơ sở.

- Huy động nhiều nguồn vốn, bằng nhiều biện pháp để tăng nhanh số dân được dùng nước hợp vệ sinh. Trong 3 năm (1998-2000) đầu tư xây dựng 18 cơng trình cấp nước sinh hoạt vừa và nhỏ, xây mới 36.295 giếng khơi, 2.200 giếng khoan dùng bơm tay; phát triển đa dạng bể chứa nước mưa, nhất là ở những nơi chất lượng nước ngầm, nước giếng khơi xấu.

- Phấn đấu mỗi xã, thị trấn đều có khu trung tâm thể thao, văn hoá; mỗi thơn, mỗi làng có 1 điểm vui chơi thể thao; ít nhất 1 làng đăng ký trở thành làng văn hố, trong đó 50% số làng đăng ký được công nhận làng văn hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)