Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 35 - 40)

Phần 3 Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

3.3.2.1. Trên đàn gà giống bố mẹ - Tuổi thành thục sinh dục - Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục của một đàn gia cầm là khoảng thời gian tính từ khi đàn gia cầm nở ra cho đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 5%.

Tuổi đẻ quả trứng đầu, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và đỉnh cao là khoảng thời gian từ khi đàn gia cầm nở ra cho đến khi toàn đàn đạt đẻ quả trứng đầu tiên, khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và đỉnh cao.

- Tỷ lệ đẻ trứng

Hàng ngày đếm chính xác số trứng đẻ ra và số gà ở mỗi lô thí nghiệm. Tỷ lệ đẻ so với mái bình quân được tính theo công thức (1).

Tỷ lệ đẻ (%) = Số trứng đẻ ra (quả) x 100 (1) Số gà có mặt trong tuần (con)

- Năng suất trứng (NST)

Là số trứng đẻ ra trên số mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Năng suất trứng được tính theo công thức (2).

NST (quả/mái/tuần) =

Số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

(2) Số gà trung bình trong tuần (con)

- Khối lượng trứng (g/quả)

Cân trứng qua các tuần tuổi, mỗi tuần cân 3 ngày liên tiếp, cân toàn bộ số trứng đẻ ra. Cân từng quả một, bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,01g.

- Tỷ lệ trứng giống

Hàng ngày đếm chính xác số trứng được chọn làm giống (là số trứng đạt yêu cầu được chọn đưa vào ấp), tỷ lệ trứng giống được tính theo công thức (3):

Tỷ lệ trứng giống (%) =

Số trứng giống được chọn (quả)

x 100 (3) Số trứng đẻ ra (quả)

- Năng suất trứng giống (NSTG)

Là số trứng giống đã được chọn trên số mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Năng suất trứng giống được tính theo công thức (4).

NSTG (quả/mái/tuần) =

Số trứng giống trong tuần (quả)

(4) Số gà trung bình trong tuần (con)

Sau 6 ngày ấp soi trứng sinh học lần 1 để xác định tỷ lệ trứng có phôi. Đếm chính xác số trứng kiểm tra là có phôi. Tỷ lệ trứng có phôi được tính theo công thức (5):

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100 (5) Số trứng đưa vào ấp (quả)

- Tỷ lệ trứng chết phôi

Soi trứng kiểm tra sinh học tại các thời điểm 6, 18 và 21 ngày ấp để xác định phôi chết. Đếm chính xác số trứng chết phôi. Tỷ lệ trứng chết phôi được tính theo công thức (6).

Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = Số trứng chết phôi (quả) x 100 (6) Số trứng ấp (quả)

- Tỷ lệ nở

Đếm chính xác số gà con nở ra sau mỗi đợt ấp. Tỷ lệ nở được tính theo công thức (7).

Tỷ lệ nở (%) =

Số gà con nở ra còn sống (con)

x 100 (7) Số trứng đưa vào ấp (quả)

- Tỷ lệ gà con loại I

Đếm chính xác số gà con nở ra được xếp loại I. Tỷ lệ gà con loại I được tính theo công thức (8) và (9).

Tỷ lệ gà con loại I (%) = Số gà con loại 1 (con) x 100 (8) Số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ gà con loại I (%) =

Số gà con loại 1 (con)

x 100 (9) Số gà con nở ra còn sống (con)

- Lượng thức ăn thu nhận

Hàng ngày vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn cho ăn của mỗi lô thí nghiệm, vào giờ đó ngày hôm sau, vét sạch thức ăn thừa trong máng và cân

lại. Phân tích hàm lượng vật chất khô của thức ăn cho ăn và thức ăn thừa. Lượng thức ăn thu nhận (TATN) được tính theo công thức (10).

LTATN (g/con/ngày) =

LTĂ cho ăn (g) - Lượng TĂ thừa (g)

(10) Số gà trong lô (con)

- Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)

Trong giai đoạn gà đẻ trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng (TTTA/10 trứng) và 10 quả trứng giống (TTTA/10 trứng giống), HQSDTA được tính theo công thức (11) và (12).

HQSDTA (kgTA/10 quả trứng) =

LTATN trong tuần (kg)

x 10 (11) Số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

HQSDTA(kgTA/10 trứng giống) =

LTATN trong tuần (kg)

x 10 (12) Số trứng giống trong tuần (quả)

3.3.2.2. Trên đàn gà thịt thương phẩm - Khối lượng cơ thể gà

Cân khối lượng gà tại các thời điểm 1 ngày tuổi, sau đó mỗi tuần cân 1 lần, cân cho đến 12 tuần tuổi. Hàng tuần, gà được cân cố định vào cùng một thời điểm trước khi cho ăn, cân từng con một, cân bằng cân có độ chính xác ± 0,5g (1 ngày tuổi, 1 - 3 tuần tuổi), ± 10g (4 - 7 tuần tuổi) ± 20g (8 - 12 tuần tuổi).

- Lượng thức ăn thu nhận

Hàng ngày cân lượng thức ăn cho gà ăn và vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng đem cân lại vào thời điểm trước khi cho gà ăn. Phân tích hàm lượng vật chất khô của thức ăn cho ăn và thức ăn thừa để xác định được lượng thức ăn thu nhận hàng ngày tính theo công thức (10).

- Hiệu quả sử dụng thức ăn

Trong chăn nuôi gà thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức (13).

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng =

Lượng thức ăn thu nhận (kg)

x 10 (13) Khối lượng tăng (kg)

- Tỷ lệ nuôi sống

Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi theo cách đếm số gà chết hàng ngày ở các lô thí nghiệm. Tỷ lệ nuôi sống tính theo công thức (14).

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số gà nuôi sống đến cuối kỳ (con)

x 100 (14) Số gà đầu kỳ (con)

- Một số chỉ tiêu năng suất thịt

Kết thúc giai đoạn thí nghiệm của đàn gà nuôi thương phẩm, mỗi lô chọn 5 gà trống và 5 gà mái có khối lượng cơ thể trung bình của đàn để mổ khảo sát năng suất thịt. Tiến hành mổ khảo sát theo phương pháp của Uỷ ban gia cầm, Viên Hàn lâm khoa học Nông nghiệp Đức - dẫn theo Nguyễn Chí Bảo (1978).

+ Khối lượng sống (kg): là khối lượng cơ thể gà đã để đói sau 12-18h, có cho uống nước.

+ Khối lượng thân thịt (kg): là khối lượng cơ thể sau cắt tiết, vặt lông, bỏ nội tạng, cắt bỏ đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlant, cắt bỏ chân ở đoạn giữa khớp khuỷu.

+ Khối lượng cơ đùi là khối lượng cơ đùi trái nhân với 2. + Khối lượng cơ ngực là khối lượng cơ ngực trái nhân với 2.

+ Tỷ lệ thân thịt là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt so với khối lượng sống.

+ Tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng so với khối lượng thân thịt.

Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ cơ đùi, cơ ngực và mỡ bụng được tính theo các công thức (15, 16, 17 và 18).

Tỷ lệ thân thịt (%) =

Khối lượng thân thịt (g)

x 100 (15) Khối lượng sống (g)

Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 x 100 (16) Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ thịt ngực (%) = Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2 x 100 (17) Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g) x 100 (18) Khối lượng thân thịt (g)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)