Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 96 - 99)

thủy sản, Đảng bộ tỉnh Hải Dương còn lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ kiên cố hóa kênh mương nhằm phục vụ tốt hơn nữa công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Trong 4 năm (2006 - 2009), đã kiên cố được 63,59 km kênh chính, kênh cấp I, II và 17,5 km kênh cấp III, với tổng vốn đầu tư là 90,15 tỷ đồng. Do vậy, đã khắc phục được tình trạng úng, hạn trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần mở rộng diện tích gieo trồng, tăng vụ, cải tạo đất, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng đưa sản lượng lương thực mỗi ngày một ổn định và phát triển. Để đẩy nhanh tiến độ cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn, từ năm 2008, Hải Dương đã phối hợp với Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (Bộ Công Thương) thực hiện dự án cho nông dân mua máy nông nghiệp trả chậm trong 3 năm, lãi suất do tỉnh hỗ trợ.

2.2.2.2. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể trong nông nghiệp nghiệp

Về phát triển kinh tế trang trại:

Kinh tế trang trại là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc phát triển sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Trong 4 năm 2006 – 2009, kinh tế hộ đã có bước phát triển, năm 2009 tồn tỉnh có 1500 trang trại và đã được cấp giấy chứng nhận, tăng gần 1000 trang trại so với năm 2005. Số lượng trang trại tăng thêm chủ yếu là các trang trại chăn ni tổng hợp vì lĩnh vực này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong 810 trang trại, số lượng trang trại tổng hợp chiếm 68,39%, trang trại chuyên chăn nuôi chiếm 14,55%, trang trại ni trồng thủy sản chiếm 10,07%, cịn lại là các

loại hình trang trại khác. Quy mơ trang trại ngày càng được mở rộng từ 1,3 ha năm 2006 lên 2,6 ha năm 2009. Giá trị bình quân 1 trang trại đạt 400 triệu đồng/năm, tăng 183 triệu đồng/ năm so với năm 2006. Hoạt động của trang trại đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận lao động trong nông thơn.

Tuy nhiên, trình độ của các chủ trang trại còn thấp, lao động thủ công, cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Việc xử lý môi trường của một số trang trại chăn nuôi, thủy sản chưa tốt.

Về phát triển kinh tế tập thể:

Những năm qua, kinh tế hợp tác, HTX ở Hải Dương đã và đang có vị trí quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhất là trong nơng nghiệp, nơng thơn góp phần tạo việc làm, thu nhập và ổn định đời sống của đại bộ phận người dân, người lao động đặc biệt là trong khu vực nơng thơn; đóng góp vào GDP của tỉnh khoảng 8%. Các loại hình HTX trong từng ngành, lĩnh vực đã tham gia tích cực vào q trình sản xuất, dịch vụ, lưu thơng hàng hố. Đặc biệt là 380 HTX trong nông nghiệp (năm 2004 là 362 HTX), nơi tổ chức dịch vụ, phục vụ cho trên 70% dân số của tỉnh, đã đóng vai trị chính trong việc chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổ chức triển khai các dịch vụ chính yếu cho sản xuất nơng nghiệp như tưới tiêu nước, làm đất, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư nơng nghiệp và phân bón cho sản xuất nơng nghiệp… Ngồi ra một số HTX còn làm tốt khâu dịch vụ chế biến nông sản, thực phẩm và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Tuy nhiên, nhiều HTX chưa đổi mới nội dung hoạt động theo Luật HTX, chưa làm tốt các khâu dịch vụ, năng lực nội tại của các HTX cịn yếu, thiếu vốn, tài sản ít, khả năng cạnh tranh thấp, đội ngũ cán bộ quản lý HTX cịn hạn chế về trình độ, năng lực nên chưa đáp ứng yêu cầu của hộ nông dân, hộ xã viên trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Nhìn chung, qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV; Chương trình phát triển nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới trọng tâm là 2 đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao và đề án phát triển chăn nuôi thủy sản đã đi vào cuộc sống. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên qua các năm, mặc dù diện tích trồng lúa giảm song năng suất và chất lượng sản phẩm đều tăng lên thường xuyên đảm bảo ổn định lương thực, giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước (năm 2007 đạt 48,8 triệu đồng, năm 2009 đạt 67,2 triệu đồng), đời sống nông dân được cải thiện. Đã có nhiều mơ hình mới trong sản xuất nông nghiệp như cánh đồng lúa chất lượng cao, vùng rau cà rốt an toàn xuất khẩu cho Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan; mơ hình khơi phục giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng tại Kinh Môn, Kim Thành đang được phát triển thành sản phẩm hàng hóa có thương hiệu… Trong năm 2008 ngành chăn nuôi đã được phục hồi, số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng dần, hình thành khu chăn ni tập trung với các trang trại chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến,…; ngành thủy sản vượt kế hoạch sản xuất cả về diện tích, sản lượng và doanh thu.

* Tiểu kết chương 2:

Có được kết quả trên, trước hết do sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh; tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, công nhân viên chức ngành nông nghiệp đã bám sát cơ sở, đề xuất nhiều giải pháp kịp thời trong chỉ đạo sản xuất để Tỉnh ủy ra quyết định sát, đúng với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp. lãnh đạo các huyện, thành phố đã bám sát cơ sở, huy động cả hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo sản xuất. Nhiều địa phương đã trích nguồn kinh phí của huyện hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nhất là đối với cây trồng vụ đông và cây trồng mới. Góp phần đưa sản xuất nơng nghiệp Hải Dương phát triển, đổi mới tạo đà hoàn thành tốt nhiệm vụ vào năm 2010.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)