Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 33)

3.3.1. Vật liệu nghiên cứu

a. Đối với đàn gà giống bố mẹ:

Đàn gà giống gồm: Đàn trống hồ (900 con) và đàn mái ISA - JA57 (4000 con) được nuôi riêng trên lồng, kiểu chuồng khép kín, nuôi theo phương thức công

nghiệp. Gà trống được khai thác đến tuổi thành thục được huấn luyện và khai thác tinh sau 19 tuần; Gà mái được phối giống theo hình thức thụ tinh nhân tạo.

Chuồng có hệ thống đèn sưởi ấm và hệ thống rèm che, quạt hút và hệ thống dàn mát. Bao quanh trại có hệ thống tường bao trên có lưới thép gai.

Hệ thống máng ăn, núm uống được điều khiển tự động, có hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo đủ lượng ánh sáng cho đàn gà.

Khẩu phần ăn: trong giai đoạn hậu bị, căn cứ vào khối lượng của gà mái mà thức ăn được điều chỉnh mức tăng khẩu phần, đồng thời bố trí thức ăn cho gà trống, gà mái riêng.

Đàn gà theo dõi được nuôi dưỡng và chăm sóc vệ sinh thú y theo quy trình nuôi gà giống bố mẹ của Công ty TNHH MTV gà giống DABACO.

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà giai đoạn gà hậu bị (trước 20 tuần tuổi): Trong giai đoạn gà được ăn hạn chế nhằm tránh tích luỹ mỡ sớm ảnh hưởng đến sức đẻ trứng sau này.

Để có dần gà tương đối đồng đều về khối lượng cơ thể (là yêu cầu hết sức quan trọng đối với gà hậu bị) hàng tuần cân 10% số gà có mặt, so sánh khối lượng trung bình thu được với khối lượng chuẩn của gà ở tuần tuổi tương ứng. Nêú khối lượng bình quân bằng khối lượng chuẩn + 10% thì tăng lượng thức ăn một cách bình thường như bảng hướng dẫn. Nếu khối lượng bình quân > khối lượng chuẩn thì vẫn giữ nguyên lượng thức ăn. Nếu khối lượng bình quân < khối lượng chuẩn thì tăng từ từ lượng thức ăn để sao cho bắt kịp khối lượng chuẩn sau một vài tuần.

Hạn chế nước uống, mục đích: làm diều đỡ căng to gà đi lại nặng nề, làm cho nền chuống đỡ ẩm ướt. Sau khi gà ăn hết thức ăn thời gian uống nước chỉ kéo dài trong 1 giờ. Những ngày thời tiết nóng không hạn chế nước uống. Sau khi gà đẻ 5% thì phải chuyển sang cho uống nước tự do.

Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc giai đoạn gà đẻ:

Tỷ lệ bình quân và khối lượng cơ thể của gà là yếu tố cơ bản để quyết định lượng thức ăn hàng ngày.

Gà mái được ăn tăng dần theo tỷ lệ đẻ. Sau khi đạt đỉnh cao về sức đẻ thì giảm dần lượng thức ăn (có thể giảm từ 0.5 -1 gam /con/ ngày mỗi tuần, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến khối lượng trứng và thể trọng để diều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý).

Định kỳ cho gà uống vitamin A,D,E 2 lần/tuần theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Định kỳ loại thải những gà mái không đẻ hoặc kém đẻ.

b. Đối với đàn gà thương phẩm:

1000 gà F1 thương phẩm (Hồ × ISA - JA57) được chọn nuôi thí nghiệm từ lúc 1 ngày tuổi là gà loại 1, khối lượng trung bình của giống. Số lượng gà được chia thành 2 lô đảm bảo đồng đều về giới tính và khối lượng, mỗi lô là 500 con.

Gà thịt thương phẩm được nuôi theo phương thức công nghiệp, kiểu chuồng hở và nuôi trên nền đệm lót. Đàn gà thí nghiệm được nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh theo quy trình nuôi gà thịt thương phẩm của Công ty TNHH một thành viên gà giống DABACO.

Cách chăm sóc gà thịt từ 4 tuần tuổi đến khi xuất chuồng:

Nuôi gà trong giai đoạn này nên nhốt với mật độ 7 - 8 con/m2. Chuồng phải thật thông thoáng.

Trong giai đoạn này việc cho gà ăn phải tuỳ thuộc vào thời tiết. Nếu trời mát có thể cho gà ăn tối đa cả ngày. Nếu trời nóng, nhất là buổi trưa không nên cho gà ăn để phòng gà bị chết nóng. Cho gà ăn vào nóng trời mát như sáng sớm, chiều tối hoặc ban đêm.

Cần chú ý tới vật liệu lót nền tránh ẩm ướt nhằm giảm các vấn đề sau: + Cầu trùng viêm ruột hoặc ký sinh trùng.

+ Bàn chân và chân bị viêm, nhiễm trùng.

+ Mùi NH3 (Amoniac) làm hỏng phế quản, nang khí và làm cho gà bị viêm mắt.

Nếu phát hiện gà ốm, nhanh chóng cho gà cách ly.

Hàng ngày phải làm vệ sinh máng ăn, máng uống, không để thức ăn dư thừa lên nấm mốc.

Thường xuyên kiểm tra nước uống, đảm bảo cho gà luôn đủ nước uống.

3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

3.3.2.1. Trên đàn gà giống bố mẹ - Tuổi thành thục sinh dục - Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục của một đàn gia cầm là khoảng thời gian tính từ khi đàn gia cầm nở ra cho đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 5%.

Tuổi đẻ quả trứng đầu, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và đỉnh cao là khoảng thời gian từ khi đàn gia cầm nở ra cho đến khi toàn đàn đạt đẻ quả trứng đầu tiên, khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và đỉnh cao.

- Tỷ lệ đẻ trứng

Hàng ngày đếm chính xác số trứng đẻ ra và số gà ở mỗi lô thí nghiệm. Tỷ lệ đẻ so với mái bình quân được tính theo công thức (1).

Tỷ lệ đẻ (%) = Số trứng đẻ ra (quả) x 100 (1) Số gà có mặt trong tuần (con)

- Năng suất trứng (NST)

Là số trứng đẻ ra trên số mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Năng suất trứng được tính theo công thức (2).

NST (quả/mái/tuần) =

Số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

(2) Số gà trung bình trong tuần (con)

- Khối lượng trứng (g/quả)

Cân trứng qua các tuần tuổi, mỗi tuần cân 3 ngày liên tiếp, cân toàn bộ số trứng đẻ ra. Cân từng quả một, bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,01g.

- Tỷ lệ trứng giống

Hàng ngày đếm chính xác số trứng được chọn làm giống (là số trứng đạt yêu cầu được chọn đưa vào ấp), tỷ lệ trứng giống được tính theo công thức (3):

Tỷ lệ trứng giống (%) =

Số trứng giống được chọn (quả)

x 100 (3) Số trứng đẻ ra (quả)

- Năng suất trứng giống (NSTG)

Là số trứng giống đã được chọn trên số mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Năng suất trứng giống được tính theo công thức (4).

NSTG (quả/mái/tuần) =

Số trứng giống trong tuần (quả)

(4) Số gà trung bình trong tuần (con)

Sau 6 ngày ấp soi trứng sinh học lần 1 để xác định tỷ lệ trứng có phôi. Đếm chính xác số trứng kiểm tra là có phôi. Tỷ lệ trứng có phôi được tính theo công thức (5):

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100 (5) Số trứng đưa vào ấp (quả)

- Tỷ lệ trứng chết phôi

Soi trứng kiểm tra sinh học tại các thời điểm 6, 18 và 21 ngày ấp để xác định phôi chết. Đếm chính xác số trứng chết phôi. Tỷ lệ trứng chết phôi được tính theo công thức (6).

Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = Số trứng chết phôi (quả) x 100 (6) Số trứng ấp (quả)

- Tỷ lệ nở

Đếm chính xác số gà con nở ra sau mỗi đợt ấp. Tỷ lệ nở được tính theo công thức (7).

Tỷ lệ nở (%) =

Số gà con nở ra còn sống (con)

x 100 (7) Số trứng đưa vào ấp (quả)

- Tỷ lệ gà con loại I

Đếm chính xác số gà con nở ra được xếp loại I. Tỷ lệ gà con loại I được tính theo công thức (8) và (9).

Tỷ lệ gà con loại I (%) = Số gà con loại 1 (con) x 100 (8) Số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ gà con loại I (%) =

Số gà con loại 1 (con)

x 100 (9) Số gà con nở ra còn sống (con)

- Lượng thức ăn thu nhận

Hàng ngày vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn cho ăn của mỗi lô thí nghiệm, vào giờ đó ngày hôm sau, vét sạch thức ăn thừa trong máng và cân

lại. Phân tích hàm lượng vật chất khô của thức ăn cho ăn và thức ăn thừa. Lượng thức ăn thu nhận (TATN) được tính theo công thức (10).

LTATN (g/con/ngày) =

LTĂ cho ăn (g) - Lượng TĂ thừa (g)

(10) Số gà trong lô (con)

- Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)

Trong giai đoạn gà đẻ trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng (TTTA/10 trứng) và 10 quả trứng giống (TTTA/10 trứng giống), HQSDTA được tính theo công thức (11) và (12).

HQSDTA (kgTA/10 quả trứng) =

LTATN trong tuần (kg)

x 10 (11) Số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

HQSDTA(kgTA/10 trứng giống) =

LTATN trong tuần (kg)

x 10 (12) Số trứng giống trong tuần (quả)

3.3.2.2. Trên đàn gà thịt thương phẩm - Khối lượng cơ thể gà

Cân khối lượng gà tại các thời điểm 1 ngày tuổi, sau đó mỗi tuần cân 1 lần, cân cho đến 12 tuần tuổi. Hàng tuần, gà được cân cố định vào cùng một thời điểm trước khi cho ăn, cân từng con một, cân bằng cân có độ chính xác ± 0,5g (1 ngày tuổi, 1 - 3 tuần tuổi), ± 10g (4 - 7 tuần tuổi) ± 20g (8 - 12 tuần tuổi).

- Lượng thức ăn thu nhận

Hàng ngày cân lượng thức ăn cho gà ăn và vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng đem cân lại vào thời điểm trước khi cho gà ăn. Phân tích hàm lượng vật chất khô của thức ăn cho ăn và thức ăn thừa để xác định được lượng thức ăn thu nhận hàng ngày tính theo công thức (10).

- Hiệu quả sử dụng thức ăn

Trong chăn nuôi gà thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức (13).

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng =

Lượng thức ăn thu nhận (kg)

x 10 (13) Khối lượng tăng (kg)

- Tỷ lệ nuôi sống

Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi theo cách đếm số gà chết hàng ngày ở các lô thí nghiệm. Tỷ lệ nuôi sống tính theo công thức (14).

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số gà nuôi sống đến cuối kỳ (con)

x 100 (14) Số gà đầu kỳ (con)

- Một số chỉ tiêu năng suất thịt

Kết thúc giai đoạn thí nghiệm của đàn gà nuôi thương phẩm, mỗi lô chọn 5 gà trống và 5 gà mái có khối lượng cơ thể trung bình của đàn để mổ khảo sát năng suất thịt. Tiến hành mổ khảo sát theo phương pháp của Uỷ ban gia cầm, Viên Hàn lâm khoa học Nông nghiệp Đức - dẫn theo Nguyễn Chí Bảo (1978).

+ Khối lượng sống (kg): là khối lượng cơ thể gà đã để đói sau 12-18h, có cho uống nước.

+ Khối lượng thân thịt (kg): là khối lượng cơ thể sau cắt tiết, vặt lông, bỏ nội tạng, cắt bỏ đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlant, cắt bỏ chân ở đoạn giữa khớp khuỷu.

+ Khối lượng cơ đùi là khối lượng cơ đùi trái nhân với 2. + Khối lượng cơ ngực là khối lượng cơ ngực trái nhân với 2.

+ Tỷ lệ thân thịt là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt so với khối lượng sống.

+ Tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng so với khối lượng thân thịt.

Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ cơ đùi, cơ ngực và mỡ bụng được tính theo các công thức (15, 16, 17 và 18).

Tỷ lệ thân thịt (%) =

Khối lượng thân thịt (g)

x 100 (15) Khối lượng sống (g)

Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 x 100 (16) Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ thịt ngực (%) = Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2 x 100 (17) Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g) x 100 (18) Khối lượng thân thịt (g)

3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Ecxell 2010 và và phần mềm Minitab16.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ TRÊN ĐÀN GÀ BỐ MẸ

4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ thí nghiệm từ 1 - 19 tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà trống Hồ và mái ISA - JA57 trong giai đoạn gà con và gà hậu bị được trình bày trong bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà trống Hồ và gà mái ISA - JA57 theo tuần tuổi đạt ở cao (từ 94,68-100% đối với gà trống Hồ và từ 97,81-99,97% đối với gà mái ISA - JA57). Tỷ lệ nuôi sống trong cả kỳ từ 1 - 19 tuần tuổi của gà mái ISA - JA57 là cao hơn so với gà trống Hồ (94,30 và 93,05 % tương ứng).

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà mái ISA - JA57 từ 1-19 tuần tuổi đạt 94,58% (Nguyễn Ngọc Dụng, 2000), 95,34 % (Phạm Đức Vũ, 2012). Như vậy, chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống từ 1-19 tuần tuổi trong nghiên cứu này là tương đương với kết quả công bố của các tác giả nêu trên.

Tỷ lệ nuôi sống cả kỳ từ 1-19 tuần tuổi của gà trống Hồ trong nghiên cứu này có phần cao hơn so số liệu công bố (76,32 % giai đoạn từ 1-20 tuần tuổi) của Nguyễn Chí Thành và cs. (2009), tỷ lệ nuôi sống cả kỳ từ 1-20 tuần tuổi của gà Hồ đạt 76,32 %. Hồ Xuân Tùng và cs. (2009) cho biết tỷ lệ nuôi sống đạt 75,3% giai đoạn từ 1-20 tuần tuổi). Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lưu (2006) cho biết tỷ lệ này đạt 84,38 % cho giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi. Như vậy, tỷ lệ nuôi sống gà trống Hồ trong nghiên cứu này cao hơn so với các tác giả nêu trên. Điều này có thể được giải thích là gà thí nghiệm trong nghiên cứu này được nuôi nhốt trên lồng nên dễ dàng cho việc quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng.

Có thể nói, gà trống Hồ và gà mái ISA - JA57 đã thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng bằng phương thức nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh của Công ty TNHH một thành viên gà giống DABACO.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống đàn gà bố mẹ thí nghiệm giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi Đơn vị tính: %

Tuần tuổi Gà trống Hồ

(n = 900)

Gà mái ISA - JA57 (n = 4000) 1 99,11 99,28 2 99,21 99,97 3 99,1 99,34 4 99,43 99,51 5 99,77 98,69 6 99,66 99,95 7 100 99,71 8 99,77 98,55 9 96,07 99,95 10 99,76 99,89 11 99,88 99,61 12 99,88 99,84 13 98,64 99,65 14 98,76 99,84 15 99,51 99,89 16 99,63 99,97 17 99,14 99,72 18 94,68 97,81 19 98,04 99,89 1 - 19 93,05 94,30

4.1.2. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm từ 1 - 19 tuần tuổi

Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể của đàn gà trống Hồ và mái ISA - JA57 từ 1 - 19 tuần tuổi được trình bày trong bảng 4.2. Khối lượng của từng giống của gà giống bố mẹ tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của gà. Ở các tuần tuổi khối lượng gà thí nghiệm có sự chênh lệch ít nhiều so với khối lượng chuẩn.

Khối lượng gà trống Hồ nuôi thí nghiệm ở tuần 1 là cao hơn và tăng 18% so với tiêu chuẩn so với chuẩn (59g so với 50g/con). Tuần thứ 2, tăng 6,6% so với tiêu chuẩn và giảm hai tuần kế tiếp là tuần 3 giảm 2,1% và tuần 4 khối lượng giảm rõ rệt 7,6%. Sự giảm của tuần 4 là vượt quá mức cho phép (mức cho phép ≤5%). Nguyên nhân khối lượng đàn gà không đạt so với tiêu chuẩn ở 2 tuần liên tiếp là gà bị nhiễm cầu trùng. Sau khi điều trị khỏi bệnh cầu trùng, bước sang tuần 5 khối lượng gà thí nghiệm là 390g tương đương với tiêu chuẩn 390g. Khối lượng trung

bình của gà trống liên tục tăng và cao hơn so với tiêu chuẩn từ tuần 6 đế tuần 9 (1,2 đến 40%). Đặc biệt khối lượng tăng mạnh nhất ở tuần 9 khối lượng thực tế 1050g, khối lượng chuẩn 750g (tăng 40 %). Từ tuần thứ 10 trở đi, khối lượng gà thực tế tăng hơn so với tiêu chuẩn nhưng không nhiều dao động từ 0,6 đến 20,4%. Từ tuần thứ 17 khối lượng bắt đầu có xu hướng tăng chậm hơn, điều này có thể là do gà trống Hồ đã chuẩn bị chuẩn sang giai đoạn gà hậu bị nên lượng thức ăn bị khống chế nên tuần 19 khối lượng trung bình thực tế 2264g cao hơn 0,62% so với khối lượng chuẩn 2250g.

Khối lượng của đàn gà mái ISA - JA57 từ tuần 1 đến tuần 5 giảm từ 8,4 đến 23,9 % so với tiêu chuẩn. Điều này là do gà trong những tuần đầu chưa thích nghi được với điều kiện chăn nuôi, thức ăn và đặc biệt gà mắc bệnh cầu trùng nên khối lượng đạt được không như kế hoạch đề ra của công ty. Sau đó gà được điều trị khỏi bệnh và khối lượng gà thí nghiệm hàng tuần thường cao hơn so với tiêu chuẩn.

Bảng 4.2. Khối lượng đàn gà bố mẹ thí nghiệm giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)