Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 88 - 96)

Sản xuất nông nghiệp Hải Dương giai đoạn 2006 – 2009 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng giá trị nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2006 – 2008 (giá năm 1994) được duy trì trên 3,0%, đến năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là do sản lượng vải quả và giá trị sản xuất cay vụ đông giảm mạnh (do mưa úng), tốc độ tăng trưởng của ngành giảm xuống -1,9% (theo giá thực tế thì vẫn tăng 0,9%). Tuy khơng đạt được mục tiêu đề ra nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp bình qn là 1,08% (trong đó trồng trọt tăng 0,52%, chăn nuôi tăng 2,1%, dịch vụ tăng 3,91%); lâm nghiệp tăng bình quân là 4,93% và cao nhất là thủy sản có mức tăng bình qn là 13,47% (theo giá cố định). Giá trị sản xuất/ ha đất nông nghiệp/năm đạt 72 triệu đồng/ha, tăng 31% so với mục tiêu đề ra (55 triệu đồng/ha) và tăng 88% so với năm 2005. Cơ cấu nội ngành được chuyển dịch theo hướng

tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, lâm nghiệp. Theo giá cố định năm 2006 tỷ trọng trồng trọt, lâm nghiệp – chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ là 59,8% - 34,4% - 5,8%, năm 2009 là 57,9% - 36,4% - 5,6%. Bình quân lương thực theo đầu người đạt 450 kg.

Về trồng trọt:

Qua 4 năm thực hiện kế hoạch (2006 - 2009), giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 9.641,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm, diện tích đất nơng nghiệp giảm dần, đặc biệt là đất lúa

Giai đoạn 2006 – 2009, diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh liên tục giảm, năm 2005 là 109.005 ha, đến năm 2009 cịn 106.557 ha. Về diện tích gieo trồng cây hàng năm, năm 2009 tồn tỉnh có 163.877 ha, trong đó diện tích lúa là 127.032 ha, so với năm 2005 giảm 6.231 ha. Nguyên nhân việc giảm diện tích chủ yếu do chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp sang đất công nghiệp, giao thông, đô thị và nuôi trồng thủy sản tập trung [86, tr 2].

Ðể nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng các vùng sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao. Hướng ưu tiên của Hải Dương là giữ ổn định diện tích lúa, tăng diện tích trồng các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao như: cà rốt, hành tỏi, bí xanh... Trong trồng trọt, tỉnh đã hình thành được nhiều vùng sản xuất lúa thuần chất lượng cao, với diện tích lớn. Tỉnh đã xây dựng các vùng sản xuất lúa lai tập trung ở các huyện Kim Thành, Cẩm Giàng, Kinh Mơn, Bình Giang... Các vùng lúa chất lượng đã làm tăng giá trị sản xuất/ha đất canh tác và mang lại hiệu quả rõ rệt cả về diện tích, năng suất và chất lượng.

Mặc dù diện tích sản xuất lúa giảm, điều kiện sản xuất khó khăn do yếu tố thời tiết và tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, song sản xuất lúa luôn giữ được năng suất cao. Năm 2006, năng suất đạt 58,89 tạ/ha/vụ, năm 2007 đạt 57,68 tạ/ha/vụ, năm 2008, mặc dù thời tiết khắc nghiệt, rét đậm

rét hại kéo dài, phải gieo đi cấy lại, năng suất vụ chiêm xuân vẫn đạt mức cao 64,93 tạ/ha, năng suất trung bình cả năm 2008 đạt 59,03 tạ/ha, là năm có năng suất cao nhất từ trước tới nay; năm 2009 năng suất bình quân đạt 60,8 tạ/ha/vụ. Sản lượng lúa từ năm 2006 – 2009 có xu hướng ổn định, năm 2006 đạt 769.236 tấn, năm 2008 đạt 748.822 tấn và năm 2009 đạt 772.780 tấn, góp phần đảm bảo an tồn lương thực cho tỉnh và một phần xuất bán ra thị trường ngoài tỉnh.

Để đảm bảo yếu tố vừa tăng sản lượng vừa đảm bảo được chất lượng, những năm qua Hải Dương đã làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu trà lúa, giống lúa, từ sản xuất các giống có năng suất cao (X21, X23, Q5, khang dân 18,…) sang trồng lúa lai và lúa chất lượng, có giá trị hàng hóa cao như giống nếp cái hoa vàng, nếp quýt, hương thơm số 7, bắc thơm số 1, đặc sản Đài Loan, Điền Nhi 20,.. (năm 2006 diện tích lúa lai, lúa chất lượng đạt 15,5% diện tích lúa, đến năm 2009 diện tích này đã đạt 40% diện tích lúa).

Diện tích ngơ qua 4 năm đạt khoảng 4.000 ha/năm. Song diện tích ngơ có xu hướng ổn định và giảm do hiệu quả thấp. Để đảm bảo sản lượng lương thực, tỉnh đã tích cự chuyển giao khoa học kỹ thuật và khuyến khích nơng dân đưa các giống ngơ lai là giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất cao vào sản xuất, được trồng trên đất bãi ngoài đê và vụ hè thu thay thế lúa mùa để trồng cây vụ đông sớm, năng suất ngô năm 2009 đạt 49,45 tạ/ha, cao hơn năm 2005 là 4,53 tạ/ha; sản lượng ngô năm 2009 đạt 19.349 tấn.

Ðánh giá đúng hiệu quả mang lại từ việc sản xuất tập trung các loại rau màu có giá trị kinh tế cao, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy các địa phương trong tỉnh đã xây dựng được gần 140 vùng sản xuất rau màu tập trung quy mô từ mười ha trở lên. Trong đó, có các vùng chuyên canh tập trung, quy mô lớn như: Vùng rau (ở Gia Lộc, Tứ Kỳ), củ đậu (Kim Thành), cà rốt (Cẩm Giàng, Nam Sách), hành, tỏi (Kinh Môn, Nam Sách), lạc, đỗ (Chí

Linh)... Trong đó, riêng vùng chuyên canh cà rốt ở xã Ðức Chính (huyện Cẩm Giàng), có diện tích hơn 350 ha, chiếm gần 50% diện tích cà rốt tồn tỉnh. Tính ra mỗi năm vùng trồng cà rốt Ðức Chính cho doanh thu hàng chục tỷ đồng, doanh thu trung bình đạt hơn 150 triệu đồng/ha, giải quyết việc làm và làm giàu cho hàng nghìn hộ gia đình. Do được đầu tư thâm canh lên năng suất liên tục tăng, đây là yếu tố quan trọng góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trong 4 năm qua, năm 2009 đạt năng suất 209 tạ/ha, tăng 12,36% so với năm 2005; sản lượng năm 2009 đạt 565.115 tấn.

Cây công nghiệp hàng năm: chủ yếu gieo trồng đậu tương và lạc vụ xn, hè thu và vụ đơng, diện tích năm 2006 là 3.214 ha, đến năm 2008 giảm xuống còn 2.768 ha. Diện tích giảm chủ yếu là cây đậu tương, cây lạc có diện tích ổn định. Do sản xuất thâm canh cao nên năng suất đậu tương tăng từ 16,58 tạ/ha năm 2005 lên 20 tạ/ha năm 2009, năng suất lạc ổn định ở mức 15 tạ/ha (riêng năm 2008 đạt cao nhất 21,86 tạ/ha).

Diện tích cây ăn quả ln được duy trì ở mức 21.400 ha, trong đó diện tích cây vải chiếm trên 60%. Những năm gần đây diện tích vải có xu hướng giảm, diện tích các loại cây ăn quả khác lại có chiều hướng tăng.

Năm 2006, cây ăn quả trong đó cây vải bị mất mùa, tuy nhiên bước sang năm 2007 – 2008, do thời tiết thuận lợi cây vải được mùa lớn, năng suất và sản lượng tăng cao, năm 2007 sản lượng đạt 62.910 tấn, năm 2008 đạt 68.994 tấn, cao nhất từ trước tới nay. Mặc dù giá bán thấp nhưng cũng mang lại giá trị lớn góp phần vào việc tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Năm 2009, do thời tiết không thuận lợi, do ảnh hưởng của giá bán vải quả năm 2008 thấp nên người dân không đầu tư thâm canh đã làm cho sản lượng vải giảm mạnh, chỉ đạt 39.711 tấn, giảm 29.283 tấn so với năm 2008, giá bán lại tăng, đạt bình quân gần 6.000 đồng/kg (năm 2008 là 3.000 đồng/kg), nên đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho hộ trồng vải.

Các cây ăn quả khác như nhãn, cam quýt, bưởi, chuối, na, ổi,… được duy trì và tăng diện tích do chuyển đổi từ cây vải, năng suất cũng tăng dần, tạo ra một lượng sản phẩm đáng kể để bổ sung vào cơ cấu cây ăn quả ngày càng đa dạng và phong phú của tỉnh.

Như vậy, xét một cách tổng thể, dướng sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trồng trọt của Hải Dương trong giai đoạn 2006 – 2009 đã đạt được những thành tựu quan trọng. Các loại cây trồng đang dần khẳng định được vị trí của mình: mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy q trình chuyển nền kinh tế nơng nghiệp sang hình thức nơng nghiệp hàng hóa. Đây là cơ sở để Đảng bộ tỉnh đẩy mạnh thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Hải Dương.

Về lâm nghiệp: 4 năm qua giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có mức

tăng trưởng ổn định từ 4,5 – 5%/năm. Do làm tốt công tác quản lý, phát triển và bảo vệ rừng nên diện tích rừng được giữ vững và nâng cao chất lượng. Kết quả rà soát phân loại rừng UBND tỉnh đã phê duyệt với diện tích là 10.690 ha. Trong đó rừng đặc dụng là 1.540,3 ha, rừng phòng hộ 4.718,4 ha và rừng sản xuất là 4.371,3 ha. Kết thúc chương trình 327, về cơ bản Hải Dương đã thực hiện phủ xanh đất trống, đồi trọc. Thực hiện chương trình xã hội hóa cơng tác phát triển và bảo vệ rừng, cán bộ kiểm lâm cử về phụ trách địa bàn xã giúp chính quyền địa phương bảo vệ rừng được tốt hơn, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt cơng tác phịng chống cháy rừng mùa khô và phát triển rừng nên 3 năm trở lại đây ít để xảy ra cháy rừng và chặt phá rừng.

Đối với chăn nuôi: giai đoạn 2001 – 2005 ngành chăn ni có tốc độ

tăng trưởng mạnh và liên tục, bình quân 9% năm. Nhưng trong 4 năm (2006 - 2009) chăn nuôi bị giảm sút mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh (lở mồm long móng, rối loạn sinh sản và hô hấp trên đàn lợn, dịch cúm gia cầm,…). Trên địa bàn tỉnh, dịch bệnh cũng đã diễn ra: dịch cúm gia cầm

vào tháng 10/2005 và Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn tháng 3/2007 và tháng 7/2008. Giá thức ăn chăn nuôi cao và giá bán sản phẩm chăn nuôi thấp và không ổn định đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ phục hồi và phát triển chăn nuôi sau dịch.

Trong bối cảnh chung của cả nước, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch nên đã giảm mức thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Công tác thú y tiến bộ hơn, thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Nông nghiệp, không dấu dịch, phát hiện sớm, khoanh vùng bao vây dập dịch kịp thời, hạn chế lây lan sang điểm khác, vùng khác, năm 2008 tiêm phòng vác-xin chủ yếu đàn lợn đạt 62%, đàn trâu, bò đạt 64%, đàn gia cầm đạt trên 90%. Tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi: hỗ trợ lãi suất chăn nuôi; hỗ trợ đàn lợn nái cho hộ gia đình; hỗ trợ thiết bị tiên tiến cho trại chăn nuôi tập trung. Các chính sách trên đã tạo động lực thúc đẩy phát triển chăn ni tập trung, điển hình ở các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang, cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành. Kết quả cụ thể:

Về số lượng đàn gia súc, gia cầm:

Năm 2006, chăn nuôi gia súc, gia cầm tỉnh Hải Dương tăng trưởng khá về số lượng và chất lượng: tổng đàn bò đạt 60.013 con (tăng 26,64% so với năm 2005), sản lượng thịt hơi đạt 1.200 tấn; đàn lợn đạt 883.522 con (tăng 2,1% so với năm 2005), sản lượng thịt hơi đạt 87.533 tấn [83, tr 2].

Năm 2007, tốc độ phát triển ngành chăn nuôi bị sụt giảm mạnh: đàn lợn giảm 30,6%, đàn bò giảm 7%, đàn gia cầm giảm 7,5% so với năm 2006.

Năm 2008, đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng ổn định và phát triển trở lại, song với mức độ tăng trưởng chậm: đàn lợn đạt 629.414 con tăng 2,4%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 79.414 tấn (tăng 2,3%). Đàn gia cầm

đạt 6.850.096 con (tăng 2,6%), sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 95.134 tấn tăng 2,545 so với cùng kỳ năm 2007 [84, tr 3].

So sánh với mục tiêu đến năm 2010 thì tổng đàn bị đạt 90,0%, đàn lợn đạt 63,6%, đàn gia cầm đạt 63,3%, sản lượng thịt hơi các loại đạt 82,4%. Kết quả trên càng làm rõ tình hình sản xuất chăn ni không ổn định do nhiều yếu tố tác động. Vì vậy, trong năm 2010, sản xuất chăn ni cần phải có giải pháp mạnh hơn nữa để đạt mục tiêu đề ra.

Về chất lượng đàn gia súc, gia cầm: từ khi thực hiện đề án phát triển chăn nuôi, thủy sản tập trung giai đoạn 2006 – 2010 và dự án phát triển chăn ni bị thịt chất lượng cao, đàn bò lai nhiều máu ngoại chiếm tỷ lệ 77,8%, trọng lượng hơi xuất chuồng đạt 220 – 240 kg/con; tỷ lệ thịt xẻ đạt 45%. Đàn lợn trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện rõ rệt, có khoảng 6 – 7% lợn nái là lợn ngoại, 32,4% là lợn nái lai và 61,6% là lợn nái Móng Cái, 100% lợn thịt có 50% máu ngoại trở lên, tỷ lệ thịt nạc đạt 40 – 55%. Tỷ lệ gia cầm giống mới ngày một nhiều chiếm tỷ lệ 30 – 35% so với tổng đàn: gà Kabir, Sasso, Isbrow, Lương phương, ngan Pháp, vịt siêu nạc, siêu trứng,… Chăn nuôi gia cầm Hải Dương đã có bước thay đổi, tỷ lệ gia cầm nuôi theo phương thức công nghiệp chiếm 30 – 36% (năm 2009) cao hơn năm 2005 từ 10 – 11% so với tổng đàn [82, tr 1].

Về chăn nuôi trang trại, gia trại: đây là yếu tố quan trọng góp phần vào việc phát triển sản xuất chăn ni tập trung theo hướng hàng hóa. Tồn tỉnh có 260 trang trại chăn ni gia cầm; 125 trang trại chăn ni lợn, có hộ chăn ni từ 700 – 1.400 nái ngoại (hàng năm cung cấp từ 35.000 – 40.000 con lợn giống) và 60.000 – 160.000 con gà đẻ hướng trứng.

Về nuôi trồng thủy sản:

Xác định thủy sản là ngành mũi nhọn trong nông nghiệp, những năm qua, sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đề án "Phát triển chăn nuôi - thủy sản theo hướng tập trung, nâng cao chất

lượng, quy mô, bảo đảm vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010".

Giai đoạn 2006 – 2010, mặc dù sản xuất nơng nghiệp có nhiều biến động khơng thuận lợi, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, tuy nhiên ngành thủy sản vẫn luôn ổn định và phát triển, diện tích, năng suất và sản lượng liên tục tăng cao trong 4 năm liền.

Theo mục tiêu đến năm 2010, diện tích ni trồng thủy sản 10.000 ha, sản lượng cá nuôi 45.500 tấn và phấn đấu xây dựng được 7 vùng ni trồng tập trung với diện tích 500 ha. Đến năm 2009, diện tích ni trồng thủy sản đã đạt 10.020 ha (bằng 102% kế hoạch), dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt 10.050 ha (tăng 0,5%) trong đó diện tích ni trồng tập trung từ 10 ha trở nên năm 2009 là 2.000 ha.

Năng suất năm 2006 đạt 37,8 tạ/ha, sản lượng cá nuôi 32.548 tấn, năm 2009 năng suất đạt 50 tạ/ha và sản lượng đạt 50.700 tấn (bằng 11,4% so với mục tiêu năm 2010). Thị trường tiêu thụ hàng thủy sản ổn định và được giá.

Do có chính sách phù hợp nên hàng năm số diện tích đất được chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản được nhân rộng. Đến năm 2009 đã xây dựng được 8 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (tăng 01 vùng so với mục tiêu năm 2010). Diện tích ni cá bán thâm canh, thâm canh được mở rộng, các giống cá tiến bộ kỹ thuật như rơ phi đơn tính, sơ đan, diêu hồng, chép lai ba máu, chim trắng có năng suất, chất lượng cao được thay thế dần các giống cá truyền thống. Năm 2006, cơ cấu đàn cá trắm cỏ, cá trơi chiếm từ 70 – 75% diện tích, cá rơ phi chiếm khoảng 10% diện tích, đến năm 2009 cá trắm cỏ và cá trơi giảm cịn 50% và rơ phi tăng lên 30% diện tích ni trồng thủy sản. Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu, nông dân đã thực hiện và áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật, cơng nghệ tiên

tiến vào ni thả để nâng hiệu quả sản xuất. Các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung từng bước xử lý môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh. Do vậy, sản lượng thủy sản tăng bình quân 13,79%/năm, chiếm 11% giá trị ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)