Tỷ lệ nuôi sống đàn gà bố mẹ thí nghiệm giai đoạn từ 1-19 tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 42 - 43)

Đơn vị tính: %

Tuần tuổi Gà trống Hồ

(n = 900)

Gà mái ISA - JA57 (n = 4000) 1 99,11 99,28 2 99,21 99,97 3 99,1 99,34 4 99,43 99,51 5 99,77 98,69 6 99,66 99,95 7 100 99,71 8 99,77 98,55 9 96,07 99,95 10 99,76 99,89 11 99,88 99,61 12 99,88 99,84 13 98,64 99,65 14 98,76 99,84 15 99,51 99,89 16 99,63 99,97 17 99,14 99,72 18 94,68 97,81 19 98,04 99,89 1 - 19 93,05 94,30

4.1.2. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm từ 1 - 19 tuần tuổi

Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể của đàn gà trống Hồ và mái ISA - JA57 từ 1 - 19 tuần tuổi được trình bày trong bảng 4.2. Khối lượng của từng giống của gà giống bố mẹ tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của gà. Ở các tuần tuổi khối lượng gà thí nghiệm có sự chênh lệch ít nhiều so với khối lượng chuẩn.

Khối lượng gà trống Hồ nuôi thí nghiệm ở tuần 1 là cao hơn và tăng 18% so với tiêu chuẩn so với chuẩn (59g so với 50g/con). Tuần thứ 2, tăng 6,6% so với tiêu chuẩn và giảm hai tuần kế tiếp là tuần 3 giảm 2,1% và tuần 4 khối lượng giảm rõ rệt 7,6%. Sự giảm của tuần 4 là vượt quá mức cho phép (mức cho phép ≤5%). Nguyên nhân khối lượng đàn gà không đạt so với tiêu chuẩn ở 2 tuần liên tiếp là gà bị nhiễm cầu trùng. Sau khi điều trị khỏi bệnh cầu trùng, bước sang tuần 5 khối lượng gà thí nghiệm là 390g tương đương với tiêu chuẩn 390g. Khối lượng trung

bình của gà trống liên tục tăng và cao hơn so với tiêu chuẩn từ tuần 6 đế tuần 9 (1,2 đến 40%). Đặc biệt khối lượng tăng mạnh nhất ở tuần 9 khối lượng thực tế 1050g, khối lượng chuẩn 750g (tăng 40 %). Từ tuần thứ 10 trở đi, khối lượng gà thực tế tăng hơn so với tiêu chuẩn nhưng không nhiều dao động từ 0,6 đến 20,4%. Từ tuần thứ 17 khối lượng bắt đầu có xu hướng tăng chậm hơn, điều này có thể là do gà trống Hồ đã chuẩn bị chuẩn sang giai đoạn gà hậu bị nên lượng thức ăn bị khống chế nên tuần 19 khối lượng trung bình thực tế 2264g cao hơn 0,62% so với khối lượng chuẩn 2250g.

Khối lượng của đàn gà mái ISA - JA57 từ tuần 1 đến tuần 5 giảm từ 8,4 đến 23,9 % so với tiêu chuẩn. Điều này là do gà trong những tuần đầu chưa thích nghi được với điều kiện chăn nuôi, thức ăn và đặc biệt gà mắc bệnh cầu trùng nên khối lượng đạt được không như kế hoạch đề ra của công ty. Sau đó gà được điều trị khỏi bệnh và khối lượng gà thí nghiệm hàng tuần thường cao hơn so với tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 42 - 43)