Hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà mái qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 59 - 63)

Giai đoạn 23 - 46 tuần tuổi theo dõi, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng hay 10 quả trứng giống là 1,74 và 2,08 kg thức ăn. Phạm Đức Vũ (2012) cho biết tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng hay 10 quả trứng giống là 1,65 và 1,76 kg thức ăn. Theo tiêu chuẩn của công ty, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng hay 10 quả trứng giống là 1,85 và 1,95 kg thức ăn. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng thấp hơn tiêu chuẩn của công ty là 0,11kg và tiêu tốn thức ăn sản xuất 10 quả trứng giống cao hơn tiêu chuẩn của hãng là 0,13kg.

Như vậy, lượng thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và 10 quả trứng giống là tương đương với tiêu chuẩn đề ra. Điều này thể hiện khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi của công ty là hợp lý.

4.1.11. Kết quả ấp nở của trứng gà thí nghiệm

Trong chăn nuôi gà bố mẹ sinh sản thì kết quả ấp nở là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản. Trong đó tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ gà con loại I là 3 chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả ấp nở. Tỷ lệ trứng có phôi phản ánh chất lượng đàn giống, tỷ lệ ghép trống mái. Còn tỷ lệ nở và tỷ lệ gà con loại I là thước đo về sự phát triển của phôi cũng như sức sống của gà

con. Kết quả ấp nở của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng đàn giống, chế độ dinh dưỡng, tỷ lệ trống mái, chất lượng trứng, thời gian bảo quản và quy trình ấp nở.

Kết quả về tỷ lệ ấp nở của trứng gà (♂Hồ × ♀ISA - JA57) được chúng tôi trình bày ở bảng 4.11. Tỷ lệ trứng có phôi của trứng gà là khá cao 95,3 %. Sở dĩ có được tỷ lệ trứng có phôi cao như vậy là do đàn giống ISA - JA57 được phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đặc biệt, đàn gà trống Hồ được nuôi dưỡng chăm sóc tốt nên chất lượng tinh dịch được đảm bảo. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, đàn gà còn thường xuyên được bổ sung Vitamin ADE, thóc mầm vào khẩu phần ăn nên đàn trống Hồ cho chất lượng tinh dịch rất tốt. Thêm vào đó, kỹ thuật viên lấy tinh và dẫn tinh có tay nghề tốt, chính vì vậy mà đàn gà mái đạt được tỷ lệ trứng có phôi khá cao và ổn định trong quá trình khai thác. Như vậy, gà mái ISA - JA57 nuôi trên lồng, cho phối giống với trống Hồ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã có tỷ lệ thụ tinh đạt khá cao.

Bảng 4.11. Kết quả ấp nở của trứng gà (♂Hồ x ♀ISA - JA57)

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Tổng số trứng đưa vào ấp Quả 1.500

Tỷ lệ trứng có phôi % 95,3

Tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 1 % 1,21

Tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 2 % 2,43

Tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 3 % 4,7

Tỷ lệ nở so với trứng có phôi % 90,2

Tỷ lệ nở so với số trứng đem vào ấp % 86

Tỷ lệ gà loại I trên số trứng ấp % 82,1

Tỷ lệ gà con loại I trên số gà con nở ra % 97,36

Tỷ lệ chết phôi giữa ba kỳ quan sát tương đối thấp phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Vũ (2012). Tỷ lệ nở so với số trứng có phôi và số trứng đem vào ấp thấp hơn so với Phạm Đức Vũ (2012) (86 % so với 88,20 %) nhưng tỷ lệ gà con loại I tính trên số gà nở ra lại cao hơn (97,36 % so với 96,57 %). Kết quả nghiên cứu này cao hơn Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lưu (2006) cho biết tỷ lệ nở so với trứng có phôi và tỷ lệ gà con loại I tính trên số gà con nở ra của gà hồ nuôi trong nông hộ lần lượt là 84,46 và 95,24%.

Nhìn chung, áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp, gà nhốt trên lồng phối tinh nhân tạo, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý đã nâng cao được các chỉ tiêu ấp nở so với chăn nuôi gà trong điều kiện nông hộ.

4.2. SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ F1 (♂HỒ × ♀ISA - JA57) 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của Gà F1 nuôi thương phẩm 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của Gà F1 nuôi thương phẩm

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Thông qua tỷ lệ nuôi sống người chăn nuôi có thể đánh giá khả năng thích nghi, khả năng chống chịu bệnh tật, sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời nó còn phản ánh chất lượng của con giống, trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý của cơ sở chăn nuôi.

Tỷ lệ nuôi sống còn là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà broiler. Nó quyết định hiệu quả kinh tế cao hay thấp. Để nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm, chúng tôi đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho gà. Những trường hợp gà chết chúng tôi tiến hành mổ khám, kiểm tra bệnh tích. Tuy nhiên tất cả các trường hợp này đều không tìm thấy bệnh tích đặc trưng.

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của gà F1 thương phẩm (♂Hồ × ♀ISA - JA57) từ 0 - 12 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Tỷ lệ nuôi sống của gà F1 thương phẩm (♂Hồ × ISA - JA57) giai đoạn từ 0 - 12 tuần tuổi

Ngày tuổi Số lượng (con)

TLNS theo tuần (%)

TLNS theo giai đoạn (%) 0 1000 100 100 1 996 99,60 99,6 2 986 98,99 98,6 3 979 99,29 97,9 4 975 99,59 97,5 5 968 99,28 96,8 6 965 99,69 96,5 7 961 99,58 96,1 8 958 99,68 95,8 9 953 99,47 95,3 10 950 99,68 95,0 11 947 99,68 94,7 12 944 99,68 94,4

Từ kết quả bảng 4.12 chúng tôi thấy, tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi và giai đoạn của gà F1 thương phẩm (♂Hồ × ♀ISA - JA57) đạt ở mức cao > 94 %. Kết quả này thể hiện kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đã hạn chế được tỷ lệ chết và nâng cao

được tỷ lệ nuôi sống. Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với công bố Nguyễn Đăng Vang và cs (2001), tỷ lệ nuôi sống của gà lai đến 12 tuần tuổi là từ 95 - 97%.

4.2.2. Khối lượng cơ thể gà F1 (♂Hồ × ISA - ♀JA57) giai đoạn từ 0 - 12 tuần tuổi

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, chỉ tiêu khối lượng cơ thể được các nhà chăn nuôi quan tâm vì nó phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm. Đặc biệt là trong chăn nuôi gà thịt thì chỉ tiêu này là rất quan trọng bởi vì khối lượng cơ thể gà cũng chính là khối lượng sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi. Đây là một chỉ tiêu không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là chỉ tiêu kĩ thuật trong chăn nuôi gia cầm. muốn thu được số lượng sản phẩm thịt gà càng nhiều thì khối lượng cơ thể gà càng cao càng tốt.Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể gà như gà giống, lứa tuổi, tính biệt….

Để đánh giá khả năng khối lượng của gà F1 (♂Hồ × ♀ISA - JA57), tiến hành cân gà theo từng tuần tuổi. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.13. Khối lượng cơ thể gà tăng dần qua các tuần tuổi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm. Tốc độ tăng trưởng từ 01 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi tăng trọng chậm, từ tuần thứ 5 trở đi tốc độ tăng trọng nhanh. Cụ thể, khối lượng cơ thể trung bình ở 01 tuần tuổi là 39,05g; đến tuần thứ 4 là 530,08g, tuần 8 là 1403,60g và kết thúc ở 12 tuần tuổi là 2232g.

Bảng 4.13. Khối lượng cơ thể gà F1 (♂Hồ x ♀ISA - JA57) giai đoạn từ 0 - 12 tuần tuôi

n= 100; Đơn vị tính: gam/con

Tuần tuổi Mean ± SE Cv (%)

0 39,05 ± 0,306 5,54 1 95,47 ± 1,31 9,74 2 199,2 ± 2,00 7,11 3 358,34 ± 3,54 6,99 4 530,08 ± 4,98 6,64 5 725,66 ± 8,20 7,95 6 936,2 ± 11,1 8,41 7 1165,1 ± 10,7 6,51 8 1403,6 ± 10,1 5,08 9 1621 ± 14,7 6,42 10 1832,6 ± 12,0 7,49 11 2037,2 ± 14,6 8.92 12 2232 ± 15,8 11,04

Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi còn được thể hiện ở đồ thị 4.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)