Năng suất trứng giống của đàn gà mái 23-46 tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 55 - 59)

Trong những tuần đầu, tỷ lệ trứng giống chưa cao. Tỷ lệ trứng giống ở 23 và 24 tuần tuổi là 56,6% và 87,73%. Sở dĩ ở những tuần này, tỷ lệ trứng giống chưa cao là vì số trứng nhỏ, không đủ tiêu chuẩn giống vẫn còn nhiều. Hơn nữa, đàn gà mới vào đẻ nên vẫn còn những quả trứng hình dạng chưa đạt tiêu chuẩn. Tất cả những quả trứng này đều không đảm bảo tiêu chuẩn trứng giống và đã bị loại bán trứng thương phẩm. Ở 25 tuần tuổi, tỷ lệ trứng giống đã tăng cao đạt 93,22%. Những tuần tiếp theo, tỷ lệ trứng giống dao động trong khoảng 94,2 - 98,71%. Tỷ lệ trứng giống trung bình đạt 83,82% trong giai đoạn từ 23 - 46 tuần tuổi.

Năng suất trứng giống của đàn ISA - JA57 phối với trống Hồ ở những tuần đầu khai thác trứng giống tương đối thấp. Năng suất trứng giống chỉ đạt được 0,31 và 2,45 quả/mái/tuần ở tuần 23 và 24. Năng suất trứng giống đạt đỉnh cao ở 26 tuần tuổi là 6,1 quả/mái/tuần. Sau khi đạt đỉnh cao, năng suất trứng giống cũng có xu thế giảm dần như năng suất trứng ở các tuần tiếp theo. Sau khi đạt đỉnh cao ở 26 tuần tuổi, từ tuần tuổi 27 đến tuần tuổi thứ 31, năng suất trứng giống bắt đầu giảm nhẹ xuống dao động từ trong khoảng 5,6 - 5,7 quả/mái/tuần. Từ tuần thứ 32 - 46 tuần tuổi, năng suất trứng giống gà giảm dần và giữ trong khoảng từ 4,53 - 5,56 quả/mái/tuần.

Từ kết quả thu được chúng tôi thấy, năng suất trứng giống có xu thế tỷ lệ thuận với năng suất trứng của đàn gà. Ở những tuần có năng suất trứng cao thì năng suất trứng giống cũng cao và ngược lại. Có thể nói, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng là nền tảng cơ bản để có được năng suất trứng giống cao.

Ở tuần đầu tiên lựa chọn trứng giống (23 tuần tuổi), năng suất trứng giống lũy kế còn rất thấp 0,31 quả/mái. Đến 35 tuần tuổi, năng suất trứng lũy kế là 63,98 quả/mái. Đến 46 tuần tuổi, kết thúc giai đoạn theo dõi, năng suất trứng giống lũy kế đạt cao nhất là 118,9 quả/mái.

Như vậy, gà mái ISA - JA57 được nuôi gà trên lồng, phối trống Hồ thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo rất đảm bảo. Ngoài ra, chuồng lồng có hệ thống thu trứng gà đẻ sau khi đẻ nên trứng đẻ ra không bị thất thoát dẫn đến năng suất trứng giống đạt ở mức cao.

4.1.9. Khối lượng trứng của gà ISA - JA57 phối với trống Hồ

Chỉ tiêu về chất lượng trứng là các chỉ tiêu đặc trưng cho loài. Khối lượng quả trứng không những là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng mà còn là một chỉ tiêu đánh giá sản lượng trứng. Sản lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng sản lượng trứng rất khác nhau. Vì vậy, khối lượng trứng là chỉ tiêu để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009).

Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi và khối lượng gà mái. Trong kỹ thuật lựa chọn trứng ấp, những quả trứng có khối lượng xung quanh khối lượng trứng trung bình của giống luôn có kết quả ấp nở tốt nhất (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009).

Kết quả theo dõi về khối lượng trứng của tổ hợp lai (Hồ × ISA - JA57) trong giai đoạn 21 đến 40 tuần tuổi được thể hiện ở bảng 4.9. Khối lượng của trứng của đàn gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi. Khối lượng trứng ở tuần 21 đạt 46,59g/quả và 58,62g/quả ở tuần 40. Khối lượng trứng trung bình từ 21- 40 tuần tuổi đạt 54,71g.

Đối với các giống gà công nghiệp, khối lượng trứng dao động 50 - 70g tùy theo giống, tuổi của gà. Nguyễn Hữu Thọ (2011) cho biết khối lượng trung bình của trứng gà ISA-JA57 phối với trống Mía là 57,92 g/quả ở 40 tuần tuổi. Khối lượng trung bình của đàn từ 21-40 tuần tuổi là 54,83 g/quả. Phạm Đức Vũ (2012) cho biết khối lượng trung bình của trứng gà ISA - JA57 phối với trống Hồ là 57,58 g/quả ở 40 tuần tuổi. Khối lượng trung bình của đàn từ 21-40 tuần tuổi là 55,96 g/quả. Khối lượng của trứng gà ở 40 tuần tuổi và từ 21-40 tuần tuổi trong nghiên cứu này là tương đương với các tác giả trên.

Bảng 4.9. Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng gà mái ISA - JA57 giai đoạn từ 21-40 tuần tuổi

n = 100

Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ (%) Khối lượng trứng (g/quả)

Mean ± SE Cv (%) 21 0,19 46,59 ± 0,4 1,49 22 0,97 47,21 ± 0,26 0,95 23 7,73 50,01 ± 0,5 1,74 24 39,84 51,51 ± 0,42 1,4 25 75,76 53,32 ± 0,41 1,33 26 87,67 54,63 ± 0,45 1,44 27 83,67 54,87 ± 0,3 0,95 28 83,03 55,24 ± 0,35 1,11 29 82,88 55,5 ± 0,35 1,1 30 83,54 55,63 ± 0,36 1,12 31 82,37 55,98 ± 0,46 1,44 32 80,84 56,19 ± 0,48 1,48 33 82,38 56,47 ± 0,43 1,31 34 81,11 56,76 ± 0,43 1,32 35 80,17 56,84 ± 0,47 1,42 36 79,89 56,92 ± 0,47 1,44 37 77,10 57,01 ± 0,42 1,28 38 77,51 57,21 ± 0,49 1,5 39 76,29 57,82 ± 0,39 1,44 40 75,19 58,62 ± 0,44 1,29 21 - 40 66,90 54,71 ± 0,41 1,32

Theo Nguyễn Văn Duy và cs. (2015), khối lượng trứng trung bình của gà Hồ thuần nuôi trong nông hộ đạt 52,49 g/quả. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt (1991), khối lượng trung bình của trứng gà Leughor là 54 - 60g. Lê Thị Thu Hiền (2001) cho biết khối lượng trung bình của trứng gà Lương Phượng là 54,23g. Như vậy, Các kết quả trên đều cho thấy khối lượng trứng của gà đàn trong nghiên cứu này nằm trong biên độ của đàn gia cầm nuôi ở Việt Nam.

4.1.10. Hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà thí nghiệm từ 23 - 46 tuần tuổi

Trong giai đoạn đẻ trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và 10 quả trứng giống. Hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà mái ISA - JA57 được chúng tôi trình bày ở bảng 4.10 và đồ thị 4.4.

Bảng 4.10. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà ISA - JA57 trong giai đoạn đẻ trứng từ 23 - 46 tuần

Tuần tuổi Tỉ lệ đẻ (%)

Hiệu quả sử dụng thức ăn

Kg TA/10 quả trứng Kg TA/10 quả trứng giống

23 7,73 8,71 15,39 24 39,84 2,2 2,51 25 75,76 1,54 1,66 26 87,67 1,31 1,33 27 83,67 1,25 1,29 28 83,03 1,29 1,33 29 82,88 1,32 1,34 30 83,54 1,34 1,39 31 82,37 1,35 1,4 32 80,84 1,41 1,46 33 82,38 1,36 1,41 34 81,11 1,41 1,47 35 80,17 1,4 1,44 36 79,89 1,38 1,43 37 77,10 1,38 1,45 38 77,51 1,34 1,40 39 76,29 1,41 1,48 40 75,19 1,41 1,48 41 73,63 1,45 1,5 42 73,2 1,46 1,52 43 73,57 1,46 1,51 44 72,73 1,48 1,53 45 70,78 1,48 1,55 46 68,69 1,51 1,63 23 - 46 73,73 1,74 2,08

Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng hay 10 quả trứng giống tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đẻ. Khi đàn gà bắt đầu vào đẻ thì tỷ lệ đẻ còn thấp nên tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng còn rất cao, nhưng khi tỷ lệ đẻ tăng lên thì tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng bắt đầu giảm xuống. Ở tuần tuổi 23 tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và 10 quả trứng giống lần lượt là 8,71kg và 15,39kg thức ăn. Ở các tuần tiếp theo do tỷ lệ đẻ của đàn gà tăng nhanh nên lượng thức ăn thu nhận của mỗi gà mái cũng tăng nhanh, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng hay10 quả trứng

giống giảm xuống nhanh chóng. Ở tuần tuổi 26, 27 khi tỷ lệ đẻ đạt 87,67% và 83,67% nên lượng thức ăn cho 10 quả trứng và 10 quả trứng giống là thấp nhất (1,31kg và 1,33kg) và (1,25kg và 1,29kg). Sau đó, tỷ lệ đẻ giảm thì tiêu tốn thức ăn lại tăng dần lên qua các tuần, đến tuần 39 tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng là 1,41kg, để sản xuất ra 10 quả trứng giống là 1,48kg thức ăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 55 - 59)