Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 30)

Trong chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm có tính ưu việt riêng bởi khả năng sinh trưởng nhanh với thời gian quay vòng vốn ngắn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống có năng suất cao hoặc cải tiến chất lượng hoặc tạo ra con giống có ngoại hình (màu lông, da thịt...) được người chăn nuôi và người tiêu dùng ưa chuộng, người ta tiến hành song song các biện pháp củng cố các giống hiện có ở địa phương, nhập các giống mới có năng suất cao để làm phong phú thêm vốn gen, tiến hành lai tạo, chọn lọc để tạo ra các giống mới.

Theo Card and Neshein (1970), gà Broiler được sản xuất thương mại từ năm 1935 - 1940. Gà Broiler được tạo ra từ gà trống Plymouth Rock vằn phối với Newhampshier, Giai đoạn 1940 - 1950 gà Broiler được tạo nên từ gà trống WhiteVandette và gà mái Newhampshier, năng suất con lai lúc 68 - 75 ngày tuổi là 1,2 - 1,4 kg, tiêu tốn thức ăn 2,8 - 3,2 kg/kg tăng khối lượng cơ thể, phải nuôi đến 12 - 13 tuần tuổi mới đạt 1,8 kg bình quân. Giống gà thịt chủ yếu là con lai giữa dòng trống Red Cornish với dòng mái Newhampshier, sau nhờ lai tạo cố định thành dòng Cornish trắng làm dòng trống và Plymouth Rock vằn hoặc Plymouth Rock trắng làm dòng mái để tạo gà Broiler có năng suất cao hơn. Lúc 10 tuần tuổi đã đạt 1,8kg; tiêu tốn thức ăn giảm xuống 2,5 - 2,6kg/kg tăng khối lượng cơ thể.

Từ những năm 70 trở lại đây các giống gà không ngừng được lai tạo, chọn lọc, cố định các tổ hợp gen cho năng suất cao, ngày một nâng cao các tính trạng sản xuất trong đó có khả năng sinh trưởng, đồng thời khai thác triệt để nguyên lý ưu thế lai. Các tổ hợp lai cùng giống (giữa các dòng) và các giống có 3, 4, 6 hoặc 8 dòng đã xuất hiện và phát triển phổ biến đến ngày nay.

Công ty Kabir (Israel) đã tạo ra giống gà thương phẩm “Kabir” là tổ hợp lai bốn dòng có lông vàng hoặc nâu vàng thích hợp với thị hiếu khách hàng. Hiện nay, Công ty có 28 dòng gà chuyên thịt trong đó có 13 dòng gà nổi tiếng.

Hãng Sasso của cộng hòa Pháp đã nhân giống chọn lọc, lai tạo và cho ra nhiều tổ hợp gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh, thả vườn hoặc nuôi ở các trang trại. Các tổ hợp lai của gà Sasso có khả năng thích nghi cao dễ nuôi ở những vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm, chất lượng thịt thơm ngon. Hãng đã đưa vào sản xuất gồm 16 dòng gà trống và 6 dòng gà mái, các dòng gà trống được sử dụng rộng rãi hiện nay là: X44N, T55, T55N, T77, T88, T88N1. Dòng mái được sử dụng rộng rãi nhất là: SA31 và SA51, Gà SA31có mầu lông nâu đỏ, khối lượng lúc 20 tuần tuổi đạt 2,01 - 2,29kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là: 2,38 - 2,46kg, Gà SA51 có khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi là 1,42kg, sản lượng trứng 188 - 190 quả/mái/năm. Hãng sử dụng trống X44 x mái SA31L tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2550g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,46 kg.

Gà ISA - JA57

Hãng Hubbard - Isa đã nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo ra các giống gà thịt cao sản thành lập tháng 8/1997 do sự xác nhập của 2 tập đoàn Hubbard và Isa theo kế hoạch của công ty mẹ (nay mang tên Aventis). Quá trình nghiên cứu, nhân giống, chọn lọc, lai tạo, công ty đã tạo ra được những giống gà thịt cao sản, các giống gà lông màu có thể nuôi công nghiệp hoặc chăn thả. Hiện nay, hãng Hubbard - Isa có 119 giống gà chuyên thịt lông trắng và lông màu. Trong đó có nhiều giống nổi tiếng đang được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, các dòng trống tăng trưởng chậm gồm: S66, S77, I66, S88, S77N, Các dòng trống tăng trưởng phân biệt gồm: Grey Master, Grey Barred, Colorpac, Redbro Naked Neck, Redbro. Các dòng mái lông màu gồm: JA57, P6N, redbroS, redbroM, Các giống gà của hãng Hubbard - Isa đáp ứng nhu cầu thâm canh công nghiệp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Hãng cũng đã sử dụng trống dòng S44 x mái dòng JA57 con lai ở 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 2209g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,24 - 2,30kg. Trống dòng Redbro Naked neck x mái dòng Redbro S con lai ở 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 2424g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,29 - 2,35kg. Trống dòng Redbro x mái dòng Redbro S con lai ở 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 2585g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,34 - 2,31kg.

vào nhiều giống gà lông màu như: Lương Phượng, Tam Hoàng, Long Phượng, Lô Hoa, Ma Hoàng...

Ở Nhật người ta đã tạo ra các con lai để nuôi thịt có chất lượng cao rất được chú trọng. Các giống gà này được nuôi thời gian dài 85 - 120 ngày, chúng được ăn bằng thức ăn đặc biệt, trong khẩu phần không có nguồn gốc động vật.

Đồng thời với việc phát triển các giống gà thịt, nhiều hãng gia cầm trên thế giới cũng chú trọng đến tạo ra các giống gà chuyên trứng lông màu nổi tiếng như: Goldline - 54, Hyline, Brownick, CP Brown... với thời gian khai thác đến 80 tuần tuổi, đạt năng suất trứng 310 - 320 quả/mái, chất lượng trứng thơm ngon.

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu + Gà trống Hồ; + Gà mái ISA - JA57;

+ Gà F1(♂Hồ × ♀ISA - JA57) nuôi thương phẩm. - Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành tại Công ty TNHH một thành viên gà giống DABACO, Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06 năm 2016 đến tháng 04 năm 2017.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Trên đàn gà giống bố mẹ 3.2.1. Trên đàn gà giống bố mẹ

- Xác định sinh trưởng của gà ISA - JA57 trong giai đoạn nuôi hậu bị 1-19 tuần tuổi.

- Xác định khả năng sinh sản của gà mái ISA - JA57 khi ghép phối với gà trống Hồ theo phương thức thụ tinh nhân tạo.

- Xác định lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà mái ISA - JA57 .

3.2.2 Trên hai đàn gà F1 nuôi thương phẩm

- Xác định khả năng sinh trưởng của gà F1 từ 1 - 12 tuần tuổi; - Xác định lượng thức ăn thu nhận của gà F1 từ 1 - 12 tuần tuổi;

- Xác định sức sống và khả năng kháng bệnh của gà lai thông qua tỷ lệ nuôi sống từ 1 - 12 tuần tuổi;

- Xác định năng suất thịt của gà F1 ở 12 tuần tuổi.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.3.1. Vật liệu nghiên cứu

a. Đối với đàn gà giống bố mẹ:

Đàn gà giống gồm: Đàn trống hồ (900 con) và đàn mái ISA - JA57 (4000 con) được nuôi riêng trên lồng, kiểu chuồng khép kín, nuôi theo phương thức công

nghiệp. Gà trống được khai thác đến tuổi thành thục được huấn luyện và khai thác tinh sau 19 tuần; Gà mái được phối giống theo hình thức thụ tinh nhân tạo.

Chuồng có hệ thống đèn sưởi ấm và hệ thống rèm che, quạt hút và hệ thống dàn mát. Bao quanh trại có hệ thống tường bao trên có lưới thép gai.

Hệ thống máng ăn, núm uống được điều khiển tự động, có hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo đủ lượng ánh sáng cho đàn gà.

Khẩu phần ăn: trong giai đoạn hậu bị, căn cứ vào khối lượng của gà mái mà thức ăn được điều chỉnh mức tăng khẩu phần, đồng thời bố trí thức ăn cho gà trống, gà mái riêng.

Đàn gà theo dõi được nuôi dưỡng và chăm sóc vệ sinh thú y theo quy trình nuôi gà giống bố mẹ của Công ty TNHH MTV gà giống DABACO.

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà giai đoạn gà hậu bị (trước 20 tuần tuổi): Trong giai đoạn gà được ăn hạn chế nhằm tránh tích luỹ mỡ sớm ảnh hưởng đến sức đẻ trứng sau này.

Để có dần gà tương đối đồng đều về khối lượng cơ thể (là yêu cầu hết sức quan trọng đối với gà hậu bị) hàng tuần cân 10% số gà có mặt, so sánh khối lượng trung bình thu được với khối lượng chuẩn của gà ở tuần tuổi tương ứng. Nêú khối lượng bình quân bằng khối lượng chuẩn + 10% thì tăng lượng thức ăn một cách bình thường như bảng hướng dẫn. Nếu khối lượng bình quân > khối lượng chuẩn thì vẫn giữ nguyên lượng thức ăn. Nếu khối lượng bình quân < khối lượng chuẩn thì tăng từ từ lượng thức ăn để sao cho bắt kịp khối lượng chuẩn sau một vài tuần.

Hạn chế nước uống, mục đích: làm diều đỡ căng to gà đi lại nặng nề, làm cho nền chuống đỡ ẩm ướt. Sau khi gà ăn hết thức ăn thời gian uống nước chỉ kéo dài trong 1 giờ. Những ngày thời tiết nóng không hạn chế nước uống. Sau khi gà đẻ 5% thì phải chuyển sang cho uống nước tự do.

Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc giai đoạn gà đẻ:

Tỷ lệ bình quân và khối lượng cơ thể của gà là yếu tố cơ bản để quyết định lượng thức ăn hàng ngày.

Gà mái được ăn tăng dần theo tỷ lệ đẻ. Sau khi đạt đỉnh cao về sức đẻ thì giảm dần lượng thức ăn (có thể giảm từ 0.5 -1 gam /con/ ngày mỗi tuần, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến khối lượng trứng và thể trọng để diều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý).

Định kỳ cho gà uống vitamin A,D,E 2 lần/tuần theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Định kỳ loại thải những gà mái không đẻ hoặc kém đẻ.

b. Đối với đàn gà thương phẩm:

1000 gà F1 thương phẩm (Hồ × ISA - JA57) được chọn nuôi thí nghiệm từ lúc 1 ngày tuổi là gà loại 1, khối lượng trung bình của giống. Số lượng gà được chia thành 2 lô đảm bảo đồng đều về giới tính và khối lượng, mỗi lô là 500 con.

Gà thịt thương phẩm được nuôi theo phương thức công nghiệp, kiểu chuồng hở và nuôi trên nền đệm lót. Đàn gà thí nghiệm được nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh theo quy trình nuôi gà thịt thương phẩm của Công ty TNHH một thành viên gà giống DABACO.

Cách chăm sóc gà thịt từ 4 tuần tuổi đến khi xuất chuồng:

Nuôi gà trong giai đoạn này nên nhốt với mật độ 7 - 8 con/m2. Chuồng phải thật thông thoáng.

Trong giai đoạn này việc cho gà ăn phải tuỳ thuộc vào thời tiết. Nếu trời mát có thể cho gà ăn tối đa cả ngày. Nếu trời nóng, nhất là buổi trưa không nên cho gà ăn để phòng gà bị chết nóng. Cho gà ăn vào nóng trời mát như sáng sớm, chiều tối hoặc ban đêm.

Cần chú ý tới vật liệu lót nền tránh ẩm ướt nhằm giảm các vấn đề sau: + Cầu trùng viêm ruột hoặc ký sinh trùng.

+ Bàn chân và chân bị viêm, nhiễm trùng.

+ Mùi NH3 (Amoniac) làm hỏng phế quản, nang khí và làm cho gà bị viêm mắt.

Nếu phát hiện gà ốm, nhanh chóng cho gà cách ly.

Hàng ngày phải làm vệ sinh máng ăn, máng uống, không để thức ăn dư thừa lên nấm mốc.

Thường xuyên kiểm tra nước uống, đảm bảo cho gà luôn đủ nước uống.

3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

3.3.2.1. Trên đàn gà giống bố mẹ - Tuổi thành thục sinh dục - Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục của một đàn gia cầm là khoảng thời gian tính từ khi đàn gia cầm nở ra cho đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 5%.

Tuổi đẻ quả trứng đầu, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và đỉnh cao là khoảng thời gian từ khi đàn gia cầm nở ra cho đến khi toàn đàn đạt đẻ quả trứng đầu tiên, khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và đỉnh cao.

- Tỷ lệ đẻ trứng

Hàng ngày đếm chính xác số trứng đẻ ra và số gà ở mỗi lô thí nghiệm. Tỷ lệ đẻ so với mái bình quân được tính theo công thức (1).

Tỷ lệ đẻ (%) = Số trứng đẻ ra (quả) x 100 (1) Số gà có mặt trong tuần (con)

- Năng suất trứng (NST)

Là số trứng đẻ ra trên số mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Năng suất trứng được tính theo công thức (2).

NST (quả/mái/tuần) =

Số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

(2) Số gà trung bình trong tuần (con)

- Khối lượng trứng (g/quả)

Cân trứng qua các tuần tuổi, mỗi tuần cân 3 ngày liên tiếp, cân toàn bộ số trứng đẻ ra. Cân từng quả một, bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,01g.

- Tỷ lệ trứng giống

Hàng ngày đếm chính xác số trứng được chọn làm giống (là số trứng đạt yêu cầu được chọn đưa vào ấp), tỷ lệ trứng giống được tính theo công thức (3):

Tỷ lệ trứng giống (%) =

Số trứng giống được chọn (quả)

x 100 (3) Số trứng đẻ ra (quả)

- Năng suất trứng giống (NSTG)

Là số trứng giống đã được chọn trên số mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Năng suất trứng giống được tính theo công thức (4).

NSTG (quả/mái/tuần) =

Số trứng giống trong tuần (quả)

(4) Số gà trung bình trong tuần (con)

Sau 6 ngày ấp soi trứng sinh học lần 1 để xác định tỷ lệ trứng có phôi. Đếm chính xác số trứng kiểm tra là có phôi. Tỷ lệ trứng có phôi được tính theo công thức (5):

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100 (5) Số trứng đưa vào ấp (quả)

- Tỷ lệ trứng chết phôi

Soi trứng kiểm tra sinh học tại các thời điểm 6, 18 và 21 ngày ấp để xác định phôi chết. Đếm chính xác số trứng chết phôi. Tỷ lệ trứng chết phôi được tính theo công thức (6).

Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = Số trứng chết phôi (quả) x 100 (6) Số trứng ấp (quả)

- Tỷ lệ nở

Đếm chính xác số gà con nở ra sau mỗi đợt ấp. Tỷ lệ nở được tính theo công thức (7).

Tỷ lệ nở (%) =

Số gà con nở ra còn sống (con)

x 100 (7) Số trứng đưa vào ấp (quả)

- Tỷ lệ gà con loại I

Đếm chính xác số gà con nở ra được xếp loại I. Tỷ lệ gà con loại I được tính theo công thức (8) và (9).

Tỷ lệ gà con loại I (%) = Số gà con loại 1 (con) x 100 (8) Số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ gà con loại I (%) =

Số gà con loại 1 (con)

x 100 (9) Số gà con nở ra còn sống (con)

- Lượng thức ăn thu nhận

Hàng ngày vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn cho ăn của mỗi lô thí nghiệm, vào giờ đó ngày hôm sau, vét sạch thức ăn thừa trong máng và cân

lại. Phân tích hàm lượng vật chất khô của thức ăn cho ăn và thức ăn thừa. Lượng thức ăn thu nhận (TATN) được tính theo công thức (10).

LTATN (g/con/ngày) =

LTĂ cho ăn (g) - Lượng TĂ thừa (g)

(10) Số gà trong lô (con)

- Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)

Trong giai đoạn gà đẻ trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng (TTTA/10 trứng) và 10 quả trứng giống (TTTA/10 trứng giống), HQSDTA được tính theo công thức (11) và (12).

HQSDTA (kgTA/10 quả trứng) =

LTATN trong tuần (kg)

x 10 (11) Số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

HQSDTA(kgTA/10 trứng giống) =

LTATN trong tuần (kg)

x 10 (12) Số trứng giống trong tuần (quả)

3.3.2.2. Trên đàn gà thịt thương phẩm - Khối lượng cơ thể gà

Cân khối lượng gà tại các thời điểm 1 ngày tuổi, sau đó mỗi tuần cân 1 lần, cân cho đến 12 tuần tuổi. Hàng tuần, gà được cân cố định vào cùng một thời điểm trước khi cho ăn, cân từng con một, cân bằng cân có độ chính xác ± 0,5g (1 ngày tuổi, 1 - 3 tuần tuổi), ± 10g (4 - 7 tuần tuổi) ± 20g (8 - 12 tuần tuổi).

- Lượng thức ăn thu nhận

Hàng ngày cân lượng thức ăn cho gà ăn và vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng đem cân lại vào thời điểm trước khi cho gà ăn. Phân tích hàm lượng vật chất khô của thức ăn cho ăn và thức ăn thừa để xác định được lượng thức ăn thu nhận hàng ngày tính theo công thức (10).

- Hiệu quả sử dụng thức ăn

Trong chăn nuôi gà thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)